Chính sách bồi thường hỗ trợ thiệt hại về hoa màu và cây cối gắn liền vớ

Một phần của tài liệu đánh giá công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng một số dự án trên địa bàn huyện vị xuyên tỉnh hà giang giai đoạn 2009-2012 (Trang 73)

3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

3.4.2.3.Chính sách bồi thường hỗ trợ thiệt hại về hoa màu và cây cối gắn liền vớ

liền với đất

Bồi thường thiệt hại về hoa màu của 02 dự án nghiên cứu bao gồm bồi thường thiệt hại đối với cây hàng năm như cây lúa, cây lâu năm, cây lâm nghiệp, hoa màu như bí xanh,....

Căn cứ vào Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất; Nghị định 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số Điều của các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai...; Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận

quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai, và Quyết định số 2568/QĐ-UBND ngày 11/8/2008 của UBND tỉnh Hà Giang.

Căn cứ vào từng loại cây trồng cụ thể, chu kì sinh trưởng, chu kì kinh tế để xác định mức bồi thường cho từng loại cây trồng. Cụ thể:

Đối với cây ngắn ngày: Trên 1 diện tích nhất định và giá sản phẩm của cây trồng hiện hành tại thị trường tại thời điểm bồi thường (-) đi chi phí chăm sóc và thu hoạch từ thời điểm bồi thường đến thời điểm thu hoạch.

Đối với cây dài ngày: Là loại cây trồng có chu kì sinh trưởng dài trên 1 năm nhưng được thu hoạch nhiều lần trong nhiều năm như cây công nghiệp, cây ăn quả. Việc xác định đơn giá bồi thường đối với cây dài ngày được căn cứ vào chu kỳ kinh tế của từng loại cây để xác định giá trị bồi thường cho thích hợp, cụ thể là:

- Thời kỳ trồng mới: (Giai đoạn xây dựng cơ bản) tính đủ chi phí đã bỏ ra đến thời kỳ thu hồi đất có cả lãi ngân hàng, nhằm đảm bảo cho tổ chức hoặc cá nhân bị thu hồi đất đủ vốn để tái tạo vườn cây mới. Đơn vị tính: đồng/cây hoặc đồng/ha.

- Thời kỳ mới thu hoạch (hoặc vốn từ 1- 3 năm) tuỳ từng loại cây từ 1- 2 năm hoặc 3 năm cho phù hợp, là thời kỳ có giá trị có giá trị đầu tư lớn nhất, nhưng mới thu hoạch được 1 phần chi phí, giá trị bồi thường được tính đủ chi phí (chi phí đầu tư xây dựng cơ bản, chi phí chăm sóc, bảo vệ, chi phí thu hoạch, chi phí tiêu thụ sản phẩm….) (-) đi giá trị sản phẩm thu được.

- Giá trị sản phẩm được tính theo sản lượng thu hoạch của vụ sát thời kỳ thu hồi đất, giá sản phẩm là giá trị trung bình trên thị trường tại thời điểm thu hoạch.

- Thời kỳ kinh doanh: Là thời kỳ bắt đầu cho thu đủ chi phí có lãi, đến thời kỳ cây bắt đầu già cỗi.

- Thời kỳ chuẩn bị già cỗi: Là thời kỳ tận thu sản phẩm, sau thời kỳ kinh doanh, tuỳ từng loại cây trồng mà tính thời kỳ này vào khoảng 1 – 4 năm.

Giá trị bồi thường của thời kỳ này được tính bằng: Lợi nhuận bình quân của 2 năm còn lại tính chi 1 năm trên 1 ha với số năm còn lại của loại cây tính bồi thường khác với thời kỳ kinh doanh, thòi kỳ này không tính khấu hao.

- Thời kỳ thải loại: Không tính giá trị bồi thường mà động viên người có vườn cây tự chặt hạ và thu hồi sản phẩm phụ, có thể khuyến khích trả một phần chặt hạ theo thoả thuận.

Đối với rừng trồng: Xác định đơn giá bồi thường rừng trồng: Căn cứ vào chu kỳ sinh trưởng và chu kỳ kinh tế của từng loại cây, để xác định phương pháp tính bồi thường cho phù hợp.

Đơn giá bồi thường cho cây lấy gỗ trong bảng giá này chỉ tính nhân công chặt hạ, vận chuyển. Đối với số cây cối được đầu tư, gieo trồng có nguồn vốn từ kinh phí của Ngân sách Nhà nước, thì đơn vị quản lý tài sản phải thu hồi, làm thủ tục thanh lý tài sản theo quy định.

Căn cứ Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, Quyết định số 2568/QĐ- UBND ngày 11/8/2008 của UBND tỉnh Hà Giang Quy định mức giá và phương pháp tính bồi thường về tài sản là vật kiến trúc, cây cối, hoa màu, thuỷ sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

Tuy nhiên có sự khác nhau bồi thường về cây ngắn ngày tại 02 dự án cụ thể: Tại dự án hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp Bình Vàng (giai đoạn 1) xã Đạo Đức thực hiện đơn giá bồi thường đối với cây Nhãn, cây vải, cây mít, cây chè được điều chỉnh tại Quyết định số 2758/QĐ-UBND ngày 07/08/2009 của UBND tỉnh Hà Giang về việc điều chỉnh vị trí, khu vực các loại đất và một số chính sách hỗ trợ áp dụng cho các dự án xây dựng Khu công nghiệp Bình Vàng, cụ thể:

- Cây Nhãn, vải các loại (A-F): Từ mức giá từ 20.000 đồng/cây – 390.000 đồng/cây, điều chỉnh lên từ 20.000 đồng/cây – 420.000 đồng/cây.

- Cây mít các loại (A-H): Từ mức giá từ 14.000 đồng/cây – 380.000 đồng/cây, điều chỉnh lên từ 20.000 đồng – 450.000 đồng.

- Cây chè các loại (A-G): Từ mức giá từ 500 đồng/m2 – 6.000 đồng/m2, điều chỉnh lên từ 1.000 đồng/m2 – 12.000 đồng/m2

Tại dự án khai thác chế biến khoáng sản mangan Đội 5 xã Ngọc Linh thì áp dụng chính sách bồi thường theo Quyết định số 2568/QĐ-UBND ngày 11/8/2008 của UBND tỉnh Hà Giang.

Kết quả bồi thường tại cả 2 dự án được tổng hợp ở (bảng 3.9).

Một phần của tài liệu đánh giá công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng một số dự án trên địa bàn huyện vị xuyên tỉnh hà giang giai đoạn 2009-2012 (Trang 73)