3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
3.2.2. Hiện trạng sử dụng đất và chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất
3.2.2.1. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Vị Xuyên
Theo số liệu thống kê năm 2012, diện tích tự nhiên của huyện Vị Xuyên có 149.524,99 (theo bản đồ địa giới hành chính năm 2010).
Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng 1,76%
95,10% 3,14%
Hình 3.1: Hiện trạng sử dụng các loại đất năm 2012 của huyện Vị Xuyên
Hiện trạng sử dụng đất của huyện Vị Xuyên cho thấy,
Diện tích đất nông nghiệp chiếm 95,10% tổng diện tích đất tự nhiên; bình quân diện tích đất nông nghiệp trên đầu người 14.107,91 m2, trên lao động là 32.809,11 m2. Diện tích đất phi nông nghiệp chiếm 3,14% tổng diện tích tự nhiên, bình quân diện tích đất phi nông nghiệp trên đầu người là 465,31 m2
. Diện tích đất chưa sử dụng của huyện còn rất ít 2.626,78 ha chiếm 1,76% tổng diện tích đất tự nhiên diện tích này chủ yếu là đất đồi núi và đất bằng chưa sử dụng.
3.2.2.2. Chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất của huyện
* Đất nông nghiệp
Số liệu thống kê về tình hình sử dụng đất nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất của huyện (bảng 3.3 và hình số 3.2.) cho thấy trong giai đoạn 2010 - 2012, diện tích đất nông nghiệp của huyện đã tăng 2.997,86 ha. Trong đất nông nghiệp, hầu hết các loại đất đều có tăng như đất trồng rừng, mỗi năm tăng 1.000 ha, đất trồng cây lâu năm tăng 5,2 ha. Trong các loại đất nông nghiệp đất lúa và đất nuôi trồng thuỷ sản giảm, trong đó đất lúa giảm 0,57 ha và đất nuôi trồng thuỷ sản giảm 0,19 ha.
Bảng 3.3: Chuyển dịch cơ cấu đất đai huyện Vị Xuyên giai đoạn 2010 - 2012 Thứ tự MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT Mã Diện tích năm 2012 (ha) So với năm 2012 Diện tích năm 2010 (ha) Tăng (+), giảm (-) (ha) Tổng diện tích tự nhiên 149524.99 149524.99 0 1 Đất nông nghiệp NNP 142207.83 139209.97 +2.997,86
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 20560.96 20540.91 +20,05
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 14298.59 14283.74 +15,85
1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 5352.95 5353.53 -0,57
1.1.1.2 Đất cỏ dùng chăn nuôi COC 346.16 346.16 0
1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 8599.48 8584.05 +15,43
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 6262.37 6257.17 +5,2
1.2 Đất lâm nghiệp LNP 121433.34 118455.34 +2.978,0
1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 187.77 187.96 -0,19
1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 25.76 25.76 0
2 Đất phi nông nghiệp PNN 4690.38 4670.21 +20,17
2.1 Đất ở OTC 1012.23 1006.16 +6,07
2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 888.25 884.04 +4,21
2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 123.98 122.12 +1,86
2.2 Đất chuyên dùng CDG 2080.49 2067.39 +13,1 2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, c.trình SN CTS 45.28 43.96 +1,32 2.2.2 Đất quốc phòng CQP 242.66 242.65 +0,01 2.2.3 Đất an ninh CAN 22.84 22.84 0 2.2.4 Đất sản xuất, KD phi NN CSK 811.59 811.59 0 2.2.5 Đất có mục đích công cộng CCC 958.12 946.35 +11,77
2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 1.01 1.01 0
2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 55.16 55.16 0
2.5 Đất sông suối, mặt nước CD SMN 1540.49 1540.49 0
2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK
3 Đất chƣa sử dụng CSD 2626.78 5644.81 -3.018,03
3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 66.25 174.31 -108,06
3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 2407.97 4964.91 -2.556,94
3.3 Núi đá không có rừng cây NCS 152.56 505.59 -353,03
* Đất phi nông nghiệp
Diện tích đất phi nông nghiệp năm 2012 tăng 20,17 ha so với năm 2010, bình quân tăng 6,72 ha/năm. Trong đất phi nông nghiệp, đất chuyên dùng và đất ở tăng nhiều nhất (đất chuyên dùng bình quân mỗi năm tăng 8,1 ha/năm).
