Phương pháp xử lý số liệu

Một phần của tài liệu đánh giá công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng một số dự án trên địa bàn huyện vị xuyên tỉnh hà giang giai đoạn 2009-2012 (Trang 45)

3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

2.3.2.5. Phương pháp xử lý số liệu

Áp dụng các phần mềm để xử lý số liệu.

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Vị Xuyên

3.1.1. Điều kiện tự nhiên 3.1.1.1. Vị trí địa lý 3.1.1.1. Vị trí địa lý

Vị Xuyên là huyện vùng núi thấp của tỉnh Hà Giang có toạ độ địa lý từ 220

29' 30" đến 230 02' 30" vĩ độ Bắc, 1040 23' 30" đến 1050 09' 30" kinh độ Đông. Trung tâm huyện lỵ là thị trấn Vị Xuyên nằm trên trục Quốc lộ 2, cách Thành phố Hà Giang 20 km về phía Nam. Có vị trí giáp ranh như sau:

- Phía Bắc giáp Nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa và huyện Quản Bạ. - Phía Đông giáp huyện Bắc Mê và tỉnh Tuyên Quang.

- Phía Tây giáp huyện Hoàng Su Phì. - Phía Nam giáp huyện Bắc Quang.

Toàn huyện có tổng diện tích tự nhiên 149.524,99 ha với 24 đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn trực thuộc, trong đó có 5 xã giáp với Trung Quốc là Minh Tân, Thanh Thủy, Thanh Đức, Xín Chải, Lao Chải.

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Huyện Vị Xuyên là huyện vùng núi thấp của tỉnh Hà Giang, địa hình khá phức tạp, chia cắt mạnh tạo thành các khe suối, có độ dốc lớn. Được chia thành 3 dạng địa hình chính.

- Địa hình núi cao: Có độ cao trung bình trên 1.000m bao gồm các xã như Lao Chải, Xín Chải, Thanh Đức, Thanh Thủy, Thượng Sơn, Quảng Ngần, Cao Bồ, Phương Tiến.

- Địa hình núi thấp: Có độ cao từ 500 - 800m gồm các xã như Trung Thành, Bạch Ngọc, Ngọc Minh, Ngọc Linh, Minh Tân, Thuận Hòa, Việt Lâm, Linh Hồ.

- Địa hình thấp dạng xen kẽ giữa các đồi núi cao trung bình dưới 500m gồm xã như Tùng Bá, Phong Quang, Kim Linh, Phú Linh, Kim Thạch, Đạo Đức, thị trấn Việt Lâm, thị trấn Vị Xuyên.

3.1.1.3. Khí hậu

Khí hậu của huyện mang đặc điểm nhiệt đới gió mùa, tuy nhiên do nằm sâu trong lục địa nên ảnh hưởng của mưa bão mùa hè và gió đông bắc trong mùa đông ít hơn các nơi khác thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ. Khí hậu huyện Vị Xuyên chia thành 2 mùa rõ rệt: Mùa hè có gió mùa đông nam, tây nam kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, thời tiết nóng ẩm mưa nhiều. Mùa đông gió bắc kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, thời tiết lạnh, khô, ít mưa. Nhiệt độ trung bình năm 22,60C; Nhiệt độ cao trung bình năm 27,50C; Nhiệt độ thấp trung bình năm 19,60C; Nhiệt độ thấp tuyệt đối 1,50C. Độ ẩm không khí bình quân năm 80%. Số giờ nắng trung bình năm 1.500 giờ. Số ngày có sương mù năm từ 33-34 ngày.

3.1.1.4. Thủy văn

Huyện Vị Xuyên có hệ thống sông ngòi khá dày đặc nhưng phần lớn là khe suối nhỏ, chỉ có sông Lô là sông lớn nhất, bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam Trung Quốc chảy về cửa khẩu Thanh Thủy, qua huyện Vị Xuyên, huyện Bắc Quang rồi chảy vào địa phận tỉnh Tuyên Quang, mùa khô mực nước trung bình dòng sông từ 0,6-1,5 m, bề rộng lòng sông trung bình từ 40-50m. Sông Lô chảy qua địa phận huyện với chiều dài 70km có diện tích lưu vực khoảng 8.700km2, Sông Miện chảy qua địa bàn huyện với chiều dài khoảng 20 km. Ngoài ra còn có nhiều suối lớn như suối Việt Lâm, suối Nậm Má, suối Ma…Nhiều hồ chứa nước phục vụ tưới tiêu và thủy điện ở các xã như: Thuận Hòa, Phú Linh, Phương Tiến, Đạo Đức, Quảng Ngần…

