3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
3.3.2. Những khó khăn hạn chế, vướng mắc, bất cập
- Giá đất do UBND tỉnh ban hành hàng năm áp dụng để bồi thường cho người có đất bị thu hồi chưa sát với giá đất đang giao dịch trên thị trường trong điều kiện bình thường. Do vậy việc bồi thường bằng giá trị quyền sử dụng đất tính bằng tiền cho người có đất bị thu hồi còn bất cập, người bị thu hồi đất không đủ khả năng về tài chính để mua được đất ở và đất canh tác mới.
- Việc xác định lại giá đất trong một số trường hợp cụ thể tại Điều 11 Nghị định số 69/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ còn nêu chung chung, chưa có hướng dẫn cụ thể nên khó thực hiện.
- Việc xác định mức (%) đất nông nghiệp khi bị thu hồi từ 30%-70% đất nông nghiệp như vậy người có đất bị thu hồi gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống khi Nhà nước thu hồi đất bồi thường bằng giá trị quyền sử dụng đất tính bằng tiền. Vì miền núi diện tích đất lâm nghiệp chiếm tỷ lệ rất lớn so với các loại đất khác trong nhóm đất nông nghiệp nếu tính tỷ lệ (%) đất nông nghiệp.
- Mức chi 2% cho công tác tổ chức thực hiện lập phương án bồi thường còn chưa đáp ứng nhiệm vụ lập phương án bồi thường và giải phóng mặt bằng do điều kiện miền núi đi lại khó khăn, kinh phí bồi thường cho từng dự án thấp.
- Thời gian giải quyết khiếu nại không quá 90 ngày kể từ ngày UBND cấp huyện có quyết định hành chính, hành vi hành chính trong quản lý đất đai như vậy không phù hợp với quy định tại Điều 9 Luật khiếu nại (kể từ ngày nhận được quyết định hành chính, hoặc biết được hành vi hành chính).