0
Tải bản đầy đủ (.doc) (97 trang)

Quy trình, phương pháp KTNB

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH TIÊN SƠN (Trang 26 -28 )

* Quy trình kiểm toán nội bộ

Quy trình kiểm toán nội bộ càng khoa học, chặt chẽ và phù hợp thì chất lượng kiểm toán càng cao và ngược lại

Quy trình kiểm toán thông thường gồm 4 bước (bốn giai đoạn)

+ Chuẩn bị kiểm toán: Nội dung chính của bước chuẩn bị kiểm toán là khảo sát thu thập thông tin về hệ thống kiểm soát nội bộ, tình hình tài chính và các thông tin liên quan đến đối tượng được kiểm toán; xác định mục tiêu, nội dung, phạm vi kiểm toán và phương pháp kiểm toán thích hợp; lập kế hoạch kiểm toán.

+ Thực hiện kiểm toán: Đoàn kiểm toán thực hiện kiểm toán đúng đơn vị được kiểm toán với mục tiêu, nội dung, phạm vi kiểm toán, địa điểm và thời hạn ghi trong quyết định kiểm toán. Các thành viên đoàn kiểm toán thu thập và đánh giá các bằng chứng kiểm toán; kiểm tra đối chiếu, xác nhận về những nội dung kiểm toán.

+ Lập và gửi báo cáo kiểm toán: Kết thúc cuộc kiểm toán, đoàn kiểm toán lập báo cáo kiểm toán ghi rõ các ý kiến đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị về những nội dung đã kiểm toán. Báo cáo kiểm toán được gửi cho đơn vị được kiểm toán viên nội bộ cũng lập ra báo cáo kiểm toán nội bộ gửi cho Ban Tổng giám đốc hoặc Hội đồng quản trị. ở đây những ý kiến đề xuất và kết luận của kiểm toán viên nội bộ có được lãnh đạo đơn vị tiếp nhận hay

không, có thực hiện được hay không, đơn vị và bộ phận được kiểm toán có biết hay không là vấn đề thực tế còn những nổi cộm cần giải quyết. Đứng về mặt lý thuyết và quy định, KTNB cần phải có ý kiến công khai với Ban Tổng giám đốc, Hội đồng quản trị và bộ phận được kiểm toán để có trách nhiệm theo dõi việc thực hiện ý kiến đề xuất của bộ phận được kiểm toán.

Hồ sơ kiểm toán: Tài liệu của mỗi cuộc kiểm toán được lập thành hồ sơ kiểm toán. Các tài liệu thuộc hồ sơ kiểm toán do pháp luật quy định. Hồ sơ kiểm toán phải được bảo quản đầy đủ, an toàn và bảo mật.

+ Theo dõi sau kiểm toán: Trách nhiệm của kiểm toán viên nội bộ chưa kết thúc bằng việc trình báo cáo. Các công việc tiếp theo là kiểm tra xu hướng các kết quả và khuyến nghị đưa ra trong báo cáo kiểm toán tại một thời điểm muộn hơn. Do kiểm toán viên nội bộ không có quyền trực tiếp đưa ra các khuyến nghị vào thực hiện nên việc này phụ thuộc vào các nhân viên chức năng hay Ban Giám đốc có ra quyết định quản lý phù hợp không. Các công việc tiếp theo có liên quan đến kiểm tra lại có thể là trách nhiệm của kiểm toán viên hay Ban Tổng giám đốc hoặc cùng chia sẻ trách nhiệm. Việc theo dõi sau kiểm toán nhằm đánh giá hiệu lực, hiệu quả của các khuyến nghị và rút kinh nghiệm cho việc xây dựng kiến nghị kiểm toán trong những lần kiểm toán sau.

* Phương pháp KTNB

Do lĩnh vực hoạt động của các ngân hàng thương mại dễ bị tổn thương, rất nhạy cảm với sự biến động của nền kinh tế, phương pháp KTNB trong giai đoạn hiện nay cần phải được đổi mới đáp ứng yêu cầu phát triển của các ngân hàng thương mại. Phương pháp kiểm tra, kiểm toán nội bộ dựa trên đánh giá rủi ro là phương pháp đánh giá rủi ro tập trung, rủi ro của từng bộ phận một cách hệ thống.

Cách tiếp cận phương pháp này tập trung vào những vấn đề mà ngân hàng đang phải đối mặt và đưa ra sự đảm bảo đối với việc quản trị rủi ro mà ngân hàng đang thực hiện. Trong hoạt động ngân hàng, rủi ro được định nghĩa là có sự kiện nào mà cản trở hoặc tác động xấu đến ngân hàng trong việc hoàn thành các mục tiêu kinh doanh đề ra. Nhũng rủi ro tài chính cơ bản trong kinh doanh ngân hàng gồm: rủi ro tín dụng, rủi ro thanh toán,rủi ro lãi suất, rủi ro hối đoái và các rủi ro khác như môi trường, công nghệ, pháp lý.

Để thực hiện phương pháp này trên cơ sở đánh giá rủi ro ngân hàng cần phải xác định, ghi chép các rủi ro tại mỗi đơn vị kinh doanh từ đó xây dựng kế hoạch kiểm tra, kiểm toán nội bộ.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH TIÊN SƠN (Trang 26 -28 )

×