3.1.1.5. Các nguồn tài nguyên

* Tài nguyên đất:

Kết quả điều tra phân loại và lập bản đồ đất, trên bản đồ toàn huyện có 11 loại đất chính bao gồm: Đất phù sa sông suối (Pi): có diện tích 4835 ha, chiếm 3,23% diện tích tự nhiên; Đất nâu đỏ trên đá macma bazơ và trung tính (Fk): có diện tích 820 ha, chiếm 0,55 diện tích tự nhiên; Đất nâu đỏ trên đá vôi (Fv): có diện tích 6.130 ha, chiếm 4,09% diện tích tự nhiên; Đất đỏ vàng trên phiến sét (Fs): có diện tích 37.776 ha, chiếm 24,2% diện tích tự nhiên; Đất đỏ vàng trên đá biến chất (Fj): có diện tích 9.290 ha, chiếm 6,2% diện tích tự nhiên; Đất đỏ vàng trên đá macma a xít (Fa): có diện tích 32.786 ha, chiếm 21,8% diện tích tự nhiên; Đất vàng

nhạt trên đá cát (Fq): có diện tích 19.686 ha, chiếm 13,13% diện tích tự nhiên; Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp): có diện tích 1.425 ha, chiếm 0,95% diện tích tự nhiên; Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước (Fl): có diện tích 4.662 ha, chiếm 3,11% diện tích tự nhiên. Đất thung lũng dốc tụ (D): có diện tích 330 ha và Đất mùn vàng nhạt trên núi cao (Hq): có diện tích 1.410 ha.

* Tài nguyên rừng

Theo số liệu hiện trạng sử dụng đất năm 2010 của huyện, thì đất lâm nghiệp có 121.439,30 ha, chiếm 81.22% so với tổng diện tích tự nhiên toàn huyện, trong đó rừng sản xuất 67.241,40 ha chiếm 44,95%, rừng phòng hộ 28.085.10 ha, chiếm 18,78%, rừng đặc dụng 26.139.80 ha. Diện tích có rừng của Vị Xuyên phân bố hầu hết trên địa bàn các xã, tập đoàn cây rừng hiện có chủ yếu là cây gỗ tạp, tre, nứa, thông và một số loại gỗ quý hiếm. Nhìn chung chất lượng thấp chủ yếu là rừng tái sinh, khả năng phòng hộ kém, cung cấp chất đốt. Diện tích đất trống đồi núi trọc còn 2.661,30 ha, chiếm 1,78% so với tổng diện tích tự nhiên toàn huyện. Đất bị xói mòn rửa trôi, nguồn lâm sinh đang dần cạn kiệt, đó là những vấn đề cần được quan tâm nhiều trong các năm tới.

* Tài nguyên khoáng sản

Theo kết quả báo cáo của Phòng Tài nguyên và Môi trường, huyện Vị Xuyên đến năm 2012 trên địa bàn huyện có 24 điểm mỏ khoáng sản đã được cấp phép khai thác gồm có: Có 17 điểm mỏ quặng Mangan trong đó có 05 điểm mỏ đã đi vào khai thác còn lại 12 điểm mỏ đang hoàn tất các thủ tục để đi vào khai thác. Có 05 điểm mỏ quặng sắt trong đó 02 điểm mỏ đi vào khai thác và 03 điểm mỏ đang hoàn tất các thủ tục để đi vào khai thác. Có 01 điểm mỏ chì kẽm thôn Na Sơn, xã Tùng Bá. Với diện tích 46,44 ha đi vào khai thác, có 01 điểm mỏ Vàng thôn Nà Diềm, xã Linh Hồ. Với diện tích 19,57 ha đi vào khai thác.

