3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
3.1.1.5. Các nguồn tài nguyên
* Tài nguyên đất:
Kết quả điều tra phân loại và lập bản đồ đất, trên bản đồ toàn huyện có 11 loại đất chính bao gồm: Đất phù sa sông suối (Pi): có diện tích 4835 ha, chiếm 3,23% diện tích tự nhiên; Đất nâu đỏ trên đá macma bazơ và trung tính (Fk): có diện tích 820 ha, chiếm 0,55 diện tích tự nhiên; Đất nâu đỏ trên đá vôi (Fv): có diện tích 6.130 ha, chiếm 4,09% diện tích tự nhiên; Đất đỏ vàng trên phiến sét (Fs): có diện tích 37.776 ha, chiếm 24,2% diện tích tự nhiên; Đất đỏ vàng trên đá biến chất (Fj): có diện tích 9.290 ha, chiếm 6,2% diện tích tự nhiên; Đất đỏ vàng trên đá macma a xít (Fa): có diện tích 32.786 ha, chiếm 21,8% diện tích tự nhiên; Đất vàng
nhạt trên đá cát (Fq): có diện tích 19.686 ha, chiếm 13,13% diện tích tự nhiên; Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp): có diện tích 1.425 ha, chiếm 0,95% diện tích tự nhiên; Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước (Fl): có diện tích 4.662 ha, chiếm 3,11% diện tích tự nhiên. Đất thung lũng dốc tụ (D): có diện tích 330 ha và Đất mùn vàng nhạt trên núi cao (Hq): có diện tích 1.410 ha.
* Tài nguyên rừng
Theo số liệu hiện trạng sử dụng đất năm 2010 của huyện, thì đất lâm nghiệp có 121.439,30 ha, chiếm 81.22% so với tổng diện tích tự nhiên toàn huyện, trong đó rừng sản xuất 67.241,40 ha chiếm 44,95%, rừng phòng hộ 28.085.10 ha, chiếm 18,78%, rừng đặc dụng 26.139.80 ha. Diện tích có rừng của Vị Xuyên phân bố hầu hết trên địa bàn các xã, tập đoàn cây rừng hiện có chủ yếu là cây gỗ tạp, tre, nứa, thông và một số loại gỗ quý hiếm. Nhìn chung chất lượng thấp chủ yếu là rừng tái sinh, khả năng phòng hộ kém, cung cấp chất đốt. Diện tích đất trống đồi núi trọc còn 2.661,30 ha, chiếm 1,78% so với tổng diện tích tự nhiên toàn huyện. Đất bị xói mòn rửa trôi, nguồn lâm sinh đang dần cạn kiệt, đó là những vấn đề cần được quan tâm nhiều trong các năm tới.
* Tài nguyên khoáng sản
Theo kết quả báo cáo của Phòng Tài nguyên và Môi trường, huyện Vị Xuyên đến năm 2012 trên địa bàn huyện có 24 điểm mỏ khoáng sản đã được cấp phép khai thác gồm có: Có 17 điểm mỏ quặng Mangan trong đó có 05 điểm mỏ đã đi vào khai thác còn lại 12 điểm mỏ đang hoàn tất các thủ tục để đi vào khai thác. Có 05 điểm mỏ quặng sắt trong đó 02 điểm mỏ đi vào khai thác và 03 điểm mỏ đang hoàn tất các thủ tục để đi vào khai thác. Có 01 điểm mỏ chì kẽm thôn Na Sơn, xã Tùng Bá. Với diện tích 46,44 ha đi vào khai thác, có 01 điểm mỏ Vàng thôn Nà Diềm, xã Linh Hồ. Với diện tích 19,57 ha đi vào khai thác.
Các điểm mỏ chưa được cấp Giấy phép khai thác gồm: Mỏ Vàng sa khoáng ở Đạo Đức, Linh Hồ, Bạch Ngọc, với trữ lượng nhỏ. Mỏ than bùn ở Hồ Noong – Phú Linh với trữ lượng cấp C1 là 88.450m3
đảm bảo cung cấp nguyên liệu để sản xuất phân bón vi sinh. Nước khoáng nóng ở Quảng Ngần, khi khoan ở độ sâu 51 m, nhiệt độ nước khoáng là 610, lưu lượng nước là 3,87 lít/giây.