Thành Phố Hà Nội

Một phần của tài liệu đánh giá công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng một số dự án trên địa bàn huyện vị xuyên tỉnh hà giang giai đoạn 2009-2012 (Trang 36)

3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

1.5.2. Thành Phố Hà Nội

Thành phố Hà Nội là nơi có rất nhiều dự án liên quan đến việc GPMB. Tính đến cuối tháng 5 năm 2003, toàn thành phố có khoảng 352 dự án liên quan đến GPMB. Trong đó, các dự án có đủ điều kiện là 294. Để thực hiện các dự án đó, có 2.123 ha đất đã phải thu hồi, liên quan đến 49.079 hộ. Diện tích đất thu hồi của các dự án đủ điều kiện là 1.672 ha, số hộ liên quan của dự án đủ điều kiện là 32.510 hộ.

Trong 6 tháng đầu năm 2003, UBND thành phố đã tổ chức hội nghị giao ban với các quận, huyện về công tác GPMB. Hầu hết các ý kiến của hội đồng GPMB các quận, huyện và các chủ đầu tư đều khẳng định rằng công tác GPMB ngày càng phức tạp và có rất nhiều những vướng mắc xung quanh vấn đề về cơ chế chính sách, quỹ nhà tái định cư, giá cả đền bù của các dự án.

Kế hoạch GPMB năm 2003 của thành phố Hà Nội so với thực hiện năm 2002 về số lượng dự án không tăng nhưng về khối lượng thu hồi đất và liên quan đến số hộ phải đền bù và bố trí tái định cư tăng gần 2 lần. Quy mô của các dự án lớn, có dự án diện tích đất thu hồi lên đến hàng trăm hecta như dự án thoát nước giai đoạn I, hạ tầng kỹ thuật xung quanh Hồ Tây, công viên Yên Sở, cầu Thanh Trì. Bên cạnh đó các dự án liên quan đến công tác GPMB có nhiều công trình phục vụ Sea Games 22 và 9 cụm công trình trọng điểm và nhiều dự án quan trọng của TW được đồng loạt triển khai trên địa bàn thành phố. Do vậy yêu cầu cấp bách đặt ra cho thành phố là cần GPMB sớm để triển khai đảm bảo tiến độ của các dự án.

Trong việc GPMB của thành phố thì khâu điều tra, khảo sát gặp rất nhiều vướng mắc. Tính đến đầu tháng 6 năm 2003, trong tổng số 294 dự án đã đủ điều kiện để triển khai GPMB thì hiện đã điều tra, khảo sát xong 20.000/32.500 hộ tỉ lệ đạt là 60%. Trong đó, số lượng dự án, hạng mục dự án đã GPMB xong, bàn giao

đưa vào thi công được gần 40 dự án. Tuy nhiên, theo ý kiến của các chủ đầu tư, một trong những khó khăn, vướng mắc của công tác GPMB hiện được xác định là do công tác tổ chức, điều tra nguồn gốc để lập phương án đền bù. Bởi công tác GPMB hiện nay chỗ nào cũng vướng mắc, không vướng về vấn đề quy hoạch thì vướng về xác định nguồn gốc đất. Rất nhiều dự án không thể triển khai được vì dân không đồng ý để cán bộ vào điều tra, khảo sát lập phương án đền bù.

Một khó khăn không nhỏ, làm ảnh hưởng đến tiến độ các dự án là nhu cầu tái định cư. Qua kết quả điều tra, rà soát mới nhất về nhu cầu tái định cư của tổ công tác quỹ nhà đất thành phố cho thấy, hiện có 120 dự án có nhu cầu bố trí tái định cư với số lượng gần 9.000 căn hộ, lô đất. Trong đó các dự án có đủ điều kiện như có vốn đền bù, chuẩn bị trước quỹ nhà, quỹ đất tái định cư cần cho năm 2003 là 7.000 căn hộ, lô đất. Hiện nay việc chuẩn bị quỹ nhà, đất tái định cư so với nhu cầu chưa đáp ứng được, mới chỉ đạt tỉ lệ khoảng 50%. Nguyên nhân của tình trạng này do trước đây việc bố trí vốn để xây dựng trước quỹ nhà, đất không đựơc bố trí trước mà chỉ khi nào dự án đầu tư được duyệt, thì mới bắt đầu triển khai, một số nơi có xây dựng xong nhà lại thiếu điều kiện để ở như không có nước, nhà để lâu, lún, nứt hoặc chưa hoàn thiện xong.

Trước những khó khăn, vướng mắc kể trên, Ban chỉ đạo GPMB thành phố phối hợp, kết hợp chặt chẽ hơn với các quận, huyện, chủ đầu tư để giải quyết những vướng mắc trong việc GPMB, đẩy nhanh thực hiện các dự án.

Cầu Giấy là quận có tốc độ đô thị hoá mạnh. Số lượng các dự án cần GPMB là rất lớn. Tuy nhiên công tác GPMB trên địa bàn quận diễn ra rất chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu đô thị hoá ngày một cao của quận, mà nguyên nhân chính là người có đất bị thu hồi không chịu nhận đền bù và trao trả mặt bằng cho dự án. Điều này do chính sách đền bù của Nhà nước chưa phù hợp với tình hình thực tế, chưa thoả mãn được lòng dân, gây khiếu kiện kéo dài.

Về công tác tổ chức thực hiện thì còn nhiều yếu kém biểu hiện cụ thể như sau:

- Tuỳ tiện quy định hạn mức đất với các trường hợp sử dụng đất trước khi có Luật đất đai 1993, nhân dân không đồng tình dẫn đến khiếu kiện, chậm GPMB, triển khai dự án.

- Tuỳ tiện áp đặt người sử dụng đất vi phạm quy hoạch, vi phạm hành lang bảo vệ công trình để không đền bù cho người bị thu hồi.

- Một số địa phương tự đặt ra cho các chủ dự án các khoản đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng và đóng góp khác cho xã, phường nơi có đất bị thu hồi, đã dẫn đến hiện tượng là có chủ nhiệm hợp tác xã không kí vào phương án đền bù, đòi hỏi dự án phải chi phí cho địa phương khoản hỗ trợ, mà có trường hợp khoản hỗ trợ này còn cao hơn tổng chi phí đền bù đất cho dân, đó là việc làm phi lí gây bất bình cho dân [14].

Một phần của tài liệu đánh giá công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng một số dự án trên địa bàn huyện vị xuyên tỉnh hà giang giai đoạn 2009-2012 (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)