* Đất chưa sử dụng.
Đất chưa sử dụng giảm 3.018,03 ha, bình quân mỗi năm giảm 1.006,01 ha/năm sang mục đích trồng mới, khoang nuôi rừng, và khai hoang đất ruộng.
0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 160000
Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng
Loại đất D iệ n t íc h ( h a ) 2012 2010
Hình 3.2: Chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất trên địa bàn huyện Vị Xuyên từ năm 2010-2012.
3.2.3. Nhận xét chung về tình hình quản lý và sử dụng đất của huyện Vị Xuyên Xuyên
- Công tác quản lý Nhà nước về đất đai đang có xu hướng ngày một tốt hơn nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, một số mặt yếu kém kéo dài, chậm được khắc phục. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình từ năm 1992 đến năm 2000 có nhiều sai sót; công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở các xã còn chậm. Một số nơi vẫn còn để xảy ra tình trạng các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân chuyển nhượng, nhận chuyển nhượng đất sản xuất nông nghiệp, đất rừng sản xuất không đúng đối tượng, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp; thị trường bất động sản chưa phát triển, thu ngân sách từ tiền sử
dụng đất còn thấp, gây áp lực đến công tác quản lý nhà nước về đất đai nhất là công tác thu hồi đất và bồi thường giải phóng mặt bằng, chuyển mục đích sử dụng đất .v.v. Công tác lập quy hoạch sử dụng đất còn chậm, chất lượng quy hoạch chưa cao, sự phối hợp của các cấp, các ngành trong công tác lập và quản lý quy hoạch còn hạn chế; quản lý Nhà nước về đất đai còn bị buông lỏng, thiếu chặt chẽ; tình trạng lấn chiếm, sử dụng đất không đúng mục đích; tự ý làm nhà xuống ruộng, đất trồng cây hàng năm còn xảy ra ở hầu hết các xã, từ năm 1995 đến năm 2010 đã có 1.500 trường hợp vi phạm, chính quyền cơ sở không có biện pháp xử lý.
- Sự chuyển dịch cơ cấu sử dụng các loại đất chính theo hướng tăng đất phi nông nghiệp, so với năm 2010 tăng 20,17 ha, bình quân tăng 6,72 ha/năm. Trong đất phi nông nghiệp, đất chuyên dùng và đất ở tăng nhiều nhất (đất chuyên dùng bình quân mỗi năm tăng 8,1 ha/năm). Sự chuyển dịch này phù hợp với xu thế đô thị hóa, công nghiệp hóa của huyện trong thời kỳ thay đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp. Tuy nhiên một thực trạng rất đáng báo động là đất lúa bị chuyển sang mục đích phi nông nghiệp nhiều. Trong khi đó đây là vùng có diện tích đất trồng lúa rất thấp, tình trạng thiếu lương thực vẫn diễn ra.
3.3. Đánh giá khái quát về công tác bồi thƣờng, GPMB trên địa bàn huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang Xuyên, tỉnh Hà Giang
Thực hiện Luật Đất đai năm 2003, Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và Quyết định số 1152/2010/QĐ-UBND ngày 22/04/2010 của UBND tỉnh Hà Giang về việc quy định mức bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Hà Giang. UBND huyện Vị Xuyên đã kiện toàn Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện thành Ban bồi thường và giải phóng mặt bằng, Ban bồi thường cấp huyện có 12 người, gồm 01 Trưởng ban (do đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện kiêm nhiệm). Chức năng, nhiệm vụ của ban tham mưu giúp cho UBND huyện về lập phương án bồi thường giải phóng mặt bằng và giải quyết đơn thư về bồi thường giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện.
