0
Tải bản đầy đủ (.doc) (97 trang)

Nhiệm vụ và chức năng của ngân hàng thương mạ

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH TIÊN SƠN (Trang 30 -34 )

Để thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ, ngân hàng thương mại thực hiện tổng hợp nhiều hoạt động nghiệp vụ, trong đó có thể chia thành 3 nghiệp vụ chính đó là:

- Nghiệp vụ tài sản nợ (Nghiệp vụ tạo vốn) - Nghiệp vụ tài sản có (Cấp tín dụng và đầu tư) - Hoạt động trung gian (Dịch vụ ngân hàng)

* Nghiệp vụ tài sản nợ (Nghiệp vụ tạo vốn)

Đây là một trong hai nghiệp vụ quan trọng nhất của ngân hàng thương mại. Nghiệp vụ tài sản nợ của ngân hàng thương mại là nghiệp vụ tạo vốn dưới các hình thức khác nhau để tạo nguồn vốn hoạt động cho ngân hàng. Các nguồn vốn của ngân hàng thương mại bao gồm:

- Vốn tự có: Nguồn vốn này của ngân hàng thương mại chiếm tỷ trọng nhỏ trong toàn bộ nguồn vốn hoạt động nhưng nó lại có vai trò hết sức quan

trọng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng thương mại. Nguồn vốn này chính là cơ sở để xác định lượng vốn được phép huy động, tỷ lệ được phép cho vay và khả năng đảm bảo thanh toán của ngân hàng cho khách hàng. Nguồn vốn này có thể được cấp từ nhà nước (ngân hàng thương mại nhà nước) hoặc thu hút từ các cổ đông đóng góp (ngân hàng thương mại cổ phần). Nguồn vốn này bao gồm vốn pháp định, các quỹ dự trữ, quỹ phúc lợi, khen thưởng và lợi nhuận chưa chia.

- Vốn huy động: Nguồn vốn này được các ngân hàng thương mại huy động từ các đơn vị kinh tế, các tổ chức xã hội và từ dân cư theo các hình thức sau:

+ Tiền gửi không kỳ hạn: Là loại tiền nằm trong tài khoản vãng lai hoặc tài khoản thanh toán của khách hàng và có thể rút ra bất kỳ lúc nào. Ưu điểm của tiền gửi không kỳ hạn là chi phí huy động thấp, nhưng nhược điểm là tính ổn định không cao.

+ Tiền gửi có kỳ hạn: Là loại tiền gửi có quy định cụ thể về thời hạn rút tiền của khách hàng. Nó có thể là loại tiền gửi có kỳ hạn của doanh nghiệp kinh doanh có các khoản thu và xác định được thời gian chi trả các khoản tiền tích luỹ của doanh nghiệp.

+ Tiền gửi tiết kiệm: Tiền gửi tiết kiệm là nguồn vốn quan trọng của ngân hàng. Đặc điểm của loại tiền gửi này là người gửi tiền ngân hàng giao cho một quyển sổ tiết kiệm, sổ này coi như giấy chứng nhận có tiền gửi vào quỹ của ngân hàng.

Hai loại tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm có tính chất ổn định trong thời gian dài nên rất được các ngân hàng thương mại chú trọng và có biện pháp kích thích bằng việc tạo ra các sản phẩm huy động với thời hạn và lãi suất huy động khác nhau với nguyên tắc thời hạn càng dài thì lãi suất huy động càng cao.

- Vốn vay: Ngân hàng có thể huy động vốn vay bằng cách vay ngắn hạn, trung hoặc dài hạn từ ngân hàng trung ương hay các tỏ chức tín dụng khác hoặc nhận quỹ uỷ thác đầu tư của các tỏ chức tài trợ (Chính phủ hay quốc tế) để huy động vốn từ dan cư hay tổ chức, công ty nào đó.

