Phương pháp kiểm toán nội bộ

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng kiểm toán nội bộ tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh tiên sơn (Trang 83 - 86)

VIỆT NAM CHI NHÁNH TIÊN SƠN

3.2.4.2.Phương pháp kiểm toán nội bộ

* Phải kết hợp giữa kiểm toán tuân thủ và kiểm toán báo cáo tài chính để đánh giá hoạt động của Ngân hàng.

- Kiểm toán viên phải xem xét quá trình hoạt động của đơn vị.

- Phải kiểm tra tính tuân thủ pháp luật, chính sách, chế độ tài chính, kế toán, chế độ quản lý của Nhà nước.

quy chế của Hội đồng quản trị, của Ban tổng giám đốc.

- Kiểm tra sự chấp hành các nguyên tắc, các chính sách , các chuẩn mực kế toán từ khâu lập chứng từ, vận dụng hệ thống tài khoản, ghi sổ kế toán, tổng hợp thông tin để trình bày báo cáo tài chính.

- Kiểm tra và xác nhận tính kịp thời, đầy đủ, khách quan và tin cậy của báo cáo tài chính.

* Để đánh giá hoạt động tổng quát tình hình kinh doanh, Ngân hàng TMCP Công thương việt nam chi nhánh tiên sơn nên áp dụng hình thức KTNB:

- Kiểm toán cơ chế: Để kiểm toán cơ chế, kiểm toán viên cần xuất phát từ các quy định của pháp luật và qui định nội bộ của Ngân hàng và kiểm tra xem việc thự hiện nhiệm vụ, tổ chức thực hiện nhiệm vụ như thế nào, tính hiệu lực của các quy định vfa quy trình hoạt động. Cách thức thực hiện là:

+ Xác định trình trạng lý tưởng cần đạt được: Ví dụ như kiểm toán viên tìm hiểu xem cơ chế phòng ngừa rủi ro, cơ chế đảm bảo hoạt động của Ngân hàng có hoạt đông tốt hay không. Kiểm toán viên phải hình dung được thế nào là cơ chế có hiệu quả. Thành phần quan trọng nhất của cơ chế này là phải có sự phân tích chức năng

+ Ghi nhận hệ thống hiện có

+ So sánh tình trạng lý tưởng cần đạt được với hệ thống hiện có: Tình trạng thực tế mà mình kiểm tra có phù hợp với chuẩn mực mình đề ra hay không. Phân tích những điểm khác biệt của cả hai tình trạng, đánh giá tình trạng thực tế như hiện nay có phù hợp không.

- Kiểm toán chức năng: Là kiểm toán xem trong thực tế việc chấp hành các quy định của các văn bản đang có hiệu lực có được thực hiện hay không. Nó ghi nhận công việc trong thực tế xảy ra như thế nào, có đúng không. Nó so sánh công việc thực tế với yêu cầu đặt ra. Kiểm toán viên cần kiểm tra

việc chấp hành các quy định, nguyên tắc. Cách thức thực hiện: + Xác định qui định hiện có (Yêu cầu)

+ Ghi nhận các công việc trong thực tế(thực trạng) + Đối chiếu yêu cầu – thực trạng

+ Phân tích cả hai tình trạng và đánh giá tình trạng thực tế có đúng với quy định không

+ Kiểm tra việc chấp hành các quy định

Để kiểm toán chức năng, kiểm toán viên phải vận dụng các bước như phỏng vấn cán bộ nghiệp vụ, vẽ sơ đồ hoạt động, chọn mẫu để kiểm tra.

- Kiểm toán hệ thống: Có các bước cơ bản

+ Khảo sát hệ thống là khảo sát một quy trình nghiệp vụ từ đầu đến cuối. + Xác nhận hệ thống: yêu cầu đơn vị được kiểm toán phải cung cấp tài liệu của một trường hợp giao dịch đặc trưng.

+ Phân tích hệ thống: Phân tích rủi ro phát sinh trong quá trình với những đặc điểm riêng của chúng và phải khẳng định xem liệu có thể hạn chế bớt những rủi ro này bằng cách tiến hành các hoạt động kiểm tra thích hợp hay không. Ngoài ra kiểm toán viên cũng phải tiến hành đánh giá hiệu quả chung của quá trình.

Các tiêu chí để đánh giá hệ thống: Cơ chế kiểm tra nội bộ được coi là thực hiện được mục tiêu nếu bảo đảm được :1- Xử lý đầy đủ; 2- Xử lý chính xác; 3- Xử lý kịp thời; 4- Xử lý đúng thẩm quyền.

+ Đánh giá hệ thống: Kiểm toán viên đánh giá hệ thống có tuân thủ các nguyên tắc không.

+ Báo cáo: Sau khi kết thức đợt kiểm toán phải lập báo cáo bằng văn bản. Kiểm toán hệ thống sẽ cho ta cái nhìn tổng thể về hoạt động của Ngân hàng, hiểu được những nguyên tắc tổ chức cơ bản và đánh giá được trình độ quản lý của Ngân hàng.

Để đánh giá được chất lượng KTNB, đòi hỏi Khối KTNB Ngân hàng TMCP Công thương việt nam chi nhánh từ sơn phải xây dựng và ban hành chuẩn mực liên quan đến cơ cấu KTNB và kiểm toán viên nội bộ.

- KTNB phải đảm bảo được rằng trình độ chuyên môn và trình độ học vấn của các kiểm toán viên nội bộ phù hợp với cuộc kiểm toán phải thực hiện.

- KTNB phải có kiến thức, các kỹ năng và chuyên môn cần thiết để thục hiện các trách nhiệm kiểm toán của mình.

- KTNB phải đảm bảo được rằng các cuộc kiểm toán được giám sát một cách đúng đắn.

- Kiểm toán viên nội bộ phải tuân thủ các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp. - Kiểm toán viên nội bộ phải có kiến thức, các kỹ năng và chuyên môn cần thiết đối với việc thực hiện các cuộc kiểm toán.

- Kiểm toán viên nội bộ phải có các kỹ năng giao tiếp và trao đổi với mọi người.

- Kiểm toán viên nội bộ phải duy trì trình độ chuyên môn của mình bằng cách tiếp tục học vấn.

- Kiểm toán viên nội bộ phải có mối quan tâm nghề nghiệp trong khi thực hiện các cuộc kiểm toán. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng kiểm toán nội bộ tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh tiên sơn (Trang 83 - 86)