Các điểm mỏ chưa được cấp Giấy phép khai thác gồm: Mỏ Vàng sa khoáng ở Đạo Đức, Linh Hồ, Bạch Ngọc, với trữ lượng nhỏ. Mỏ than bùn ở Hồ Noong – Phú Linh với trữ lượng cấp C1 là 88.450m3

đảm bảo cung cấp nguyên liệu để sản xuất phân bón vi sinh. Nước khoáng nóng ở Quảng Ngần, khi khoan ở độ sâu 51 m, nhiệt độ nước khoáng là 610, lưu lượng nước là 3,87 lít/giây.

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 3.1.2.1. Về kinh tế 3.1.2.1. Về kinh tế

* Sản xuất nông nghiệp: Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm 14.347,6 ha đạt 102,12% KH.

- Sản xuất lúa: Diện tích gieo trồng lúa cả năm 6.550,1/6.571,5 ha đạt 99,82% so với KH của huyện, đạt 100,3% so với KH của tỉnh, năng suất bình quân cả năm đạt 56,04 tạ/ha, sản lượng đạt 36.707,7/38.039,8 tấn = 97,54% KH. ơ cấu các loại giống: Lúa lai: 4.719,3 ha chiếm 72%; Lúa thuần CLC 483 ha chiếm 7,4%; Khang dân, ải: 720 ha chiếm 11%; giống khác chiếm 9,6%.

- Sản xuất ngô: Diện tích gieo trồng cả năm 4.274,2/4.065 ha đạt 105,1% so với KH của huyện, đạt 99,07% so với KH của tỉnh, năng suất bình quân cả năm đạt 32,01 tạ/ha đạt 97,35% KH; sản lượng đạt 13.681/13.367,7 tấn.

* Tổng sản lượng lương thực cả năm đạt 50.436,8/51.397,15 tấn, tăng 2,66% so với năm trước = 1.309,4 tấn (Đạt 99,5% so với KH điều chỉnh của tỉnh, giảm 0,5% so với KH = 262,2 tấn ).

- Cây lạc: diện tích 1.017,9/1.410 ha, năng suất bình quân đạt 16,10 tạ/ha đạt 94,3% KH; sản lượng đạt 1.638,4 tấn đạt 68% KH; Cây đậu tương: diện tích 348,5/350; năng suất bình quân đạt 8,46 tạ/ha đạt 77,9% KH; sản lượng đạt 294,7 tấn đạt 77,6% KH.

- Cây ăn quả và công nghiêp: Cây chè: Tổng diện tích chè hiện có 3.377,7 ha, trong đó: Trồng mới được 73 ha, diện tích chè cho sản phẩm 3.083,4 ha, năng suất đạt 36,4 tạ/ha, sản lượng 11.223,6 tấn chè búp tươi. Cây Thảo quả: diện tích hiện có 2.700,6 ha, trong đó, diện tích trồng mới 65 ha; diện tích cho sản phẩm 1.236 ha, năng suất đạt 7 tạ/ha, sản lượng 865,2 tấn, tổng giá trị thu được khoảng 23,8 tỷ đồng. Cây cam, quýt và các loại quả có múi: diện tích hiện có 89,2 ha, trong đó: Cam, quýt: 62,7 ha; năng suất bình quân đạt 71,8 tạ/ha, sản lượng đạt 450,4 tấn.

- Chăn nuôi thú y: Tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn hiện có:Đàn trâu: 34.560 con; Đàn bò: 1.844 con, Đàn lợn: 61.930 con; Đàn ngựa 276 con; Đàn dê 9.155 con; Tổng đàn gia cầm: 536.200 con; Đàn ong: 637 tổ.

* Phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống

Đây là một trong những vấn đề chi phối lớn đến việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng. Kết quả tổng hợp cho thấy trên địa bàn huyện đã triển khai xây dựng 41 trụ sở thôn, mở rộng một số đường liên thôn, mở rộng thị trấn Vị Xuyên và thị trấn NT Việt Lâm giai đoạn 2010 đến năm 2030. Riêng trong năm đã thực hiện:

- Công trình thuộc nguồn vốn XDTT: Năm 2012 được UBND tỉnh giao chỉ

tiêu kế hoạch gồm có 83 công trình, được bố trí vốn là 86,232 tỷ đồng.

Tổng số vốn thiếu: 211,731 tỷ đồng (trong đó: Vốn còn thiếu so với quyết toán 0,567 tỷ đồng; vốn còn thiếu so với dự toán duyệt 127,613 tỷ đồng, vốn còn thiếu so với khối lượng hoàn thành: 89,157 tỷ đồng).

