3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
2.3.1. Tiêu chí chọn dự án nghiên cứu
Các dự án được chọn để nghiên cứu là dự án có diện tích thu hồi đất lớn với nhiều hộ dân bị thu hồi đất; đã hoàn tất thủ tục bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ổn định ít nhất 2 năm thuộc địa bàn các xã có tốc độ chuyển dịch đất nông nghiệp sang phát triển công nghiệp và đô thị ở mức mạnh và trung bình. Trên cơ sở các tiêu chí nói trên, nghiên cứu đã chọn được 2 Dự án gồm: Dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp Bình Vàng (giai đoạn 1) xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. Và dự án đầu tư khai thác, chế biến khoáng sản mangan Đội 5 xã Ngọc Linh, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu
2.3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Áp dụng trong điều tra phỏng vấn 110 hộ dân bị thu hồi đất tại 2 dự án, trong đó dự án khu công nghiệp 85 hộ, dự án khai thác khoáng sản mangan 25 hộ. Các hộ được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên dựa trên danh sách hộ bị thu hồi đất. Trong đó có tính đến hộ mất đất sản xuất nông nghiệp <30% đất, hộ mất 30- 70% đất và hộ mất trên 70% đất SXNN; hộ không còn đất ở phải di dời; hộ ở lại nhưng đất ở hẹp hơn. Phỏng vấn 10 cán bộ quản lý có liên quan đến 2 Dự án nghiên cứu bao gồm: Cán bộ Địa chính, Cán bộ trực tiếp tham gia vào công tác GPMB để tìm ra được những mặt còn hạn chế trong công tác GPMB của huyện. Nội dung
phỏng vấn được trình bày trong phiếu. Cụ thể số lượng hộ được phỏng vấn tại tại 2 Dự án như sau:
- Dự án “Đầu tư khu công nghiệp Bình Vàng (giai đoạn 1) xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang”: 85 hộ trong số 130 hộ bị thu hồi (chiếm 65,38%)
- Dự án “Đầu tư khai thác, chế biến khoáng sản mangan Đội 5 xã Ngọc Linh, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang”: 25 hộ trong số 32 hộ bị thu hồi (chiếm 78,12%).