Theo số liệu tổng hợp của Ban bồi thường từ năm 2009 đến cuối năm 2012 trên địa bàn huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang đã thực hiện 137 dự án, công trình. Trong đó có 120 dự án, công trình đã có phương án bồi thường, còn 17 dự án chưa thực hiện xây dựng phương án bồi thường chiếm tỉ lệ 12,41% số dự án triển khai. Số dự án đã thực hiện bồi thường xong có 105 dự án, chiếm 76,64% tổng dự án đã thực hiện. Nguyên nhân của tình trạng này là các dự án chưa có phương án bồi thường do nhà đầu tư tự thỏa thuận với người có đất bị thu hồi kê khai diện tích đất, tài sản, cây cối có trên đất và cam kết thực hiện phương án bồi thường cho người dân theo quy định của Nhà nước. Nhưng sau khi xây dựng xong công trình nhà đầu tư vẫn không thực hiện công tác bồi thường cho người có đất bị thu hồi sảy ra chủ yếu vào năm 2009 đến 2011. Một số dự án mặc dù đã được phê duyệt phương án bồi thường nhưng vì lý do giá đất chênh lệch lớn với giá đất trên thị trường của cùng vị trí nên người dân không chấp nhận. Một số dự án do nhà đầu tư không dành kinh phí cho công tác bồi thường mà sử dụng kinh phí cho xây dựng công trình.
Tổng diện tích đất được thu hồi, giải phóng mặt bằng có 685,7 ha trong đó có 6,457 ha đất ở và 744,343 ha đất nông nghiệp. Tổng kinh phí chi cho bồi thường là 53.867,138 triệu đồng.
Bảng 3.4: Kết quả bồi thƣờng GPMB các dự án đầu tƣ trên địa bàn huyện Vị Xuyên (từ năm 2009 đến ngày 31/12/2012)
Số
TT Hạng mục Đơn vị Kết quả Tỷ lệ %
1 Tổng số dự án đầu tƣ, trong đó dự án 137 100,00
+ Đã có phương án bồi thường dự án 120 87,59
+ Chưa có phương án bồi thường dự án 17 12,41
+ Bồi thường xong dự án 105 76,64
2 Tổng diện tích đất đƣợc giao, cho
thuê, trong đó ha 685,77 100,00
+ Đã có phương án bồi thường ha 666,21 97,15
+ Chưa có phương án bồi thường ha 19,56 2,85
+ Có phương án và bồi thường xong ha 596,25 86,95
3 Tổng số hộ phải bồi thƣờng, trong đó hộ 4.053 100,00
+ Số hộ đã nhận tiền bồi thường hộ 3.689 91,02
+ Số hộ chưa nhận tiền bồi thường hộ 364 8,98
(Nguồn Từ Ban Bồi thường và GPMB huyện Vị Xuyên)
Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn huyện Vị Xuyên vẫn còn 17 dự án chưa giải phóng mặt bằng xong, và 364 hộ dân chưa được nhận tiền bồi thường trong số 4.053 hộ bị thu hồi đất. Nguyên nhân của tình trạng người dân không nhận tiền bồi thường là do giá đất đang ngày một tăng, nhân dân có sự so bì về giá cả; một nguyên nhân nữa là tại một số dự án chủ đầu tư chưa bố trí kinh phí chi trả cho người có đất bị thu hồi mà tập trung kinh phí vào đầu tư xây dựng công trình; vấn đề giải quyết lao động, việc làm chưa được các cấp, các ngành quan tâm cụ thể.
Kết quả nghiên cứu cho thấy việc áp dụng các chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư có những khó khăn thuận lợi như sau:
3.3.1. Thuận lợi
- Chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư quy định tại Nghị định đã cơ bản giải quyết được những vướng mắc của người dân và nhà đầu tư trong lĩnh vực thu hồi đất, bồi thường, GPMB đảm bảo được lợi ích của người bị thu hồi đất, góp phần ổn định đời sống cho người dân có đất bị thu hồi, được nhân dân đồng tình ủng hộ.
- Đã tạo sự thay đổi lớn trong cải cách thủ tục hành chính, lồng ghép được các thủ tục trong thu hồi, giao đất, cho thuê đất với thủ tục lập, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư với thủ tục phê duyệt dự án đầu tư. Do đó so với trước đây đã rút ngắn thời gian và đơn giản hơn trong việc thực hiện thủ tục, đáp ứng kịp thời tiến độ giải phóng mặt bằng cho các dự án.
3.3.2. Những khó khăn hạn chế, vướng mắc, bất cập
- Giá đất do UBND tỉnh ban hành hàng năm áp dụng để bồi thường cho người có đất bị thu hồi chưa sát với giá đất đang giao dịch trên thị trường trong điều kiện bình thường. Do vậy việc bồi thường bằng giá trị quyền sử dụng đất tính bằng tiền cho người có đất bị thu hồi còn bất cập, người bị thu hồi đất không đủ khả năng về tài chính để mua được đất ở và đất canh tác mới.
