3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
1.4.1. Thời kỳ trước 1987
Trong thời kỳ các triều đại phong kiến trị vì đất nước, chính sách bồi thường cho người bị thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất đã được xác lập và chủ yếu tập trung vào bồi thường ruộng đất canh tác. Hình thức bồi thường chủ yếu bằng tiền, mức bồi thường này được quy định chặt chẽ, tương xứng với thiệt hại của người bị thu hồi đất.
Giai đoạn thực dân Pháp xâm lược nước ta, ngoài một số Hiệp ước bất bình đẳng để chiếm hữu đất, Nghị định của Toàn quyền Đông Dương ngày 17 tháng 01 năm 1913 là văn bản chính thức định ra những nguyên tắc nhượng địa, núp dưới hình thức mua bán để chiếm đoạt đất đai.
Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, năm 1946 nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đã ban hành Hiến pháp đầu tiên, trong đó chỉ rõ: “Nhiệm vụ của dân tộc ta trong giai đoạn này là phải bảo toàn lãnh thổ, giành độc lập hoàn toàn và kiến thiết quốc gia trên nền tảng dân chủ”. Ngày 14/12/1953, Luật Cải cách ruộng đất ra đời đã thủ tiêu quyền chiếm hữu ruộng đất của thực dân Pháp và tay sai ở Việt Nam, xóa bỏ chế độ phong kiến, chiếm hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ, thực hiện chế độ sở hữu ruộng đất của nông dân.
định thể lệ tạm thời về trưng dụng ruộng đất. Đây có thể coi là văn bản pháp quy đầu tiên liên quan đến việc bồi thường và tái định cư bắt buộc ở Việt Nam. Ngày 06/7/1959, Liên bộ Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước và Bộ Nội vụ ban hành Thông tư liên tịch số 1424/TTLB hướng dẫn thi hành Nghị định 151/TTg với các nguyên tắc cơ bản như những người có ruộng đất bị trưng dụng được bồi thường và trong trường hợp cần thiết được giúp giải quyết công ăn việc làm; chỉ được trưng dụng số ruộng đất thật cần thiết, hết sức tiết kiệm ruộng đất cày cấy, trồng trọt; hết sức tránh những nơi dân cư đông đúc, nghĩa trang liệt sỹ, nhà thờ, chùa, đền. Cách bồi thường tốt nhất là vận động nông dân điều chỉnh hoặc nhượng ruộng đất cho người bị trưng dụng để họ tiếp tục sản xuất. Trường hợp không thực hiện được như vậy, về đất sẽ được bồi thường bằng tiền từ 1 đến 4 năm sản lượng thường liên của ruộng đất bị trưng dụng. Mức bồi thường căn cứ thực tế ở từng nơi, đời sống nhân dân cao hay thấp, ruộng ít hay nhiều, tốt hay xấu mà định. Đối với ruộng đất bị đào để tu bổ đường sá, làm đập thì tuỳ theo đất bị đào sâu hay nông, sản lượng bị giảm nhiều hay ít mà định mức bồi thường không quá 2 năm sản lượng thường niên...
Ngày 11/01/1970 Thủ tướng Chính phủ ban hành Thông tư số 1792/TTg quy định một số điểm tạm thời về bồi thường thiệt hại nhà cửa, đất đai, cây cối hoa màu cho nhân dân ở những vùng xây dựng kinh tế, mở rộng thành phố trên nguyên tắc “Phải đảm bảo thoả đáng quyền lợi kinh tế của hợp tác xã và của nhân dân”. Về mức bồi thường, Thông tư 1792/TTg quy định:
+ Đối với nhà cửa thì căn cứ vào giá trị sử dụng, diện tích mà định giá bồi thường.
+ Đối với đất đai, vùng đồng bằng chia làm 4 loại, vùng trung du đồi núi chia làm 5 loại, mỗi loại có giá tối thiểu và giá tối đa.
+ Đối với các loại cây lưu niên, việc bồi thường các cây ăn quả dài ngày và ngắn ngày phải căn cứ vào sản lượng thu hoạch hàng niên và thời hạn trồng, hoa lợi của mỗi loại cây để quy định giá bồi thường.
Về thể thức bồi thường: trước hết là các ngành cơ quan xây dựng phải liên hệ với chính quyền các cấp để tiến hành công khai chính sách bồi thường với nhân dân, rồi căn cứ vào tài sản hiện có (nhà cửa, sản lượng thu hoạch thường niên và
thời hạn hưởng lợi hoa màu) công sức bỏ ra khai phá và phân loại đất đai của địa phương mà định giá bồi thường cho phù hợp.
Sau khi thống nhất đất nước 1975, Hiến pháp 1980 ra đời, tại Điều 19 quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, Pháp luật không quy định đất đai có giá, tại Quyết định số 201/CP ngày 01/7/1980 của Hội đồng Chính phủ quy định “không được phát canh thu tô, cho thuê, cầm cố hoặc bán nhượng đất dưới bất kỳ hình thức nào, không được dùng đất để thu những khoản lợi không do lao động mà có...” Nhà nước cấp đất không thu tiền sử dụng đất, quan hệ đất đai là quan hệ đơn thuần [22].