0
Tải bản đầy đủ (.doc) (97 trang)

Quy trình, phương pháp kiểm toán

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH TIÊN SƠN (Trang 36 -39 )

Hoạt động ngân hàng có tính chất rủi ro rất lớn, KTNB biết vận dụng quy trình và phương pháp kiểm toán đúng đắn và có khoa học sẽ đóng góp một phần không nhỏ trong việc mang lại hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng.

- Khi tiến hành kiểm toán, quy trình kiểm toán rất quan trọng. Bộ phận KTNB lập kế hoạch kiểm toán không cụ thể thì không biết được nội dung, phạm vi kiểm toán sẽ dẫn đến việc thu thập tài liệu không đầy đủ kịp thời, từ đó đưa ra những kết luận, nhận xét chưa đúng với thực trạng của đơn vị đó.

- Công việc của kiểm toán không chỉ dựa trên những hoá đơn chứng từ và tài liệu có sẵn, xét đoán chủ quan mà phải biết nghiên cứu, phân tích, đánh giá để xác định nội dung, phạm vi, quy mô và thời gian vận dụng các phương pháp kiểm toán cơ bản nhưng phải có sự liên kết với kiểm toán tuân thủ lúc đó đánh giá được mức độ rủi ro để đề xuất đưa ra được những ý kiến đáng tin cậy.

1.3.4.5. Chuẩn mực kiểm toán nội bộ

Yếu tố này ảnh hưởng lớn đến chất lượng KTNB, các kiểm toán viên nội bộ không được đào tạo đúng chuyên ngành, không có đạo đức nghề nghiệp có nghĩa là không thực hiện đúng nguyên tắc yêu cầu cần và đủ của người kiểm toán viên và một yêu cầu không thể thiếu của người kiểm toán viên nội bộ là phải độc lập, khách quan, trung thực, công bằng, không kiêm nhiệm các cương vị, các công việc chuyên môn khác trong đơn vị.

1.3.4.6. Các yếu tố khác

- Về mặt pháp lý: Mỗi doanh nghiệp trong đó có ngân hàng thương mại là tế bào của nền kinh tế, chịu sự tác động các chính sách vĩ mô và quản lý của nhà nước. Với đặc điểm riêng có của ngân hàng, thì ngân hàng thương mại còn chịu sự giám sát chặt chẻ của pháp luật.

hàng trung ương, một mặt là chấp hành các quy định của “ Luật các tổ chức tín dụng”, các quy định của ngành ngân hàng mặt khác chịu sự thanh tra, giám sát của ngân hàng trung ương. Tại Điều 122 luật các tổ chức tín dụng được sửa đổi, bổ sung ngày 01/10/2004 quy định rõ: “ Tổ chức tín dụng phải lựa chọn một tổ chức kiểm toán độc lập đủ điều kiện theo quy định của ngân hàng nhà nước kiểm toán các hoạt động của mình”.

- Về môi trường: Trong năm 2008 việc kinh doanh ngân hàng có nhiều biến động phức tạp do ảnh hưởng từ xu hướng suy thoái kinh tế của nền kinh tế Mỹ nói riêng và của toàn thế giới nói chung. Lạm phát trong nước tăng cao, chính sách thắt chặt tiền tệ của Ngân hàng nhà nước đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Đòi hỏi bộ phận KTNB phải kiểm tra thường xuyên các hoạt động thẩm định và cho vay để chống rủi ro không đáng có và nâng cao hiệu quả kinh doanh.

1.4.1. Bài học kinh nghiệm về kiểm toán nội bộ cho ngân hàng thương mại Việt nam

Từ kinh nghiệm một số nước nêu trên, chúng ta có thể rút ra một số kinh nghiệm có thể áp dụng phù hợp với thực tiễn các ngân hàng thương mại ở Việt Nam như sau:

Thứ nhất, Hệ thống kiểm soát nội bộ là một phần chức năng giám sát nội bộ trực thuộc hệ điều hành của ngân hàng, được cài đặt ngay trong các quy trình hay các hoạt động hàng ngày của ngân hàng. Bộ phận kiểm soát nội bộ, với tư cách là công cụ kiểm tra sự tuân thủ các quy định, chính sách, các quy trình, các quyết định của nhà nước và của ngành ngân hàng, của các cấp điều hành chỉ là một bộ phận nội tại của hệ thống kiểm soát nội bộ ngân hàng.

Thứ hai, KTNB là theo dõi và đánh giá tính hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ, phát hiện các rủi ro có thể phát sinh do những khiếm khuyết của hệ thống kiểm soát nội bộ, từ đó có những kiến nghị với hội đồng quản trị, ban điều hành hay các bộ phận của ngân hàng để kiểm soát các rủi ro

và nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

Thứ ba, KTNB phải là một bộ phận độc lập, khách quan không tham gia vào bất kỳ một quy trình nào thuộc hệ thống điều hành của các ngân hàng thương mại và không phải chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của các hoạt động của ngân hàng.

Thứ tư, Để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, KTNB phải đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật, ngân hàng và thực hiện kiểm toán theo các chuẩn mực quốc tế được chấp nhận rộng rãi.

Kết luận chương 1

Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng với hai nhiệm vụ chủ yếu quan trọng nhất là: nhận tiền gửi và cho vay. Do đặc điểm kinh doanh hàng hóa đặc biệt, ngân hàng luôn chịu nhiều rủi ro lớn trong hoạt động có thể gây nên tổn thất cho ngân hàng và không hoàn thành các mục tiêu đề ra.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH TIÊN SƠN (Trang 36 -39 )

×