- Việc xác định lại giá đất trong một số trường hợp cụ thể tại Điều 11 Nghị định số 69/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ còn nêu chung chung, chưa có hướng dẫn cụ thể nên khó thực hiện.
- Việc xác định mức (%) đất nông nghiệp khi bị thu hồi từ 30%-70% đất nông nghiệp như vậy người có đất bị thu hồi gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống khi Nhà nước thu hồi đất bồi thường bằng giá trị quyền sử dụng đất tính bằng tiền. Vì miền núi diện tích đất lâm nghiệp chiếm tỷ lệ rất lớn so với các loại đất khác trong nhóm đất nông nghiệp nếu tính tỷ lệ (%) đất nông nghiệp.
- Mức chi 2% cho công tác tổ chức thực hiện lập phương án bồi thường còn chưa đáp ứng nhiệm vụ lập phương án bồi thường và giải phóng mặt bằng do điều kiện miền núi đi lại khó khăn, kinh phí bồi thường cho từng dự án thấp.
- Thời gian giải quyết khiếu nại không quá 90 ngày kể từ ngày UBND cấp huyện có quyết định hành chính, hành vi hành chính trong quản lý đất đai như vậy không phù hợp với quy định tại Điều 9 Luật khiếu nại (kể từ ngày nhận được quyết định hành chính, hoặc biết được hành vi hành chính).
3.4. Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất tại 2 Dự án nghiên cứu trên địa bàn huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà nƣớc thu hồi đất tại 2 Dự án nghiên cứu trên địa bàn huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang
3.4.1. Khái quát về các dự án nghiên cứu
3.4.1.1. Dự án Hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp Bình Vàng (giai đoạn 1)
Dự án này triển khai tại xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang với mục tiêu là xây dựng khu công nghiệp Bình Vàng, tạo công ăn việc làm cho người lao động tại địa phương, góp phần phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Hà Giang nói chung, cũng như huyện nói riêng.
Diện tích đất cần thu hồi để thực hiện dự án có 1.387.832,8 m2 của 130 hộ đang sử dụng và đất do UBND xã Đạo Đức đang quản lý.
Hình 3.3: Địa điểm khu vực thực hiện dự án khu công nghiệp Bình Vàng
Dự án được triển khai bồi thường và GPMB từ tháng 8/2008 (theo Quyết định số 2638/QĐ-UBND ngày 14/8/2008 của UBND tỉnh Hà Giang về việc thu hồi đất và giao đất để đầu tư xây dựng công trình Hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp Bình Vàng (giai đoạn 1) tại xã Đạo Đức) cho đến tháng 10/2012, Dự án đã tiến
hành xong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và thu hồi đất để triển khai thi công xây dựng công trình và hiện nay đã đi vào hoạt động.
3.4.1.2. Dự án khai thác chế biến khoáng sản mangan Đội 5
Dự án Khai thác chế biến khoáng sản mangan Đội 5, xã Ngọc Linh, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang với mục tiêu khai thác và chế biến quặng mangan, tạo công ăn việc làm cho người lao động tại địa phương, phát triển công nghiệp khai khoáng của tỉnh.
Dự án được triển khai bồi thường GPMB từ tháng 8/2009 (theo Quyết định số 2789/QĐ-UBND ngày 11/8/2009 của UBND tỉnh Hà Giang về việc phê duyệt phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất để thi công công trình xây dựng dự án Khai thác chế biến quặng mangan tại điểm mỏ Đội 5 xã Ngọc Linh) cho đến tháng 02/2010. Dự án đã tiến hành xong công tác bồi thường và thu hồi đất để triển khai các hoạt động thi công xây dựng và hiện nay đã đi vào hoạt động.
Hình 3.4: Địa điểm khu khai thác chế biến khoáng sản mangan Đội 5
Diện tích đất đã thu hồi thực hiện dự án 167.886,5 m2 của 32 hộ đang sử dụng.
3.4.2. Công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cụ thể của 2 Dự án nghiên cứu cứu
Việc bồi thường GPMB để thực hiện Dự án hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp Bình Vàng (giai đoạn 1) và Dự án khai thác chế biến khoáng sản mangan Đội 5 xã Ngọc Linh được áp dụng theo quy định tại các văn bản: