Đánh giá khái quát về công tác bồi thƣờng, GPMB trên địa bàn huyện Vị

Một phần của tài liệu đánh giá công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng một số dự án trên địa bàn huyện vị xuyên tỉnh hà giang giai đoạn 2009-2012 (Trang 61)

3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

3.3.Đánh giá khái quát về công tác bồi thƣờng, GPMB trên địa bàn huyện Vị

Xuyên, tỉnh Hà Giang

Thực hiện Luật Đất đai năm 2003, Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và Quyết định số 1152/2010/QĐ-UBND ngày 22/04/2010 của UBND tỉnh Hà Giang về việc quy định mức bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Hà Giang. UBND huyện Vị Xuyên đã kiện toàn Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện thành Ban bồi thường và giải phóng mặt bằng, Ban bồi thường cấp huyện có 12 người, gồm 01 Trưởng ban (do đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện kiêm nhiệm). Chức năng, nhiệm vụ của ban tham mưu giúp cho UBND huyện về lập phương án bồi thường giải phóng mặt bằng và giải quyết đơn thư về bồi thường giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện.

Theo số liệu tổng hợp của Ban bồi thường từ năm 2009 đến cuối năm 2012 trên địa bàn huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang đã thực hiện 137 dự án, công trình. Trong đó có 120 dự án, công trình đã có phương án bồi thường, còn 17 dự án chưa thực hiện xây dựng phương án bồi thường chiếm tỉ lệ 12,41% số dự án triển khai. Số dự án đã thực hiện bồi thường xong có 105 dự án, chiếm 76,64% tổng dự án đã thực hiện. Nguyên nhân của tình trạng này là các dự án chưa có phương án bồi thường do nhà đầu tư tự thỏa thuận với người có đất bị thu hồi kê khai diện tích đất, tài sản, cây cối có trên đất và cam kết thực hiện phương án bồi thường cho người dân theo quy định của Nhà nước. Nhưng sau khi xây dựng xong công trình nhà đầu tư vẫn không thực hiện công tác bồi thường cho người có đất bị thu hồi sảy ra chủ yếu vào năm 2009 đến 2011. Một số dự án mặc dù đã được phê duyệt phương án bồi thường nhưng vì lý do giá đất chênh lệch lớn với giá đất trên thị trường của cùng vị trí nên người dân không chấp nhận. Một số dự án do nhà đầu tư không dành kinh phí cho công tác bồi thường mà sử dụng kinh phí cho xây dựng công trình.

Tổng diện tích đất được thu hồi, giải phóng mặt bằng có 685,7 ha trong đó có 6,457 ha đất ở và 744,343 ha đất nông nghiệp. Tổng kinh phí chi cho bồi thường là 53.867,138 triệu đồng.

Bảng 3.4: Kết quả bồi thƣờng GPMB các dự án đầu tƣ trên địa bàn huyện Vị Xuyên (từ năm 2009 đến ngày 31/12/2012)

Số

TT Hạng mục Đơn vị Kết quả Tỷ lệ %

1 Tổng số dự án đầu tƣ, trong đó dự án 137 100,00

+ Đã có phương án bồi thường dự án 120 87,59

+ Chưa có phương án bồi thường dự án 17 12,41

+ Bồi thường xong dự án 105 76,64

2 Tổng diện tích đất đƣợc giao, cho

thuê, trong đó ha 685,77 100,00

+ Đã có phương án bồi thường ha 666,21 97,15

+ Chưa có phương án bồi thường ha 19,56 2,85

+ Có phương án và bồi thường xong ha 596,25 86,95

3 Tổng số hộ phải bồi thƣờng, trong đó hộ 4.053 100,00

+ Số hộ đã nhận tiền bồi thường hộ 3.689 91,02

+ Số hộ chưa nhận tiền bồi thường hộ 364 8,98

(Nguồn Từ Ban Bồi thường và GPMB huyện Vị Xuyên)

Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn huyện Vị Xuyên vẫn còn 17 dự án chưa giải phóng mặt bằng xong, và 364 hộ dân chưa được nhận tiền bồi thường trong số 4.053 hộ bị thu hồi đất. Nguyên nhân của tình trạng người dân không nhận tiền bồi thường là do giá đất đang ngày một tăng, nhân dân có sự so bì về giá cả; một nguyên nhân nữa là tại một số dự án chủ đầu tư chưa bố trí kinh phí chi trả cho người có đất bị thu hồi mà tập trung kinh phí vào đầu tư xây dựng công trình; vấn đề giải quyết lao động, việc làm chưa được các cấp, các ngành quan tâm cụ thể.

Kết quả nghiên cứu cho thấy việc áp dụng các chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư có những khó khăn thuận lợi như sau:

3.3.1. Thuận lợi

- Chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư quy định tại Nghị định đã cơ bản giải quyết được những vướng mắc của người dân và nhà đầu tư trong lĩnh vực thu hồi đất, bồi thường, GPMB đảm bảo được lợi ích của người bị thu hồi đất, góp phần ổn định đời sống cho người dân có đất bị thu hồi, được nhân dân đồng tình ủng hộ.

- Đã tạo sự thay đổi lớn trong cải cách thủ tục hành chính, lồng ghép được các thủ tục trong thu hồi, giao đất, cho thuê đất với thủ tục lập, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư với thủ tục phê duyệt dự án đầu tư. Do đó so với trước đây đã rút ngắn thời gian và đơn giản hơn trong việc thực hiện thủ tục, đáp ứng kịp thời tiến độ giải phóng mặt bằng cho các dự án.

Một phần của tài liệu đánh giá công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng một số dự án trên địa bàn huyện vị xuyên tỉnh hà giang giai đoạn 2009-2012 (Trang 61)