Những hạn chế, vướng mắc

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ thẻ thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Trang 73)

Công nghệ thẻ chưa đáp ứng được yêu cầu

Hoạt động kinh doanh thẻ yêu cầu trang bị công nghệ cao và hiện đại, đội ngũ nhân viên có đủ khả năng quản lý và vận hành hệ thống theo chuẩn quốc tế. Từ khâu phát hành đến khâu thanh toán thẻ phải thiết lập hệ thống máy ATM, POS … Công nghệ thẻ thƣờng xuyên đƣợc cải tiến, phát triển đổi mới, đi cùng với đó là việc nâng cấp chƣơng trình, hệ thống máy móc. Điều này đòi hỏi các ngân hàng phải thƣờng xuyên đầu tƣ, nâng cấp dẫn đến chi phí phát triển dịch vụ thẻ cao, không phải lúc nào cũng đáp ứng đƣợc. Việc duy trì và phát triển khách hàng luôn ở mức cao, trong khi đó công nghệ, trang thiết bị phát triển với tốc độ không tƣơng ứng, dẫn đến hậu quả quá tải, xử lý dữ liệu bị chậm, ảnh hƣởng đến giao dịch của khách hàng.

Ví dụ nhƣ sản phẩm thẻ ghi nợ quốc tế chƣa đáp ứng đƣợc nguyện vọng của nguời sử dụng do thời gian xử lý dữ liệu giao dịch thanh toán lỗi vẫn mất nhiều thời gian, nếu nhƣ với thẻ tín dụng chỉ mất 5 ngày để hoàn lại hạn mức cho một giao dịch thẻ lỗi thì với thẻ ghi nợ quốc tế mất tới 30 ngày. Khách hàng nhiều lúc chƣa sử dụng đƣợc hoặc có một số giao dịch bị tra soát vì giao dịch không khớp đúng, ảnh hƣởng đến tâm lý của khách hàng.

Hay có thể do hệ thống ATM hoạt động chƣa ổn định do hệ thống mạng truyền thông chƣa thật sự ổn định, có thời điểm bị rớt mạng, không đồng bộ key dẫn đến ATM báo lỗi thiết bị, thông tin giám sát trạng thái ATM trên hệ thống và thực tế không đồng nhất. Tốc độ xử lý tại một số ATM còn chậm dẫn đến thời gian thực hiện một giao dịch lâu.

Việc chƣa áp dụng các công nghệ bảo vệ cho giao dịch thẻ chi tiêu trên Internet nhƣ dùng mã xác thực, hoặc mật khẩu tĩnh… với các công nghệ 3D secure, verify by Visa cũng là một hạn chế cần sớm đƣợc khắc phục giúp chủ thẻ đƣợc đảm bảo an toàn hơn, yên tâm hơn khi thực hiện giao dịch thẻ quốc tế.

Khó khăn trong công tác quản lý rủi ro, phòng chống tội phạm thẻ

Sự gia tăng của các loại tội phạm thẻ đang đe dọa đến vấn đề đảm bảo an ninh, an toàn cho hoạt động kinh doanh thẻ, qua đó gây áp lực lớn cho việc bảo vệ quyền lợi của khách hàng cũng nhƣ của ngân hàng. Bên cạnh các loại tội phạm công nghệ cao với các hành vi nhƣ gắn thiết bị đánh cắp dữ liệu thẻ tại ATM, gian lận thông đồng với các ĐVCNT…, thì gần đây còn xuất hiện và gia tăng loại tội phạm với các hành vi phá hoại trắng trợn, liều lĩnh nhằm ăn cắp tiền tại các máy ATM… Trƣớc tình hình đó, không những hoạt động đầu tƣ mở rộng mạng lƣới của các NH phải trở nên thận trọng hơn mà công tác bảo vệ an ninh, an toàn cho hệ thống cũng đòi hỏi phải nâng cao hơn rất nhiều, kéo theo nhiều chi phí và nhân lực, cũng nhƣ gia tăng lo ngại trong khách hàng, từ đó ảnh hƣởng đến hoạt động thẻ nói riêng và hình ảnh của các NH nói chung.

