Hoạt động phát hành thẻ quốc tế tại Vietcombank

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ thẻ thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Trang 45)

Các loại thẻ quốc tế được Vietcombank phát hành:

 Thẻ ghi nợ quốc tế:

 Các sản phẩm thẻ ghi nợ quốc tế hiện có:

- Thẻ ghi nợ quốc tế Vietcombank Mastercard - Thẻ phong cách. - Thẻ ghi nợ quốc tế Vietcombank Connect 24 Visa.

- Thẻ ghi nợ quốc tế Vietcombank UnionPay.

- Thẻ ghi nợ quốc tế Vietcombank Cashback Plus American Express. - Thẻ Vietcombank Big C - Visa.

 Đặc điểm thẻ ghi nợ quốc tế của Vietcombank:

Thẻ ghi nợ quốc tế do Vietcombank phát hành hiện chi làm hai loại:

- Thẻ cá nhân: là loại thẻ do cá nhân đứng tên yêu cầu phát hành và sử dụng, bao gồm thẻ chính và thẻ phụ.

Thẻ chính: là thẻ do chủ tài khoản đứng tên phát hành cho chính mình sử dụng.Chủ thẻ chính là ngƣời chịu trách nhiệm đối với toàn bộ các giao dịch và phí của chủ thẻ chính cũng nhƣ của thẻ phụ phát sinh trên tài khoản và là ngƣời có quyền đƣa ra các yêu cầu liên quan đến việc sử dụng thẻ.

Thẻ phụ: là thẻ do chủ thẻ chính đứng tên phát hành cho ngƣời khác sử dụng. Thẻ phụ có cùng tài khoản thẻ với thẻ chính.

- Thẻ cá nhân do công ty/tổ chức ủy quyền sử dụng (Thẻ công ty): là thẻ do một công ty/tổ chức đứng tên đề nghị phát hành và ủy quyền sử dụng cho cá nhân thuộc công ty.

 Công ty có quyền đƣa ra các quyết định liên quan đến việc sử dụng thẻ đó.  Cá nhân đƣợc công ty ủy quyền sử dụng thẻ không đƣợc phép phát hành thẻ phụ.

- Hạn mức sử dụng: Vietcombank quy định hạn mức sử dụng thẻ trong ngày đối với sản phẩm thẻ ghi nợ, các hạng thẻ khác nhau có hạn mức sử dụng trong ngày khác nhau. Hạn mức sử dụng thẻ trong ngày là số tiền và số lần giao dịch rút tiền mặt, chi tiêu, chuyển khoản tối đa mà chủ thẻ đƣợc thực hiện trong một ngày.

- Sao kê thẻ: là bảng kê chi tiết các giao dịch rút tiền mặt ngoài hệ thống Vietcombank và toàn bộ các giao dịch mua sắm hàng hóa, dịch vụ bằng thẻ, giao dịch hoàn trả và phí phí phát sinh liên quan đến việc sử dụng thẻ của chủ thẻ trong một khoảng thời gian cố định.

- Hiệu lực thẻ: các thẻ đều có hiệu lực tối đa là 5 năm. [5, tr22-26]  Thẻ tín dụng quốc tế:

 Các sản phẩm thẻ tín dụng hiện có: - Thẻ Vietcombank Visa.

- Thẻ Vietcombank Mastercard Cội Nguồn. - Thẻ Vietcombank JCB.

- Thẻ Vietcombank Unionpay.

- Thẻ Vietcombank American Express.

- Thẻ Vietcombank VietnamAirlines American Express (Bông Sen Vàng). - Thẻ Vietcombank Visa Platinum.

- Thẻ Vietcombank Platinum American Express.  Đặc điểm thẻ tín dụng Vietcombank:

Thẻ tín dụng quốc tế do Vietcombank phát hành cũng đƣợc chia làm hai loại: Thẻ cá nhân và thẻ công ty.

