Về phía Ngân hàng TMCPCông thương Việt Nam chi nhánh Tiên Sơn

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng kiểm toán nội bộ tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh tiên sơn (Trang 88 - 89)

VIỆT NAM CHI NHÁNH TIÊN SƠN

3.3.2.Về phía Ngân hàng TMCPCông thương Việt Nam chi nhánh Tiên Sơn

Nam chi nhánh Tiên Sơn

Để KTNB có vị thế phù hợp với chức năng nhiệm vụ, đảm bảo tính độc lập và phát huy hiệu quả, nâng cao chất lượng, KTNB nên là một bộ phận chuyên trách không trực thuộc Ban điều hành, Luật các tổ chức tín dụng nên quy định theo hướng sau:

+ Phương án 1: Quy định tổ chức tín dụng phải thành lập ủy ban kiểm toán trực thuộc Hội đồng quản trị. Như vậy, Hội đồng quản trị sẽ có Ban kiểm soát với nhiệm vụ giám sát việc thực hiện các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị, ủy ban kiểm toán với nhiệm vụ thực hiện chức năng KTNB.

+ Phương án 2: Đối với những tổ chức tín dụng có quy mô lớn thì tổ chức tín dụng có thể thành lập ủy ban kiểm toán trực thuộc Hội đồng quản trị và không có Ban kiểm soát. Chức năng nhiệm vụ của Ban kiểm soát trước đây sẽ thuộc ủy ban kiểm toán, Như vậy sẽ không bị chồng chéo trong hoạt

động do tồn tại cả ủy ban kiểm toán và Ban kiểm soát.

Ủy ban kiểm toán với chức năng và nhiệm vụ sẽ gần giống như Ban kiểm soát trước đây, tức là được Hội đồng quản trị ủy quyền để thực hiện chức năng giám sát của Hội đồng quản trị theo Luật các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên ủy ban kiểm toán sẽ có thẩm quyền và nhiệm vụ lớn hơn Ban kiểm soát trước đây và nó có một công cụ thực sự để thực hiện nhiệm vụ của nó là Ban KTNB.

Với tư cách là công cụ của ủy ban kiểm toán, Ban KTNB phải hoàn toàn độc lập, khách quan và chủ động trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình. Nhiệm vụ chủ yếu của Ban KTNB là phải xem xét và đánh giá được tính hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ, từ đó có những đề xuất, kiến nghị với Hội đồng quản trị, Ban điều hành và các cấp quản lý ngân hàng để nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ nói riêng của ngân hàng nói chung.

3.3.3.Về phía kiểm toán viên nội bộ

Theo quy chế KTNB các tổ chức tín dụng thì tiêu chuẩn của người làm công tác KTNB đã bao hàm tất cả những điều kiện cần thiết của người hành nghề KTNB như về phẩm chất, kiến thức về pháp luật, kinh doanh, có bằng cử nhân, có khả năng thu thập và phân tích thông tin, có kiến thức và kỹ năng về KTNB. Hiện nay tại một số tổ chức tín dụng có tình trạng bổ nhiệm những người chưa đào tạo về KTNB làm lãnh đạo bộ phận KTNB, như vậy bản thân người lãnh đạo KTNB không có kiến thức chuyên sâu về kiểm toán, kỹ năng hành nghề KTNB thì sẽ khó cho công tác chỉ đạo, điều hành bộ phận KTNB đạt hiệu quả. Vì vậy, qui chế KTNB các tổ chức tín dụng nên qui định đối với các chức danh như Trưởng bộ phận (phòng, khối) KTNB, phó trưởng bộ phận (phòng, khối) bắt buộc phải qua đào tạo về KTNB và có chứng chỉ về kiểm toán do Bộ tài chính cấp.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng kiểm toán nội bộ tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh tiên sơn (Trang 88 - 89)