3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
1.5.3. Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh Hà Giang
Trong những năm qua, dưới sự lãnh, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, công tác quản lý Nhà nước về đất đai đã đạt được một số kết quả quan trọng, từng bước đi vào nề nếp, góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng có nhiều chuyển biến tích cực, thực hiện phân cấp mạnh cho cơ sở theo Nghị định số 69/2009/NĐ- CP của Chính phủ, các huyện, thành phố thực hiện việc thẩm định phê duyệt phương án bồi thường, tái định cư các dự án trên địa bàn, trừ dự án đi qua hai huyện trở lên thuộc thẩm quyền Hội đồng thẩm định cấp tỉnh. Do vậy tính chủ động và trách nhiệm được nâng lên, khắc phục được tình trạng chưa giải phóng mặt bằng sạch đã thi công công trình, làm ảnh hưởng đến quyền lợi người có đất bị thu hồi, dẫn đến khiếu kiện.
Nhìn chung, trong 04 năm qua việc xây dựng cơ chế, chính sách về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn tỉnh kịp thời, ngày càng được hoàn thiện, chặt chẽ, đáp ứng nhu cầu thực tế, tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình thực hiện. Sở Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu trình UBND tỉnh ban hành:
Quyết định số 2568/2008/QĐ-UBND ngày 11/8/2008 của UBND tỉnh Hà Giang ban hành bộ đơn giá bồi thường đất đai, nhà cửa, cây cối hoa màu gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Hà Giang [23].
Quyết định số 3664/QĐ-UBND ngày 27/11/2007 của UBND tỉnh Hà Giang quy định mức hỗ trợ đối với đất nông nghiệp xen kẽ trong khu dân cư và đất vườn, ao liền kề với đất ở trong khu dân cư khi Nhà nước thu hồi đất; Mức bồi thường
bằng đất ở khi khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của các hộ gia đình và cá nhân trên địa bàn tỉnh Hà Giang [24].
Quyết định số 3011/2009/QĐ-UBND ngày 20/08/2009 của UBND tỉnh Hà Giang Về việc quy định hạn mức giao đất ở; xác định diện tích đất ở đối với thửa đất có vườn, ao và hạn mức giao đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước chưa sử dụng đưa vào sử dụng theo quy hoạch cho hộ gia đình, các nhân trên địa bàn tỉnh [26].
Quyết định số 2758/QĐ-UBND ngày 07/08/2009 của UBND tỉnh Hà Giang về việc điều chỉnh vị trí, khu vực các loại đất và một số chính sách hỗ trợ áp dụng cho các dự án xây dựng Khu công nghiệp Bình Vàng [25].
Quyết định số 1152/2010/QĐ-UBND ngày 22/04/2010 của UBND tỉnh Hà Giang Về việc quy định mức bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Hà Giang [27].
Quyết định số 1129/2012/QĐ-UBND ngày 13/6/2012 về việc quy định mức bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Hà Giang, đơn giá về tài sản vật kiến trúc thay thế quyết định số 1152/2010/QĐ-UBND ngày 22/4/2010 của UBND tỉnh do một số chính sách của nhà nước có sự thay đổi [28].
Các chính sách hỗ trợ cũng đã góp phần cải thiện được cuộc sống của người dân sau khi bị thu hồi đất, giải quyết cơ bản những khó khăn, vướng mắc của người dân và chủ đầu tư trong lĩnh vực thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng, bảo đảm được lợi ích của người bị thu hồi đất, hạn chế tiêu cực phát sinh, được đông đảo người dân và doanh nghiệp đồng tình ủng hộ, nên công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã đạt được những kết quả khả quan, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.
Kết quả công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng từ năm 2011 – 2013 Hội đồng thẩm định cấp tỉnh, cấp huyện đã thẩm định trình UBND tỉnh, huyện phê duyệt kinh phí bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng cho 243 công trình, dự án với tổng kinh phí là: 179.862 triệu đồng [19].
Trong đó: Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với các sở: Tài chính, xây dựng đã thẩm định trình UBND tỉnh phê duyệt kinh phí bồi thường, hỗ
trợ với 14 công trình, tổng diện tích đất thu hồi: 764.489,7m2
với kinh phí là: 7.369 triệu đồng.
Phòng Tài nguyên Môi trường các huyện, thành phố trình UBND huyện phê duyệt kinh phí bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng với 229 công trình, với kinh phí là: 172.493 triệu đồng [19].