3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
1.6.4.2. Những khó khăn, vướng mắc
- Đơn giá bồi thường về đất đai, tài sản, vật kiến trúc chưa sát với giá thị trường; các chính sách về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư chưa đầy đủ, hợp lý. Do vậy người bị thu hồi đất chưa có sự thống nhất về phương án bồi thường, hỗ trợ được phê duyệt nên ảnh hưởng lớn đến công tác GPMB.
- Công tác tái định cư chưa có sự đồng bộ, các khu tái định cư không được xây dựng trước khi triển khai công tác GPMB dự án. Quỹ đất tái định cư cho ở và sản xuất nông nghiệp để giao cho các hộ bị thu hồi đất còn thiếu. Mặt khác chính sách về bồi thường thường xuyên có sự thay đổi nên phải thường xuyên sửa đổi,
điều chỉnh bổ sung phương án làm ảnh hưởng đến tiến độ giải phóng mặt bằng. Bên cạnh đó các điều kiện khác để chuẩn bị cho công tác GPMB nhiều dự án cũng chưa được chuẩn bị đầy đủ như: trình tự thủ tục lập phương án bồi thường, quyết định thu hồi đất, nguồn vốn để thực hiện công tác bồi thường của nhà đầu tư ...
- Các văn bản quy định về chính sách đất đai, chính sách bồi thường qua các thời kỳ tuy đã có nhiều điều chỉnh, bổ sung theo hướng ngày càng thông thoáng và có lợi cho người bị thu hồi đất nhưng kéo theo ảnh hưởng đến tâm lý, so sánh suy bì của một bộ phận người dân chung quanh các vấn đề như là việc xác định điều kiện, đối tượng được bồi thường về đất gặp nhiều khó khăn. Đây là nguyên nhân của tình trạng khiếu nại, khiếu kiện kéo dài chung của tỉnh cũng như ở Huyện Vị Xuyên.
- Sự chỉ đạo của cấp ủy Đảng và sự phối hợp của chính quyền địa phương còn nhiều hạn chế về phương pháp và nội dung. Trình độ năng lực của một số thành viên của Hội đồng chưa đồng đều, biên chế cán bộ làm công tác bồi thường GPMB chưa đáp ứng số lượng, chất lượng và chưa mang tính chuyên nghiệp.
- Một số công trình do Nhà đầu tư tự chi trả tiền bồi thường cho người có đất bị thu hồi, tự tổ chức giải phóng mặt bằng, khi người dân khiếu kiện mới tiến hành làm hồ sơ bồi thường. Đối với công trình này rất khó khăn cho công tác bồi thường, thẩm định vì hồ sơ do chủ dự án lập không đúng quy trình hoặc số hồ sơ thiếu, dẫn đến tình trạng đơn thư kiến nghị, khiếu nại nhiều.
- Việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của UBND huyện Vị Xuyên từ năm 1992 trên giấy chứng nhận ghi toàn bộ là đất thổ cư hoặc “T” thực tế hộ gia đình sử dụng vào mục đích đất sản xuất nông nghiệp, ao thả cá, trồng cây lâu năm làm ảnh hưởng đến việc xây dựng phương án bồi thường GPMB.
Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Hộ nông dân có đất bị thu hồi tại 02 công trình bồi thường, giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang của:
- Dự án “Đầu tư hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp Bình Vàng (giai đoạn 1) xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang”.
- Dự án “Đầu tư khai thác, chế biến khoáng sản mangan Đội 5 xã Ngọc Linh, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang”.
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Tại 02 dự án trên địa bàn huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.
2.2. Nội dung nghiên cứu
2.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. Giang.
- Điều kiện tự nhiên và các nguồn tài nguyên thiên nhiên - Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của huyện Vị Xuyên.
2.2.2. Tình hình quản lý, sử dụng đất đai của huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang Giang
2.2.3. Đánh giá khái quát về công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang trên địa bàn huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang
2.2.4. Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường hỗ trợ tái định cư tại 2 dự án nghiên cứu trên địa bàn huyện Vị Xuyên 2 dự án nghiên cứu trên địa bàn huyện Vị Xuyên
Giá bồi thường, chính sách hỗ trợ, tái định cư, trình tự thực hiện, trách nhiệm của Hội đồng bồi thường, giải phóng mặt bằng huyện.
