- Điều kiện kinh tế, xã hội
Thứ nhất, trình độ dân trí.
nhiều vào sự am hiểu của công chúng về thẻ. Trình độ dân trí về dịch vụ thẻ ở đây là khả năng tiếp cận, sử dụng dịch vụ thẻ, việc nhận biết các tiện ích của thẻ ngân hàng. Trình độ dân trí ngày một phát triển thì khả năng sử dụng những dịch vụ do thẻ ngân hàng mang lại sẽ ngày một tăng.
Thứ hai, thói quen sử dụng tiền mặt.
Thẻ là phƣơng tiện thanh toán không dùng tiền mặt, do đó, thói quen và tâm lý ƣa thích sử dụng tiền mặt là nhân tố ảnh hƣởng khá lớn đến việc phát triển thẻ. Khi ngƣời dân quen với việc thanh toán các dịch vụ, hàng hóa bằng tiền mặt họ sẽ ít có nhu cầu về thanh toán thông qua thẻ.
Thứ ba, mức sống của ngƣời dân.
Mức sống là một nhân tố quan trọng để phát triển các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong đó có dịch vụ thẻ thanh toán. Khi ngƣời dân phải sống với thu nhập thấp thì họ không quan tâm đến các dịch vụ ngân hàng, họ sẽ dùng tiền mặt thay vì các dịch vụ thanh toán.
- Sự hội nhập kinh tế quốc tế
Hội nhập kinh tế là quá trình chủ động thực hiện đồng thời hai việc: một mặt, gắn nền kinh tế và thị trƣờng từng nƣớc với thị trƣờng khu vực và thế giới thông qua các nỗ lực thực hiện mở cửa và thúc đẩy tự do hóa nền kinh tế quốc dân; và mặt khác, gia nhập và góp phần xây dựng các thể chế kinh tế khu vực và toàn cầu. Do đó, hội nhập kinh tế quốc tế thúc đẩy những phƣơng thức thanh toán an toàn, nhanh chóng, hiện đại và đƣợc chấp nhận rộng rãi, trong đó có thẻ thanh toán quốc tế.
- Môi trường pháp lý
Hoạt động kinh doanh nào cũng chịu tác động của luật pháp. Vì nó liên quan đến quy trình hoạt động, đến quyền hạn và trách nhiệm các bên tham gia, đƣợc thể hiện qua các nghị quyết, chính sách, do Nhà nƣớc hoặc chính chủ thể phát hành đƣa ra. Hoạt động kinh doanh thẻ đem lại lợi ích cho cả xã hội cũng nhƣ từng các nhân. Với tốc độ tăng trƣởng luôn ở mức cao, các chủ thể tham gia vào thị trƣờng ngày một nhiều, việc đƣa hoạt động này vào khung pháp lý là cần thiết.
Do đó, vấn đề đặt ra là Nhà nƣớc cần phải có một hàng lang pháp lý thống nhất, đồng bộ để các ngân hàng có thể chủ động điều chỉnh cho phù hợp với điều
kiện của mình, hoạch định đƣợc chiến lƣợc kinh doanh của mình, củng cố nền tảng vững chắc cho việc phát triển dịch vụ thẻ trong tƣơng lai, nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu của thị trƣờng và thu lợi cao nhất.
- Môi trường cạnh tranh
Hiện nay, cạnh tranh ngày một gay gắt, không chỉ trên thị trƣờng thẻ mà tất cả các thị trƣờng khác, trong mọi lĩnh vực. Đây cũng là nhân tố có tác động mạnh thúc đẩy sự phát triển của thị trƣờng thẻ. Hiện nay, hầu hết các ngân hàng đều triển khai dịch vụ thẻ thanh toán - phát hành, làm đại lý thanh toán…
Ngày 1- 4 - 2007, theo lộ trình hội nhập WTO của Việt Nam, các ngân hàng nƣớc ngoài đã chính thức đƣợc mở chi nhánh 100% vốn nƣớc ngoài tại Việt Nam, đó là những đối thủ nặng kí - với công nghệ, trình độ quản lý mạnh hơn chúng ta rất nhiều. Khi nhiều thành viên tham gia vào thị trƣờng, cạnh tranh càng ngày càng khốc liệt, chủ thẻ sẽ có nhiều sự lựa chọn, tiện ích sẽ tăng lên vì số lƣợng máy ATM ngày một nhiều và đƣợc đa dạng hoá các chức năng, mạng lƣới ĐVCNT ngày một mở rộng… Tuy nhiên, điều quan trọng là các ngân hàng phải cạnh tranh lành mạnh với nhau.
- Sự phát triển của khoa học công nghệ
Thẻ ra đời dựa trên nền tảng của sự ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại vào trong thanh toán. Thẻ sẽ không có khả năng chi trả nếu nó không đƣợc đƣa vào máy đọc thẻ và hệ thống máy tính kết nối với hệ thống trung tâm thẻ. Hơn nữa, những dịch vụ gia tăng của thẻ ngày một nhiều, tính bảo mật của thẻ cũng tăng lên cùng với sự phát triển của công nghệ, nhờ đó mà thu hút khách hàng.
Đây là một nhân tố khách quan nhƣng có ảnh hƣởng khá lớn đến các ngân hàng, vì nó liên quan đến mức độ cạnh tranh và sự phối kết hợp liên kết giữa thành viên với nhau. Thêm nữa, khi khách hàng sử dụng thẻ ngày một nhiều, họ muốn có đƣợc sự thuận lợi, nên nếu nhƣ hệ thống ngân hàng cùng phát triển, các loại thẻ đều tƣơng đối giống nhau, họ có thể dùng thẻ của mình để rút tiền hoặc thanh toán tại các điểm chấp nhận thẻ có ATM, POS… của bất kì một ngân hàng nào. Điều đó chỉ đƣợc hiện thực hoá khi mà có một hƣớng phát triển chung, một sự thống nhất đồng bộ giữa các ngân hàng.