+ Công trình thuộc nguồn vốn trái phiếu Chính phủ: Vốn được giao 58,0 tỷ đồng/4 công trình (trong đó: 01 công trình giao thông, 03 công trình thuỷ lợi). Khối lượng hoàn thành đến kỳ báo cáo 393,68/424,46 tỷ đồng, đạt 92,7% dự toán duyệt. Tiến độ giải ngân 52/58,0 tỷ đồng đạt 89,65% kế hoạch giao.

+ Công trình khởi công mới: Thuộc nhóm công trình cải tạo, sửa chữa theo đình kỳ khai thác sử dụng, gồm có 07 công trình:

- Các công trình, dự án do huyện làm chủ đầu tƣ: Gồm 23 dự án với tổng kinh phí bồi thường 18.076.287.000đ, trong đó đã chi trả 11.092.840.600đ, số còn phải chi trả là 6.983.446.400đ.

- Công trình, dự án do các sở, ngành làm chủ đầu tƣ: Gồm 09 dự án với tổng kinh phí bồi thường của 08/09 dự án là 20.340.656.923 đồng, trong đó đã chi trả được 11.900.681.223 đồng.

- Các công trình, dự án đang thực hiện: Công trình Đảo giao thông tổ 14 thị trấn Vị Xuyên, Công trình trường bắn xã Kim Thạch, Công trình di dân ra khỏi khu vực rừng đặc rụng xã Phong Quang, Trường nghề huyện Vị Xuyên, Công trình đường Nà La xã Thanh Thủy, Nhà ở công nhân khu công nghiệp Bình Vàng, Thủy điện sông lô 2 và các công trình còn vướng mắc đang được hoàn tất thủ tục.

- Công , dịch vụ: Tổng giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh (tính theo giá CĐ 1994) năm 2012 đạt 145.400 triệu đồng, so với cùng kỳ năm trước giảm 16% = 27.674 triệu đồng; Tổng giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc

doanh (tính theo giá thực tế) đạt 383.850 triệu đồng, so với cùng kỳ năm trước giảm 9% = 37.000 triệu đồng.

Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu về KTXH huyện Vị Xuyên năm 2010 - 2012

Chỉ tiêu Đơn vị

tính Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

1. Tổng sản phẩm GDP

(theo giá cố định 1994) 637,549 514,519 236,635

- Công nghiệp - XDCB Tỷ đồng 289,028 221,246 125,365

- Nông lâm thủy sản Tỷ đồng 201,084 154,683 67,044

- Dịch vụ Tỷ đồng 147,437 138,590 44,226

2. Tốc độ tăng trưởng % 18 17,8 18,0

3. Cơ cấu 100 100 100

- Công nghiệp - XDCB % 46,6 43,1 44,2

- Nông - Lâm nghiệp % 29,9 29,2 28,6

- Dịch vụ % 23,5 27,7 27,2

4. GDP bình quân đầu

người (Giá thực tế) Triệu đồng 9,65 13,30 15,20

(Nguồn số liệu: Từ UBND huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang)

3.1.2.2. Văn hóa – Xã hội

Trong năm qua công tác quản lý văn hoá, xã hội được Huyện quan tâm chỉ đạo sát sao. Đã tập chung chỉ đạo xây dựng được 16 Làng văn hóa gắn với du lịch

cộng đồng, đăng ký cơ quan văn hóa, gia đình văn hóa tổ

chức các lễ hội, biểu diễn văn nghệ quần chúng, các giải bóng chuyền nam, nữ và giải cầu lông ... Duy trì tốt việc tiếp âm, tiếp sóng đài truyền hình phục vụ nhân dân. Xây dựng các trang tin địa phương phát trên Đài Phát thanh truyền hình tỉnh.

Chương trình cứng hoá trường lớp học giai đoạn II 2008-2012: Tổng số có 72 công trình. Tổng số vốn giao theo kế hoạch 2008-2012 là 58,775 tỷ đồng đã giải ngân 52,368 tỷ đồng đạt 89,10%. Vốn còn thiếu so với chương trình: 3,695 tỷ đồng, nguồn vốn đối ứng ngân sách địa phương 1,5 tỷ đồng.