2.2.5. Đánh giá tác động của việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng đến việc làm, thu nhập và đời sống của người dân so với trước khi bị thu hồi đất việc làm, thu nhập và đời sống của người dân so với trước khi bị thu hồi đất
- Tác động đến quyền sử dụng đất ở, đất sản xuất nông nghiệp sau bị thu hồi. - Tác động đến lao động, việc làm sau khi thu hồi đất.
- Tác động đến chuyển dịch cơ cấu việc làm sau thu hồi đất. - Tác động đến môi trường tự nhiên sau khi bị thu hồi đất.
- Đánh giá mức độ hài lòng của người dân về đời sống sau thu hồi đất.
2.2.6. Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang
Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu ở phần nêu trên tìm ra những thuận lợi khó khăn, những mặt còn tồn tại trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng của huyện Vị Xuyên, từ đó đưa ra các đề xuất mang tính khả thi.
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu và tiêu chí lựa chọn Dự án nghiên cứu
2.3.1. Tiêu chí chọn dự án nghiên cứu
Các dự án được chọn để nghiên cứu là dự án có diện tích thu hồi đất lớn với nhiều hộ dân bị thu hồi đất; đã hoàn tất thủ tục bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ổn định ít nhất 2 năm thuộc địa bàn các xã có tốc độ chuyển dịch đất nông nghiệp sang phát triển công nghiệp và đô thị ở mức mạnh và trung bình. Trên cơ sở các tiêu chí nói trên, nghiên cứu đã chọn được 2 Dự án gồm: Dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp Bình Vàng (giai đoạn 1) xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. Và dự án đầu tư khai thác, chế biến khoáng sản mangan Đội 5 xã Ngọc Linh, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu
2.3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Áp dụng trong điều tra phỏng vấn 110 hộ dân bị thu hồi đất tại 2 dự án, trong đó dự án khu công nghiệp 85 hộ, dự án khai thác khoáng sản mangan 25 hộ. Các hộ được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên dựa trên danh sách hộ bị thu hồi đất. Trong đó có tính đến hộ mất đất sản xuất nông nghiệp <30% đất, hộ mất 30- 70% đất và hộ mất trên 70% đất SXNN; hộ không còn đất ở phải di dời; hộ ở lại nhưng đất ở hẹp hơn. Phỏng vấn 10 cán bộ quản lý có liên quan đến 2 Dự án nghiên cứu bao gồm: Cán bộ Địa chính, Cán bộ trực tiếp tham gia vào công tác GPMB để tìm ra được những mặt còn hạn chế trong công tác GPMB của huyện. Nội dung
phỏng vấn được trình bày trong phiếu. Cụ thể số lượng hộ được phỏng vấn tại tại 2 Dự án như sau:
- Dự án “Đầu tư khu công nghiệp Bình Vàng (giai đoạn 1) xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang”: 85 hộ trong số 130 hộ bị thu hồi (chiếm 65,38%)
- Dự án “Đầu tư khai thác, chế biến khoáng sản mangan Đội 5 xã Ngọc Linh, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang”: 25 hộ trong số 32 hộ bị thu hồi (chiếm 78,12%).
2.3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Điều tra thu thập các thông tin thứ cấp như các văn bản liên quan đến 2 Dự án, danh sách hộ bị thu hồi đất, đã bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại Ban bồi thường giải phóng mặt bằng của huyện. Thu thập các thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện tại Chi cục Thống kê huyện. Số liệu về công tác quản lý đất đai tại Phòng Tài nguyên và Môi trường của huyện…
2.3.2.3. Phương pháp thống kê so sánh
Áp dụng phương pháp này để đánh giá việc áp dụng chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cũng như tác động của việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng đến việc làm, thu nhập và đời sống của người dân bị thu hồi đất.
2.3.2.4. Phương pháp chuyên gia
Áp dụng trong việc thực hiện nội dung đề xuất giải pháp chính sách.
2.3.2.5. Phương pháp xử lý số liệu
Áp dụng các phần mềm để xử lý số liệu.
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Vị Xuyên
3.1.1. Điều kiện tự nhiên 3.1.1.1. Vị trí địa lý 3.1.1.1. Vị trí địa lý
Vị Xuyên là huyện vùng núi thấp của tỉnh Hà Giang có toạ độ địa lý từ 220
29' 30" đến 230 02' 30" vĩ độ Bắc, 1040 23' 30" đến 1050 09' 30" kinh độ Đông. Trung tâm huyện lỵ là thị trấn Vị Xuyên nằm trên trục Quốc lộ 2, cách Thành phố Hà Giang 20 km về phía Nam. Có vị trí giáp ranh như sau:
- Phía Bắc giáp Nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa và huyện Quản Bạ. - Phía Đông giáp huyện Bắc Mê và tỉnh Tuyên Quang.
