Nhận xét chung về tình hình quản lý và sử dụng đất của huyện Vị Xuyên

Một phần của tài liệu đánh giá công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng một số dự án trên địa bàn huyện vị xuyên tỉnh hà giang giai đoạn 2009-2012 (Trang 60)

3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

3.2.3.Nhận xét chung về tình hình quản lý và sử dụng đất của huyện Vị Xuyên

năm 2010-2012.

3.2.3. Nhận xét chung về tình hình quản lý và sử dụng đất của huyện Vị Xuyên Xuyên

- Công tác quản lý Nhà nước về đất đai đang có xu hướng ngày một tốt hơn nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, một số mặt yếu kém kéo dài, chậm được khắc phục. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình từ năm 1992 đến năm 2000 có nhiều sai sót; công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở các xã còn chậm. Một số nơi vẫn còn để xảy ra tình trạng các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân chuyển nhượng, nhận chuyển nhượng đất sản xuất nông nghiệp, đất rừng sản xuất không đúng đối tượng, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp; thị trường bất động sản chưa phát triển, thu ngân sách từ tiền sử

dụng đất còn thấp, gây áp lực đến công tác quản lý nhà nước về đất đai nhất là công tác thu hồi đất và bồi thường giải phóng mặt bằng, chuyển mục đích sử dụng đất .v.v. Công tác lập quy hoạch sử dụng đất còn chậm, chất lượng quy hoạch chưa cao, sự phối hợp của các cấp, các ngành trong công tác lập và quản lý quy hoạch còn hạn chế; quản lý Nhà nước về đất đai còn bị buông lỏng, thiếu chặt chẽ; tình trạng lấn chiếm, sử dụng đất không đúng mục đích; tự ý làm nhà xuống ruộng, đất trồng cây hàng năm còn xảy ra ở hầu hết các xã, từ năm 1995 đến năm 2010 đã có 1.500 trường hợp vi phạm, chính quyền cơ sở không có biện pháp xử lý.

- Sự chuyển dịch cơ cấu sử dụng các loại đất chính theo hướng tăng đất phi nông nghiệp, so với năm 2010 tăng 20,17 ha, bình quân tăng 6,72 ha/năm. Trong đất phi nông nghiệp, đất chuyên dùng và đất ở tăng nhiều nhất (đất chuyên dùng bình quân mỗi năm tăng 8,1 ha/năm). Sự chuyển dịch này phù hợp với xu thế đô thị hóa, công nghiệp hóa của huyện trong thời kỳ thay đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp. Tuy nhiên một thực trạng rất đáng báo động là đất lúa bị chuyển sang mục đích phi nông nghiệp nhiều. Trong khi đó đây là vùng có diện tích đất trồng lúa rất thấp, tình trạng thiếu lương thực vẫn diễn ra.

Một phần của tài liệu đánh giá công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng một số dự án trên địa bàn huyện vị xuyên tỉnh hà giang giai đoạn 2009-2012 (Trang 60)