* Nghiệp vụ tài sản có (cấp tín dụng và đầu tư)

Hoạt động nghiệp vụ tài sản có là hoạt động nghiệp vụ sử dụng nguồn vốn của ngân hàng thương mại vào các hoạt động kinh doanh chủ yếu sau:

- Hoạt động cho vay: Là việc ngân hàng thương mại cho khách hàng vay một số tiền để họ sử dụng trong một thời gian nhất định và khi hết hạn vay, người vay phải hoàn trả ngân hàng một khoản tiền bao gồm cả gốc và lãi.

Nghiệp vụ cho vay là hoạt động nghiệp vụ sinh lời chủ yếu của các ngân hàng thương mại và cũng là hoạt động nghiệp vụ có thể thúc đẩy hay kìm hãm các hoạt động kinh tế trong nền kinh tế quốc dân.

Nghiệp vụ cho vay có thể được phân loại theo các tiêu thức khác nhau như:

+ Căn cứ theo thời gian: chia ra cho vay ngắn hạn và cho vay trung, dài hạn. + Căn cứ theo mục đích cho vay: chia ra cho vay nông nghiệp, công nghiệp, thương mại; cho vay cá nhân.

+ Căn cứ vào hình thái giá trị của tín dụng: chia ra cho vay bằng tiền; cho vay bằng tài sản (tài trợ thuê mua)

+ Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng: cho vay không đảm bảo (tín chấp); cho vay có đảm bảo (có thể bằng tài sản thế chấp, cầm có; bảo lãnh của người thứ ba; tài sản hình thành từ vốn vay)

+ Căn cứ vào tính chất tham gia của vốn: chia ra cho vay vốn lưu động, cho vay vốn cố định.

* Hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân hàng

Trong hoạt động ngân hàng, các dịch vụ ngân hàng được coi là các hoạt động nghiệp vụ tài sản có và các nghiệp vụ tài sản nợ. Thông thường ngân hàng cung cấp các dịch vụ trung gian như:

+ Hoạt động bảo lãnh: Là việc ngân hàng cam kết trả thay cho khách hàng trong trường hợp khách hàng không có khả năng thanh toán hoặc không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với bên yêu cầu bảo lãnh. Bảo lãnh ngân hàng có các hình thức thông dụng sau đây: bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng; bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thuế quan; bảo lãnh thanh toán tiền tạm ứng.

+ Dịch vụ thanh toán, thu chi hộ khách hàng ( chuyển tiền, thu hộ séc, dịch vụ cấp thẻ tín dụng, thẻ thanh toán)

+ Kinh doanh ngoại hối, vàng bạc đá quý..

+ Hoạt động tư vấn đầu tư, tư vấn tài chính giúp đỡ các công ty, xí nghiệp phát hành cổ phiếu, trái phiếu.

+ Hoạt động đại lý kinh doanh chứng khoán (theo uỷ nhiệm của khách hàng) Các hoạt động của ngân hàng thương mại có quan hệ bổ sung, hổ trợ cho nhau. Trong đó các nghiệp vụ tài sản nợ là cơ sở để thực hiện nghiệp vụ tài sản có. Nghiệp vụ tài sản có làm tăng khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại, góp phần mở rộng vốn hoạt động của ngân hàng do được tăng vốn dự trữ, tăng khả năng huy động vốn. Trên cơ sở hoạt động tín dụng, các ngân hàng thương mại có thể thực hiện được các hoạt động dịch vụ ngân hàng. Nếu thực hiện tốt hoạt động dịch vụ thì ngân hàng thương mại càng có điều kiện tăng nguồn vốn hoạt động nghiệp vụ trung gian.

1.3.3. Đặc điểm hoạt động của ngân hàng thương mại

ảnh hưởng đến KTNB

Hoạt động kinh doanh tiền tệ vốn mang đặc thù rủi ro. Vì vậy, gắn liền với phát triển, mở rộng hoạt động huy động và sử dụng vốn là biện pháp kiểm

soát quản lý rủi ro chặt chẻ trên toàn hệ thống. Do đó chất lượng KTNB ảnh

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH TIÊN SƠN (Trang 30 -34 )

×