- Phía Tây giáp huyện Hoàng Su Phì. - Phía Nam giáp huyện Bắc Quang.
Toàn huyện có tổng diện tích tự nhiên 149.524,99 ha với 24 đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn trực thuộc, trong đó có 5 xã giáp với Trung Quốc là Minh Tân, Thanh Thủy, Thanh Đức, Xín Chải, Lao Chải.
3.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Huyện Vị Xuyên là huyện vùng núi thấp của tỉnh Hà Giang, địa hình khá phức tạp, chia cắt mạnh tạo thành các khe suối, có độ dốc lớn. Được chia thành 3 dạng địa hình chính.
- Địa hình núi cao: Có độ cao trung bình trên 1.000m bao gồm các xã như Lao Chải, Xín Chải, Thanh Đức, Thanh Thủy, Thượng Sơn, Quảng Ngần, Cao Bồ, Phương Tiến.
- Địa hình núi thấp: Có độ cao từ 500 - 800m gồm các xã như Trung Thành, Bạch Ngọc, Ngọc Minh, Ngọc Linh, Minh Tân, Thuận Hòa, Việt Lâm, Linh Hồ.
- Địa hình thấp dạng xen kẽ giữa các đồi núi cao trung bình dưới 500m gồm xã như Tùng Bá, Phong Quang, Kim Linh, Phú Linh, Kim Thạch, Đạo Đức, thị trấn Việt Lâm, thị trấn Vị Xuyên.
3.1.1.3. Khí hậu
Khí hậu của huyện mang đặc điểm nhiệt đới gió mùa, tuy nhiên do nằm sâu trong lục địa nên ảnh hưởng của mưa bão mùa hè và gió đông bắc trong mùa đông ít hơn các nơi khác thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ. Khí hậu huyện Vị Xuyên chia thành 2 mùa rõ rệt: Mùa hè có gió mùa đông nam, tây nam kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, thời tiết nóng ẩm mưa nhiều. Mùa đông gió bắc kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, thời tiết lạnh, khô, ít mưa. Nhiệt độ trung bình năm 22,60C; Nhiệt độ cao trung bình năm 27,50C; Nhiệt độ thấp trung bình năm 19,60C; Nhiệt độ thấp tuyệt đối 1,50C. Độ ẩm không khí bình quân năm 80%. Số giờ nắng trung bình năm 1.500 giờ. Số ngày có sương mù năm từ 33-34 ngày.
3.1.1.4. Thủy văn
Huyện Vị Xuyên có hệ thống sông ngòi khá dày đặc nhưng phần lớn là khe suối nhỏ, chỉ có sông Lô là sông lớn nhất, bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam Trung Quốc chảy về cửa khẩu Thanh Thủy, qua huyện Vị Xuyên, huyện Bắc Quang rồi chảy vào địa phận tỉnh Tuyên Quang, mùa khô mực nước trung bình dòng sông từ 0,6-1,5 m, bề rộng lòng sông trung bình từ 40-50m. Sông Lô chảy qua địa phận huyện với chiều dài 70km có diện tích lưu vực khoảng 8.700km2, Sông Miện chảy qua địa bàn huyện với chiều dài khoảng 20 km. Ngoài ra còn có nhiều suối lớn như suối Việt Lâm, suối Nậm Má, suối Ma…Nhiều hồ chứa nước phục vụ tưới tiêu và thủy điện ở các xã như: Thuận Hòa, Phú Linh, Phương Tiến, Đạo Đức, Quảng Ngần…
3.1.1.5. Các nguồn tài nguyên
* Tài nguyên đất:
Kết quả điều tra phân loại và lập bản đồ đất, trên bản đồ toàn huyện có 11 loại đất chính bao gồm: Đất phù sa sông suối (Pi): có diện tích 4835 ha, chiếm 3,23% diện tích tự nhiên; Đất nâu đỏ trên đá macma bazơ và trung tính (Fk): có diện tích 820 ha, chiếm 0,55 diện tích tự nhiên; Đất nâu đỏ trên đá vôi (Fv): có diện tích 6.130 ha, chiếm 4,09% diện tích tự nhiên; Đất đỏ vàng trên phiến sét (Fs): có diện tích 37.776 ha, chiếm 24,2% diện tích tự nhiên; Đất đỏ vàng trên đá biến chất (Fj): có diện tích 9.290 ha, chiếm 6,2% diện tích tự nhiên; Đất đỏ vàng trên đá macma a xít (Fa): có diện tích 32.786 ha, chiếm 21,8% diện tích tự nhiên; Đất vàng
nhạt trên đá cát (Fq): có diện tích 19.686 ha, chiếm 13,13% diện tích tự nhiên; Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp): có diện tích 1.425 ha, chiếm 0,95% diện tích tự nhiên; Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước (Fl): có diện tích 4.662 ha, chiếm 3,11% diện tích tự nhiên. Đất thung lũng dốc tụ (D): có diện tích 330 ha và Đất mùn vàng nhạt trên núi cao (Hq): có diện tích 1.410 ha.
