Hoạt động thanh toán thẻ của một ngân hàng không chỉ là thu lợi nhuận từ nguồn phí chiết khấu tính trên giá trị giao dịch thanh toán bằng thẻ từ các ĐVCNT mà còn là mong muốn cung cấp cho khách hảng một dịch vụ hoàn chỉnh, một cơ sở thuận lợi cho sử dụng thẻ. Đối với Tổ chức thẻ quốc tế và các thành viên, việc khuyến khích hoạt động thanh toán thẻ thông qua mở rộng mạng lƣới ĐVCNT có ý nghĩa rất quan trọng.
Hoạt động thanh toán thẻ không chỉ dừng lại ở việc báo Có cho các ĐVCNT đúng cam kết. Mà hơn thế, bởi lợi nhuận thu đƣợc từ hoạt động thanh toán thẻ không nhỏ so với tỷ suất lợi nhuận kinh doanh bình quân nên tình trạng cạnh tranh gay gắt khiến cho các NHTT luôn phải có những biện pháp marketing và dịch vụ khách hàng hợp lý, đồng thời cung cấp cho ĐVCNT là khách hàng của mình những dịch vụ đi kèm miễn phí nhằm nâng cao sức cạnh tranh của mình.
Phát triển hoạt động thanh toán thẻ quốc tế tại Việt Nam
Hiện nay, hoạt động thanh toán trên thị trƣờng thẻ thế giới đã phát triển ở mức độ rất cao với hàng trăm nghìn ĐVCNT tại hơn 200 quốc gia, chấp nhận thẻ mang các thƣơng hiệu nổi tiếng thế giới nhƣ Visa, MasterCard, American Express, Diners Club, JCB và nhiều loại thẻ thanh toán quốc tế và nội địa khác.
Hoạt động thanh toán thẻ của các ngân hàng chủ yếu đƣợc thực hiện: - Xây dựng và quản lý hệ thống thông tin khách hàng ĐVCNT. - Quản lý hoạt động của mạng lƣới ĐVCNT.
- Tổ chức thanh toán các giao dịch sử dụng thẻ cho các ĐVCNT. - Cung cấp dịch vụ khách hàng.
- Tổ chức tập huấn kiến thức thanh toán thẻ cho nhân viên các ĐVCNT. - Cung cấp trang thiết bị, vật tƣ phục vụ cho thanh toán thẻ.
Tại Việt Nam, có thể nói hoạt động phát triển hệ thống ATM và POS phục vụ các hoạt động thanh toán thẻ đã đƣợc các ngân hàng quan tâm phát triển cả về số lƣợng lẫn chất lƣợng, tuy đây là lĩnh vực đầu tƣ lớn, tốn kém cả chi phí đầu tƣ và vận hành hệ thống nhƣng số lƣợng đầu tƣ đã liên tục có sự tăng trƣởng vì thế đã tạo điều kiện rất tốt cho các hoạt động thanh toán thẻ đƣợc phát triển góp phần cải thiện
tỷ lệ đáng kể hoạt động TTKDTM trong nền kinh tế. Đến cuối năm 2013, có 46 NHTM đã trang bị máy ATM/POS với số lƣợng trên 14.300 ATM và hơn 101.400 POS. Số lƣợng ĐVCNT nhiều, nhƣng tập trung chủ yếu tại một số ngân hàng nhƣ: Vietcombank, Vietinbank và châu ÁNgân hàng thƣơng mại (ACB) – chiếm hơn 60 phần trăm tổng POS trong cả nƣớc.
Phát triển, quản lý mạng lƣới ĐVCNT tại Việt Nam
- Phát triển ĐVCNT đang đƣợc Chính phủ quan tâm phát triển, với nhiều văn bản chỉ đạo, nhƣ ngày 27/12/2011, Thủ tƣớng Chính phủ đã ký Quyết định số 2453/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đẩy mạng thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2011-2015 trong đó có nhiệm vụ cơ bản: Phát triển thanh toán điện tử với nhiều sản phẩm, dịch vụ mới, đa dạng, an toàn, thuận tiện, trọng tâm là phát triển thanh toán qua POS để giảm thanh toán bằng tiền mặt, tạo thói quen thanh toán không dùng tiền mặt trong bộ phận lớn dân cƣ.
- Do đó cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động thanh toán thẻ tiếp tục đƣợc chú trọng đầu tƣ phát triển, đến cuối năm 2013, có 46 NHTM đã trang bị máy ATM/POS với số lƣợng trên 14.300 ATM và hơn 101.400 POS
- Trƣớc năm 2010, giao dịch qua POS tại Việt Nam còn hạn chế, chủ yếu là các giao dịch của thẻ quốc tế, số lƣợng POS đƣợc lắp đặt còn ít, chƣa đƣợc kết nối liên thông đầy đủ với nhau, nên chƣa thể thanh toán nhiều loại thẻ nội địa khác nhau do các ngân hàng phát hành, do đó việc sử dụng thanh toán qua POS chƣa đi vào cuộc sống.
- Từ năm 2010, NHNN đã chỉ đạo triển khai kết nối liên thông mạng lƣới POS và phát triển thanh toán thẻ qua POS. Đến cuối năm 2012, về cơ bản hoàn thành kết nối về kỹ thuật trên toàn quốc, với trên 76.000 POS của trên 720 chi nhánh tổ chức tín dụng và 20.600 ĐVCNT đã đƣợc kết nối liên thông; số lƣợng và giá trị thanh toán qua POS tiếp tục tăng nhanh, đạt mức gần 21 triệu giao dịch và 95.000 tỷ đồng.