- Thẻ cá nhân: là thẻ do cá nhân đứng tên đề nghị phát hành, bao gồm:

Thẻ chính: do cá nhân đứng tên đề nghị phát hành cho chính mình sử dụng. Một cá nhân chỉ đƣợc phát hành 01 thẻ chính đối với một loại thẻ. Một chủ thẻ chính đƣợc phép đề nghị phát hành tối đa 03 thẻ phụ. Chủ thẻ chính chịu trách nhiệm thanh toán toàn bộ các khoản dƣ nợ phát sinh từ thẻ chính và thẻ phụ đồng thời có quyền đƣa ra các yêu cầu liên quan đến việc sử dụng thẻ của thẻ chính và thẻ phụ.

Thẻ phụ: do thẻ chính đứng tên đề nghị phát hành cho ngƣời khác sử dụng. Thẻ phụ có cùng tài khoản thẻ với thẻ chính.

Trong trƣờng hợp chủ thẻ chính không có khả năng thanh toán, chủ thẻ phụ phải có trách nhiệm thanh toán toàn bộ số dƣ nợ phát sinh từ thẻ chính và phụ.

- Thẻ công ty: là thẻ do công ty đứng tên đề nghị phát hành và ủy quyền cho cá nhân thuộc công ty đó sử dụng. Công ty đề nghị phát hành thẻ phải nêu rõ việc ủy quyền này trong đơn đề nghị phát hành thẻ.

Công ty đứng tên đề nghị phát hành có quyền đƣa ra các quyết định liên quan đến việc sử dụng thẻ đó và chịu trách nhiệm thanh toán các khoản dƣ nợ phát sinh từ thẻ bằng nguồn tiền của công ty.

Cá nhân đƣợc công ty ủy quyền sử dụng thẻ không đƣợc phép đề nghị phát hành thẻ phụ.

- Hạn mức tín dụng là hạn mức tuần hoàn, quy định số tiền tối đa mà chủ thẻ đƣợc phép sử dụng trong một kỳ sao kê để rút tiền mặt hoặc chi tiêu thanh toán và mua sắm hàng hóa, dịch vụ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tùy theo giá trị tài sản đảm bảo (đối với thẻ phát hành có tài sản đảm bảo), hay uy tín của khách hàng với ngân hàng (với thẻ phát hành dƣới hình thức tín chấp) mà ngân hàng cấp cho thẻ một hạn mức nhất định.

Hạn mức tín dụng của thẻ tín dụng quốc tế do Vietcombank phát hành hiện đang có các mức nhƣ sau:

Thẻ hạng chuẩn: từ 10 triệu VND đến dƣới 50 triệu VND. Thẻ hạng vàng: từ 50 triệu VND đến dƣới 100 triệu VND. Thẻ Platinum có hạn mức từ 200 triệu VND.

Quy trình nghiê ̣p vụ phát hành thẻ quốc tế tại Vietcombank

Việc phát hành thẻ cơ bản tuân theo quy trình sau:

Hình 2.1: Quy trình phát hành thẻ tại Vietcombank

(1) Chủ thẻ đến ngân hàng làm thủ tục phát hành thẻ

(2) Nhận đƣợc hồ sơ yêu cầu sử dụng thẻ, chi nhánh kiểm tra theo quy chế về việc phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ của tổng giám đốc Ngân hàng. Nếu có sai sót hoặc chƣa đầy đủ, chi nhánh yêu cầu khách hàng chỉnh sửa bổ sung.

Trong vòng 4 ngày kể từ ngày nhận đƣợc bộ hồ sơ đầy đủ, chi nhánh có trách nhiệm thẩm định bộ hồ sơ và quyết định chấp nhận hay từ chối phát hành thẻ. Trƣờng hợp chấp nhận, chi nhánh có trách nhiệm phân loại khách hàng để làm rõ các yếu tố sau: hạng thẻ vàng hay thẻ thƣờng, hạn mức tín dụng, thời hạn thẻ.

Sau khi duyệt hồ sơ và xác định các yếu tố trên, chi nhánh điện cho trung tâm thẻ qua mạng nội bộ yêu cầu phát hành ngay trong ngày làm việc, đồng thời mở hồ sơ khách hàng để theo dõi những thông tin cần thiết.

- Điện yêu cầu phát hành thẻ phải đƣợc trƣởng phòng duyệt. Đồng thời chi nhánh gửi Fax cho trung tâm thẻ giấy yêu cầu phát hành thẻ đã đƣợc giám đốc chi nhánh duyệt.

- Nhận đƣợc điện yêu cầu và giấy yêu cầu sử dụng thẻ của khách hàng, trung tâm thẻ tiến hành các bƣớc sau:

 Kiểm tra đối chiếu các thông tin trên file với các thông tin nhận qua Fax, sau đó cập nhật thông tin và tạo hồ sơ khách hàng tại trung tâm thẻ.

Chủ thẻ Trung tâm thẻ Chi nhánh PH (1) (2) (3) (5) (4)

 In thẻ bằng máy chuyên dụng.

 Xác định mã số cá nhân của chủ thẻ (trƣờng hợp thẻ đƣợc dùng để rút tiền mặt tại các máy ATM).

 Tạo hồ sơ quản lý thẻ với thông tin cần thiết theo quy định.

(3) Nhận đƣợc yêu cầu của chi nhánh, trung tâm thẻ hoàn thiện việc cá nhân hoá thẻ và gửi thẻ về chi nhánh giao cho khách hàng trong vòng 3 ngày làm việc kể từ khi nhận đƣợc đủ hồ sơ từ chi nhánh phát hành thẻ. Thẻ đƣợc gửi trong thƣ bì kín bằng thƣ đảm bảo, mã số cá nhân phải đƣợc gửi bảo đảm bằng phong bì tách riêng với thẻ.

(4) Tại chi nhánh phát hành, sau khi nhận đƣợc thẻ đã cá nhân hoá và mã cá nhân thì thông báo cho khách hàng đến nhận.

Trƣớc khi giao thẻ cho khách hàng, chi nhánh yêu cầu chủ thẻ ký vào mặt sau của thẻ. Sau đó, chủ thẻ có thể hoàn toàn sử dụng thẻ cho hoạt động thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ hay rút tiền mặt.

(5) Cuối mỗi tháng, chi nhánh phát hành nhận sao kê chi tiết những khoản khách hàng đã tiêu trong tháng đƣợc gửi đến từ trung tâm thẻ và gửi cho khách hàng để yêu cầu chủ thẻ thanh toán. [5, tr4-12]

Tình hình phát hành thẻ tại Vietcombank

- Về thẻ ghi nơ ̣ quốc tế

Bắt đầu từ năm 2007, Vietcombank chính thức tung ra thị trƣờng sản phẩm thẻ ghi nợ quốc tế MTV Mastercard và đến tháng 8 năm 2008, thẻ ghi nợ quốc tế mang thƣơng hiệu Connect24 Visa debit cũng ra đời. Nhƣ vậy, ngoài thƣơng hiệu thẻ ghi nợ nội địa Connect24 của Ngân hàng vốn đã đạt nhiều thành công trên thị trƣờng thẻ trong nƣớc, Vietcombank tiếp tục đa dạng hoá sản phẩm thẻ của mình với các sản phẩm thẻ ghi nợ nhằm đem lại cho khách hàng những sự lựa chọn phù hợp nhất. Thời điểm này, số lƣợng thẻ ghi nợ của Vietcombank phát hành liên tục tăng, Vietcombank vẫn là một trong những ngân hàng đang dẫn đầu toàn ngành trong lĩnh vực thẻ ghi nợ.

Tuy nhiên, đến giai đoạn năm 2008 - 2009, các ngân hàng thƣơng mại đẩy mạnh phát triển hoạt động ở lĩnh vực thẻ nên đua nhau khuyến mãi, giảm giá (thậm chí là miễn phí) phí phát hành thẻ để thu hút khách hàng (ví dụ: ngân hàng Đông Á,

Á Châu, Kỹ Thƣơng). Trong khi đó, Vietcombank vẫn tự tin mình là đầu tàu trong lĩnh vực thẻ nên chƣa đẩy mạnh công tác tiếp thị thẻ, vì vậy số lƣợng thẻ ghi nợ phát hành của Vietcombank giảm nhiều.

Năm 2009, Vietcombank đã nhận thấy tầm quan trọng của công tác tiếp thị thẻ trong thị trƣờng đầy cạnh tranh lúc bấy giờ nên đã quan tâm nhiều hơn vào chiến lƣợc này. Vietcombank bắt đầu có nhiều chuyển biến trong công tác tiếp thị thẻ: có nhiều chƣơng trình giảm phí (miễn phí) phát hành thẻ, liên kết với các công ty dịch vụ để đƣa điểm tiếp nhận phát hành thẻ đến tận tay ngƣời sử dụng (siêu thị, trƣờng đại học, công ty, xí nghiệp).

Đặc biệt năm 2013, Vietcombank đã bắt đầu phát triển các sản phẩm thẻ quốc tế liên kết ba bên nhƣ thẻ Amex Intel, Amex IBM, thẻ ghi nợ VCB – Big C Visa…, nhờ đó số lƣợng thẻ ghi nợ Vietcombank tăng nhanh trở lại. Tính đến cuối quý IV năm 2013, toàn thị trƣờng phát hành đƣợc khoảng 1,24 triệu thẻ ghi nợ quốc tế, trong đó đứng đầu số lƣợng thẻ ghi quốc tế phát hành trong năm 2013 tiếp tục là Vietcombank với gần 415400 thẻ, chiếm 33,5%.

Phân tích tình hình cạnh tranh trong hoạt động phát hành và sử dụng thẻ ghi nợ quốc tế. Sales 13% 9% 8% 5% 27% 33.5% Vietcombank Sacombank Techcombank ACB Eximbank NH khác (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Biểu đồ 2.1: Thị phần phát hành và sử dụng thẻ ghi nợ quốc tế

Nguồn: TTT Vietcombank.

Tính đến cuối năm 2013, Vietcombank vẫn dẫn đầu thị trƣờng về cả số lƣợng phát hành và doanh số sử dụng thẻ ghi nợ quốc tế với 415400 thẻ, chiếm 33,5%.

chính là Sacombank với 13% thị phần, Techcombank với 9% thị phần, và ACB với 9% thị phần.

Khoảng cách về thị phần doanh số sử dụng thẻ giữa Vietcombank và các ngân hàng khác đang dần thu hẹp, đặc biệt là Sacombank. Dù chỉ chiếm 13% số lƣợng thẻ ghi nợ quốc tế toàn thị trƣờng nhƣng lại chiếm tới 28% thị phần về doanh số sử dụng thẻ.

- Về thẻ tín dụng quốc tế

Riêng về lĩnh vực thẻ tín dụng quốc tế thì số lƣợng thẻ quốc tế đƣợc Vietcombank phát hành gia tăng nhanh liên tục, chứng minh sự tín nhiệm của khách hàng đối với Vietcombank trên thị trƣờng thẻ. Thu nhập dân cƣ ngày càng tăng cao, nhiều ngƣời có điều kiện cho bản thân và con em mình đi khám chữa bệnh, học tập, du lịch ở nƣớc ngoài. Đồng thời, khách quốc tế đến Việt Nam du lịch, làm việc phát hành và thanh toán thẻ tín dụng quốc tế cũng gia tăng đáng kể. Mặt khác, Vietcombank có lợi thế lớn là ngân hàng tiên phong trong lĩnh vực thẻ, trải qua gần 20 năm phát triển và trƣởng thành, uy tín trong kinh doanh và cạnh tranh không ngừng đƣợc củng cố và nâng cao, những thành tích và kinh nghiệm cùng với tiềm lực dồi dào về vốn, công nghệ, và mạng lƣới rộng khắp. Điểm này là chỗ dựa đáng tin cậy cho khách hàng cũng nhƣ các tổ chức thẻ quốc tế trong việc trao đổi, thiết lập các mối quan hệ.

Đặc biệt, từ năm 2009, Vietcombank là ngân hàng đầu tiên chuyển đổi thành công 2 loại thẻ tín dụng VisaCard và MasterCard đạt chuẩn EMV trong cả nghiệp vụ phát hành và thanh toán. Ngoài việc nâng cao chất lƣợng bảo mật cho dịch vụ thẻ, việc phát triển thành công thẻ CHIP Vietcombank cũng đóng vai trò nòng cốt xây dựng liên minh thẻ với sự tham gia của 17 thành viên là các NHTM cổ phần, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Ngoài ra, Vietcombank đƣợc 2 tổ chức thẻ Amex và JCB trao độc quyền làm đại lý thanh toán hai loại thẻ này chính là cơ hội để Vietcombank thu hút thêm nhiều khách hàng và tăng doanh số thẻ so với các ngân hàng khác.

Trong giai đoạn 2007 – 2013, thị trƣờng có nhiều biến động, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, nhƣng Vietcombank vẫn giữ vững đƣợc vị trí đứng đầu trong phát hành thẻ tín dụng quốc tế, tăng trƣởng luôn ở mức cao trên 40%.

Trong năm 2013, Vietcombank đã phát hành đƣợc 646000 thẻ tín dụng với nhiều loại thẻ mang thƣơng hiệu của các tổ chức thẻ quốc tế nổi tiếng nhƣ Mastercard, Visa và Amex, chiếm 28% thị phần, dẫn đầu trong khối các ngân hàng.

Bảng 2.1: Thị phần số lƣợng thẻ tín dụng quốc tế ĐVT: 1000 thẻ Ngân hàng 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Số lƣợng thẻ Số lƣợng thẻ Số lƣợng thẻ Số lƣợng thẻ Số lƣợng thẻ Số lƣợng thẻ Tăng trƣởng Thị phần Vietcombank 100 105 159 295 458 646 41.00% 28% VietinBank 45 55 122 211 400 564 40.90% 25% ACB 50 55 80 149 235 329 40.00% 14% Sacombank 40 45 69 63 113 161 43.10% 7% VIB Bank 15 18 35 50 78 106 36.10% 5% BIDV - - - 31 49 69 42.00% 3% Other 64 51 36 219 288 426 47.90% 19% Total 325 350 530 1,018 1,620 2,300 42.00% 100% Nguồn: Lafferty

Phân tích tình hình cạnh tranh trong hoạt động phát hành và sử dụng thẻ tín dụng quốc tế.

Phát hành thẻ tín dụng quốc tế , dù Vietcombank phát hành thẻ từ năm 1996 và đến năm 2011 vẫn luôn dẫn đầu thị trƣờng về số lƣợng thẻ tín dụng quốc tế phát hành, nhƣng có những thời điểm đã có ngân hàng vƣợt Vietcombank, nhƣ trong 6 tháng đầu năm 2012, Vietcombank phát hành mới đạt 310 nghì thẻ, trong khi đó Vietinbank đã phát hành đạt 373 nghìn thẻ, chiếm 30% thị phần vƣơn lên vị trí đứng đầu. Tuy nhiên, với quyết tâm của lãnh đạo ngân hàng và toàn bộ nhân viên thẻ, Vietcombank đã phấn đấu không ngừng để giành lại thị phần phát hành thẻ tín dụng quốc tế, và kết quả là đến cuối năm 2012, Vietcombank đã trở lại vị trí dẫn đầu với 458 nghìn thẻ đƣợc phát hành. Và tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu đến hết năm 2013 với 646 nghìn thẻ đƣợc phát hành, chiếm 28% thị phần, đối thủ cạnh tranh

chính của Vietcombank là Vietinbank chiếm 25% thị phần. Đối thủ chính trong hoạt động phát hành và sử dụng thẻ thẻ tín dụng quốc tế phải kể đến những ngân hàng nhƣ: Vietinbank, HSBC, Techcombank, ACB và Sacombank.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ thẻ thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Trang 45)