3.1.2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

Năm 2012 dân số của toàn huyện là 100.800 người, mật độ dân số trung bình 66,78 người/km2

có sự chênh lệch khá lớn giữa các xã trong huyện. Điều này cho thấy mức độ phát triển kinh tế giữa các khu vực cũng như sự đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện, tỷ lệ phát triển dân số năm 2012 là 1,59%.

Toàn huyện có 17 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó dân tộc Tày, Dao, Kinh, Mông, Nùng chiếm đa số. Cụ thể: dân tộc Tày 34.909 người, chiếm 36.27% dân số toàn huyện; dân tộc Dao 22.569 người, chiếm 23.45% dân số toàn huyện; dân tộc Kinh 14.329 người, chiếm 14.89% dân số toàn huyện; dân tộc Mông 11.212 người, chiếm 11.65% dân số toàn huyện; dân tộc Nùng 6.891 người, chiếm 7.16% dân số toàn huyện; Các dân tộc còn lại 6.340 người, chiếm 6.58%. Phần lớn các dân tộc thiểu số có trình độ dân trí thấp.

Giải quyết việc làm cho người lao động đi làm việc tại nước ngoài được 1.367 lao động = 79,02% KH tỉnh giao. Huyện đã triển khai công tác đào tạo nghề, cho lao động nông thôn được 43 lớp = 1.350 học viên tham gia, với các ngành nghề đào tạo như như: gò, hàn, chăm sóc bảo quản chế biến chè, tin học... Thực hiện tốt các chế độ chính sách cho người nghèo, hộ chính sách trên địa bàn.

Thu nhập bình quân đầu người năm 2012 là 15,2 triệu đồng. So với năm 2011 tăng là 1,9 triệu đồng/người.

Bảng 3.2. Dân số, lao động huyện Vị Xuyên năm 2012 Số TT Tên xã, thị trấn Số hộ (hộ) Số khẩu ( ngƣời) Số ngƣời trong độ tuổi lao động Tổng số Tr.đó Nữ Tổng số Tr.đó Nữ 1 Thị trấn Vị Xuyên 2.093 7.943 3.916 3.415 1.762 2 Thị trấn NT Việt Lâm 1.346 4.740 2.272 2.038 1.022 3 Xã Minh Tân 1.187 5.727 2.823 2.463 1.270 4 Xã Thanh Đức 140 801 368 344 166 5 Xã Thanh Thủy 468 2.190 1.043 942 469 6 Xã Thuận Hòa 1430 6.202 2.974 2.667 1.338 7 Xã Tùng Bá 1.415 7.212 3.408 3.101 1.54 8 Xã Phong Quang 513 2.354 1.086 1.012 489 9 Xã Xín Chải 174 971 449 418 202 10 Xã Lao Chải 321 1.895 890 815 401 11 Xã Phương Tiến 592 3.047 1.437 1.310 647 12 Xã Cao Bồ 728 3.874 1.839 1.666 828 13 Xã Kim Thạch 513 2.343 1.094 1.007 492 14 Xã Kim Linh 521 2.669 2.535 1.148 1.141 15 Xã Phú Linh 1.162 5.302 2.535 2.280 1.141 16 Xã Đạo Đức 1.314 5.131 2.487 2.206 1.119 17 Xã Quảng Ngần 455 2.287 1.066 983 480 18 Xã Thượng Sơn 1.115 5.466 2.600 2.350 1.170 19 Xã Việt Lâm 1.092 4.380 2.064 1.883 929 20 Xã Linh Hồ 1.623 7.983 3.802 3.433 1.711 21 Xã Ngọc Linh 1.008 4.439 2.128 1.909 958 22 Xã Ngọc Minh 852 4.079 1.941 1.754 873 23 Xã Bạch Ngọc 769 4.018 1.902 1.728 856 24 Xã Trung Thành 1.289 5.747 2.735 2.471 1.231 Tổng cộng: 20.883 100.800 49.394 43.344 22.227

3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

* Những thuận lợi

- Huyện có đường biên giới tiếp giáp với nước bạn Trung Quốc, có cửa khẩu

Một phần của tài liệu đánh giá công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng một số dự án trên địa bàn huyện vị xuyên tỉnh hà giang giai đoạn 2009-2012 (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)