Về phía các cơ quan chức năng

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng kiểm toán nội bộ tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh tiên sơn (Trang 89 - 92)

VIỆT NAM CHI NHÁNH TIÊN SƠN

3.3.4.Về phía các cơ quan chức năng

3.3.4.1.Từ Ngân hàng Nhà nước

Do kiểm toán mới được áp dụng ở Việt Nam nên nhiều khái niệm chưa được hiểu rõ như khái niệm kiểm toán, khái niệm KTNB, khái niệm kiểm soát nội bộ. Ví dụ như không phân biêt rõ giữa kiểm tra và KTNB, KTNB và kiểm soát nội bộ. Một số quan điểm cho rằng kiểm toán chỉ đơn thuần là kiểm toán báo cáo tài chính, chứ không bao gồm kiểm toán hoạt động và kiểm toán tuân thủ. Một số người lại nhầm lẫn giữa KTNB và kiểm soát nội bộ, không biết rằng kiểm soát nội bộ được gắn với quá trình hoạt động và kinh doanh và do chính các cán bộ nghiệp vụ thực hiện. Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước nên xây dựng các văn bản giải thích về kiểm toán, kiếm soát nội bộvà KTNB, bên cạnh đó cần quan tâm đến việc tuyên truyền, phổ biến rộng rãi để các cán bộ ngân hàng có cách hiểu thống nhất và việc triển khai thực hiện được thuận lợi. Ngân hàng Nhà nước nên hệ thống hóa các tài liệu về kiểm toán nhất là KTNB ngân hàng.

+ Hoạt động ngân hàng chứa đựng nhiều rủi ro, nhưng hiện nay Ngân hàng Nhà nước chưa có quy chế về công tác rủi ro trong ngân hàng thương mại, chỉ có các quy định về giới hạn an toàn vốn đối với các tổ chức tín dụng. Vậy Ngân hàng Nhà nước nên ban hành quy chế về công tác quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh để đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng.

+ Điều 32 quy chế KTNB ban hành kèm theo Quyết định số 37/2000 của Ngân hàng Nhà nước quy định: “ Trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày quy chế này có hiệu lực thi hành, các tổ chức tín dụng phải thành lập bộ phận KTNB” và Điều 7 quy định bộ máy của KTNB được tổ chức thành hệ thống thống nhất theo ngành dọc, trực thuộc và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban kiểm soát.

+ Khoản 1 Điều 8 Quy chế kiểm tra, kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 36 của Ngân hàng Nhà nước quy định tùy theo quy mô, mức độ, phạm vi và đặc thù hoạt đông của mình, tổ chức tín

dụng tự xem xét , quyết định thành lập bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ chuyên trách, chịu sự điều hành trực tiếp của Tổng giám đốc (Giám đốc). Khoản 2 Điều 8 quy định trách nhiệm của bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ chuyên trách là “ kiểm tra, giám sát việc tuân thủ quy định của pháp luật và các quy chế, quy trình nghiệp vụ, quy định nội bộ của tổ chức tín dụng; giúp Tổng giám đốc thực hiện việc tự kiểm tra để tổng hợp, rà soát, đánh giá tính hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm tra, kiếm soát nội bộ nhằm phát hiện, ngăn ngừa và kịp thời kiến nghị xử lý những tồn tại, sai phạm trong mọi hoạt động nghiệp vụ, hoàn thiện hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ”.

Việc Ngân hàng Nhà nước để “mở” cho các tổ chức tín dụng tự quyết định mô hình cho phù hợp với điều kiện, khả năng thực tế là cần thiết. Tuy nhiên, bản thâm KTNB đã có chức năng kiểm tra tính tuân thủ, tính phù hợp, tính hiệu quả và hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ trong tổ chức tin dụng. Việc tồn tại cả hai hệ thống chuyên trách đó là hệ thống KTNB và hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ sẽ dẫn đến sự chồng chéo trong hoạt động, gây lãng phí nguồn lực và kém hiệu quả.

Chính vì vậy trong quá trình thực hiện, các tổ chức tín dụng chưa định hình rõ mô hình hoạt động của KTNB cũng như việc ban hành quy chế KTNB, mặc dù Quyết định số 37 quy đinh trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày quy chế có hiệu lực các tổ chức tín dụng phải thành lập bộ phận KTNB, xây dựng, ban hành và gửi quy chế nội bộ về KTNB cho Ngân hàng Nhà nước.

Như phân tích ở trên, Ngân hàng Nhà nước cần nghiên cứu về mô hình tổ chức của bộ máy KTNB chuyên trách sao cho phù hợp với điều kiên cụ thể, vừa phù hợp với thông lệ quốc tế. Ngân hàng Nhà nước nên đưa ra một lộ trình cụ thể khoảng 2 đến 3 năm để các ngân hàng thương mại có đủ thời gian xây dựng hệ thống KTNB chuyên nghiệp, đủ mạnh đảm bảo thực hiện tốt mọi chức năng và nhiệm vụ của KTNB. Khi đủ điều kiện, các ngân hàng thương

mại phai thiết lập mô hình tổ chức hệ thông kiểm tra, kiểm soát, KTNB phù hợp với thông lệ quốc tế, không còn bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ chuyên trách.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng kiểm toán nội bộ tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh tiên sơn (Trang 89 - 92)