* Tài nguyên rừng
Theo số liệu hiện trạng sử dụng đất năm 2010 của huyện, thì đất lâm nghiệp có 121.439,30 ha, chiếm 81.22% so với tổng diện tích tự nhiên toàn huyện, trong đó rừng sản xuất 67.241,40 ha chiếm 44,95%, rừng phòng hộ 28.085.10 ha, chiếm 18,78%, rừng đặc dụng 26.139.80 ha. Diện tích có rừng của Vị Xuyên phân bố hầu hết trên địa bàn các xã, tập đoàn cây rừng hiện có chủ yếu là cây gỗ tạp, tre, nứa, thông và một số loại gỗ quý hiếm. Nhìn chung chất lượng thấp chủ yếu là rừng tái sinh, khả năng phòng hộ kém, cung cấp chất đốt. Diện tích đất trống đồi núi trọc còn 2.661,30 ha, chiếm 1,78% so với tổng diện tích tự nhiên toàn huyện. Đất bị xói mòn rửa trôi, nguồn lâm sinh đang dần cạn kiệt, đó là những vấn đề cần được quan tâm nhiều trong các năm tới.
* Tài nguyên khoáng sản
Theo kết quả báo cáo của Phòng Tài nguyên và Môi trường, huyện Vị Xuyên đến năm 2012 trên địa bàn huyện có 24 điểm mỏ khoáng sản đã được cấp phép khai thác gồm có: Có 17 điểm mỏ quặng Mangan trong đó có 05 điểm mỏ đã đi vào khai thác còn lại 12 điểm mỏ đang hoàn tất các thủ tục để đi vào khai thác. Có 05 điểm mỏ quặng sắt trong đó 02 điểm mỏ đi vào khai thác và 03 điểm mỏ đang hoàn tất các thủ tục để đi vào khai thác. Có 01 điểm mỏ chì kẽm thôn Na Sơn, xã Tùng Bá. Với diện tích 46,44 ha đi vào khai thác, có 01 điểm mỏ Vàng thôn Nà Diềm, xã Linh Hồ. Với diện tích 19,57 ha đi vào khai thác.
Các điểm mỏ chưa được cấp Giấy phép khai thác gồm: Mỏ Vàng sa khoáng ở Đạo Đức, Linh Hồ, Bạch Ngọc, với trữ lượng nhỏ. Mỏ than bùn ở Hồ Noong – Phú Linh với trữ lượng cấp C1 là 88.450m3
đảm bảo cung cấp nguyên liệu để sản xuất phân bón vi sinh. Nước khoáng nóng ở Quảng Ngần, khi khoan ở độ sâu 51 m, nhiệt độ nước khoáng là 610, lưu lượng nước là 3,87 lít/giây.
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 3.1.2.1. Về kinh tế 3.1.2.1. Về kinh tế
* Sản xuất nông nghiệp: Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm 14.347,6 ha đạt 102,12% KH.
- Sản xuất lúa: Diện tích gieo trồng lúa cả năm 6.550,1/6.571,5 ha đạt 99,82% so với KH của huyện, đạt 100,3% so với KH của tỉnh, năng suất bình quân cả năm đạt 56,04 tạ/ha, sản lượng đạt 36.707,7/38.039,8 tấn = 97,54% KH. ơ cấu các loại giống: Lúa lai: 4.719,3 ha chiếm 72%; Lúa thuần CLC 483 ha chiếm 7,4%; Khang dân, ải: 720 ha chiếm 11%; giống khác chiếm 9,6%.