Thời kỳ 1993 đến 2003

Một phần của tài liệu đánh giá công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng một số dự án trên địa bàn huyện vị xuyên tỉnh hà giang giai đoạn 2009-2012 (Trang 30)

3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

1.4.3. Thời kỳ 1993 đến 2003

* Luật Đất đai 1993 ra đời và có hiệu lực thi hành từ ngày 15/10/1993. Với các quy định tại Luật này thì “đất có giá” và người sử dụng đất có quyền và nghĩa vụ cụ thể, trong đó: Tại Điều 12 quy định “Nhà nước xác định giá các loại đất để tính thuế chuyển quyền sử dụng đất, thu tiền khi giao đất hoặc cho thuê đất. Tính giá trị tài sản khi giao đất, bồi thường thiệt hại khi thu hồi đất. Chính phủ quy định khung giá các loại đất đối với từng vùng theo thời gian”; Điều 27 quy định “Trong từng trường hợp thật cần thiết, Nhà nước thu hồi đất đang sử dụng của người sử dụng đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh và vì lợi ích của quốc gia, lợi ích công cộng thì người bị thu hồi đất được đền bù thiệt hại”.

Trên cơ sở Luật Đất đai 1993, Chính phủ đã ban hành Nghị định 90/CP ngày 17/8/1994 quy định về việc bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng [22].

Để đáp ứng yêu cầu của xã hội và sự chuyển biến mạnh mẽ của nền kinh tế, Quốc hội đã liên tục sửa đổi Luật đất đai vào các năm 1998 và 2001. Theo đó, Chính phủ và các bộ ngành đã ban hành các văn bản quy định về chính sách bồi thường GPMB (Nghị định 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 của Chính phủ về việc bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích an ninh quốc phòng, lợi ích quốc gia và lợi ích công cộng; Thông tư 145/1998/TT-BTC ngày 04/11/1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 của Chính phủ).

Chính sách bồi thường GPMB theo quy định tại Nghị định 22/1998/NĐ-CP và thông tư 145/1998/TT-BTC đã xác định: Đối tượng được đền bù thiệt hại; Đối tượng phải đền bù thiệt hại; Phạm vi áp dụng; Phạm vi đền bù thiệt hại (Đền bù thiệt hại về đất cho toàn bộ diện tích đất thu hồi; Đền bù về tài sản hiện có; Trợ cấp đời sống và sản xuất cho những người phải di chuyển chỗ ở, di chuyển địa điểm sản xuất kinh doanh; Trả chi phí chuyển đổi nghề nghiệp cho người có đất bị thu hồi mà phải chuyển nghề nghiệp; Trả các chi phí phục vụ trực tiếp cho việc tổ chức thực hiện đền bù, di chuyển, GPMB); Điều kiện được đền bù thiệt hại về đất; Giá đất để tính đền bù thiệt hại (trên cơ sở giá đất của địa phương ban hành kèm theo quy định của Chính

phủ nhân với hệ số K để đảm bảo giá đất tính đền bù phù hợp với khả năng sinh lợi và giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất của địa phương); Tổ chức thực hiện; Cơ chế giải quyết khiếu nại, tố cáo, đối với các dự án khi bồi thường GPMB.v.v.

Quá trình triển khai Nghị định 22/1998/NĐ-CP cho thấy, sau khi Nhà nước thu hồi đất và thực hiện bồi thường GPMB, người có đất thu hồi gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là những người bị thu hồi hết đất sản xuất, phải chuyển sang ngành nghề khác. Với giá trị được bồi thường, người có đất bị thu hồi không có khả năng tạo lập nơi ở mới cũng như không có khả năng đầu tư để chuyển sang ngành nghề khác. Như vậy, dưới tác động của cơ chế thị trường cùng với số lượng dự án gia tăng, công tác bồi thường GPMB khi Nhà nước thu hồi đất ngày càng trở nên khó khăn, phức tạp, thực tiễn đòi hỏi phải có sự thay đổi về mặt chính sách, cơ chế, năng lực thể chế trong công tác này. Đồng thời, Nhà nước cần có chính sách phù hợp về nhà ở, việc làm, lao động …để giải quyết những vấn đề có liên quan đến đời sống, dân sinh, kinh tế cộng đồng và ổn định xã hội. Sau nhiều năm triển khai thực hiện, quá trình của một số tổ chức quốc tế cho các dự án đầu tư phát triển (chủ yếu là các dự án phát triển cơ sở hạ tầng). Nghị định 22/CP đã thể hiện tính bất cập trong việc áp dụng thi hành và có nhiều quy định không phù hợp với chính sách bồi thường và TĐC của các tổ chức đó, phần nào hạn chế hiệu quả đầu tư, tiến độ thực hiện và chính sách bồi thường GPMB khi Nhà nước thu hồi đất, đòi hỏi phải có một văn bản pháp luật mới thay thế Nghị định 22/1998/NĐ-CP.

* Luật sửa đổi một số điều của Luật Đất đai năm 1998 được Quốc hội thông qua ngày 02/12/1998. Về cơ bản, Luật Đất đai sửa đổi năm 1998 vẫn dựa trên nền tảng cơ bản của Luật cũ, chỉ bổ sung thêm một số điều liên quan đến quyền của người sử dụng đất giao, đất thuê và các căn cứ, thời hạn giao đất, cho thuê đất cho phù hợp với tình hình thực tế.

* Luật sửa đổi một số điều của Luật Đất đai ngày 29/6/2001 quy định cụ thể hơn về việc bồi thường thiệt hại và giải phóng mặt bằng, cụ thể:

- Trong trường hợp cần thiết, Nhà nước thu hồi đất đang sử dụng của người sử dụng đất vào mục đích an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng thì người bị thu hồi đất được bồi thường hoặc hỗ trợ. Việc bồi thường hoặc hỗ trợ

theo quy định của Chính phủ.

- Nhà nước có chính sách để ổn định đời sống cho người có đất bị thu hồi. Trong trường hợp người bị thu hồi đất phải di chuyển chỗ ở thì được mua nhà ở của Nhà nước hoặc được giao đất có thu tiền sử dụng đất để làm nhà ở. Trong trường hợp phương án bồi thường được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, được công bố công khai và có hiệu lực thi hành theo quy định của pháp luật mà người bị thu hồi đất không thực hiện quyết định thu hồi thì cơ quan quyết định thu hồi đất có quyền ra quyết định cưỡng chế. Trong trường hợp Chính phủ ra quyết định thu hồi đất thì UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ra quyết định cưỡng chế.

- Trong trường hợp cộng đồng dân cư xây dựng công trình phục vụ lợi ích công cộng của cộng đồng theo quy hoạch bằng vốn do nhân dân đóng góp hoặc Nhà nước có hỗ trợ thì việc bồi thường hoặc hỗ trợ cho người có đất được sử dụng để xây dựng công trình do cộng đồng dân cư và người có đất đó thoả thuận [20].

Một phần của tài liệu đánh giá công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng một số dự án trên địa bàn huyện vị xuyên tỉnh hà giang giai đoạn 2009-2012 (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)