Khó khăn trong việc phát triển các đơn vị kinh doanh hàng hóa, dịch vụ

Các đơn vị kinh doanh không muốn chấp nhận thẻ do phải trả phí cho ngân hàng, đồng thời phải công khai doanh thu nên không tiện cho việc trốn thuế, và ngoài ra là do nhận thức của họ về lợi ích của việc thanh toán bằng thẻ còn rất hạn chế. Cũng vì thế, ngay cả với một số ĐVCNT, dù đã ký hợp đồng chấp nhận thẻ với ngân hàng, nhƣng vẫn tìm nhiều cách hạn chế giao dịch bằng thẻ của khách hàng nhƣ để máy cà thẻ vào nơi khuất, gợi ý và ƣu tiên cho khách hàng trả tiền mặt, thu thêm phụ phí đối với khách hàng thanh toán bằng thẻ.

Tình trạng cạnh tranh không lành mạnh của các ngân hàng cũng là một trong những khó khăn trong việc phát triển ĐVCNT.

Thực tế các ngân hàng chạy đua hạ mức chiết khấu cho các ĐVCNT khiến cho việc phát triền mạng lƣới POS không có hiệu quả do các ngân hàng không có nguồn thu bù đắp chi phí đầu tƣ mua sắm thiết bị, chi phí cho nhân sự đi phát triển ĐVCNT. Hiện nay, nhiều ngân hàng vẫn chỉ tập trung vào một nhóm các ĐVCNT nhất định mà không nghiên cứu mở rộng, phát triển các đơn vị mới, dẫn đến tình trạng một ĐVCNT có nhiều POS, kéo theo tỷ lệ sử dụng POS không cao, đồng thời gây lãng phí nguồn lực. Nếu để kéo dài, tình trạng này sẽ phá vỡ sự phát triển bền

vững của thị trƣờng thẻ và khó khăn cho việc mở rộng mạng lƣới ĐVCNT của các ngân hàng nói riêng, ảnh hƣởng xấu đến việc thực hiện định hƣớng đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ nói chung.

Khó khăn liên quan đến công tác tuyên truyền, quảng bá dịch vụ thẻ

Các phƣơng tiện thông tin đại chúng chƣa tích cực ủng hộ hoạt động phát triển dịch vụ thẻ và thanh toán không dùng tiền mặt; thƣờng phản ánh những mặt tiêu cực, đƣa nhiều thông tin trái chiều ảnh hƣởng đên việc phát triển dịch vụ thẻ của các NH và tâm lý ngƣời sử dụng thẻ, cũng nhƣ việc thực hiện chủ trƣơng của Nhà nƣớc về thanh toán không dùng tiền mặt.

Hành lang pháp lý cho hoạt động thanh toán thẻ còn thiếu

Ngân hàng Nhà Nƣớc, Bộ tài chính, Chính phủ vẫn chƣa ban hành các quy định củ thể nhằm thúc đẩy dịch vụ thẻ của các NH nhƣ quy định về các loại hình kinh doanh bắt buộc phải thanh toán qua thẻ; đƣa ra các văn bản pháp lý xử phạt các hành vi gian lận thẻ một cách nghiêm khắc; giảm thuế cho các giao dịch liên quan đến thẻ; ban hành các quy định về trích lập dự phòng rủi ro thẻ. Việc quy định đồng tiền giao dịch thẻ là đồng Việt Nam chƣa đƣợc cụ thể nên cũng gây khó khăn cho các NH trong việc phối hợp triển khai cũng nhƣ đáp ứng nhu cầu của các ĐVCNT,đặc biệt đối với các ĐVCNT có giấy phép thu ngoại tệ hợp lệ. Ngoài ra, một số quy định, chính sách của NHNN vẫn chƣa phù hợp, cụ thể và theo kịp sự phát triển của ngành công nghiệp thẻ gây khó khăn cho NH trong quản lý và phát triển nhƣ nộp hình làm thẻ, cấp hạn mức tín dụng cho lãnh đạo của chính tổ chức phát hành…

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ thẻ thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Trang 73)