3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
3.6.1. Giải pháp về đào tạo nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập:
Kết quả điều tra khảo sát về tác động của thu hồi đất đến việc làm, chuyển dịch lao động và trình độ học vấn và chuyên môn của người trong độ tuổi lao động cho thấy cần thiết phải thực hiện giải pháp đào tạo nghề tạo việc làm và tăng thu nhập cho người trong độ tuổi lao động. Tuy nhiên muốn tạo thu nhập cho họ việc cần làm là phải đào tạo văn hoá, đào tạo nghề. Số liệu điều tra cho thấy tại xã Đạo Đức, số người trong độ tuổi lao động có trình độ phổ thông trung học chiếm tỷ lệ (22,5%), số người có trình độ trung học cơ sở chiếm một tỷ lệ khá cao (42,92%) nhưng tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ cao 77,5%. Tại Dự án khai thác chế biến khoáng sản mangan Đội 5 Ngọc Linh thì có số người trong độ tuổi lao động có trình độ phổ thông trung học chiếm tỷ lệ (37,66%), số người có trình độ trung học cơ sở chiếm một tỷ lệ tương đương với người có trình độ văn hoá trung học (38,96%). Tuy nhiên do tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ cao với 66,34% phản ánh qua (Phụ lục 10).
Chính vì lý do văn hoá, trình độ chuyên môn nói trên mà mặc dù nhu cầu lao động trên địa bàn rất lớn nhưng họ không được tuyển dụng vào làm việc. Do vậy cần đào tạo họ, phương thức đào tạo cần linh hoạt tuỳ thuộc vào đối tượng, trình độ học vấn, với những đối tượng lao động trẻ, khoẻ dưới 35 tuổi có trình độ tiểu học cần chú trọng mở rộng việc dạy văn hoá thông qua việc mở trường, lớp bổ túc văn hoá để họ có trình độ vào các lớp đào tạo tập trung theo học những nghề mà khu
công nghiệp cần tuyển dụng.
- Việc đào tạo nghề cần áp dụng phương thức lấy thợ dạy cho thợ, cầm tay chỉ việc, sát với yêu cầu của thị trường lao động và phải phân ra từng loại hình cần đào tạo với những giải pháp khác nhau:
+ Nhà nước cần có quy định cụ thể về trách nhiệm của các doanh nghiệp được nhà nước giao đất, thuê đất có trách nhiệm tuyển dụng, sử dụng lao động đối với các hộ bị thu hồi đất nông nghiệp. Nên dùng một phần tiền đền bù để đào tạo nghề bắt buộc, có chính sách ưu tiên xuất khẩu lao động kỹ thuật đối với lao động trẻ qua đào tạo chuyển đổi nghề.
+ Đối với lao động trẻ của các hộ bị thu hồi đất nông nghiệp chưa có việc làm, chưa qua đào tạo: loại lao động này chiếm tỷ lệ cao trong lực lượng lao động trẻ, bao gồm đa số những người chỉ làm nông nghiệp, khả năng cạnh tranh và hội nhập thị trường lao động rất kém. Do đó cần phải hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề phù hợp, hỗ trợ họ tiếp cận hệ thống tín dụng của địa phương để phát triển kinh tế gia đình, kinh doanh cá thể, tiểu thương,...
+ Đối với lao động trên 35 tuổi trở lên và lao động có trình độ học vấn thấp. Số này chiếm quá nửa số lao động có đất nông nghiệp bị thu hồi ở địa phương: nhóm đối tượng này chỉ có kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp truyền thống, khi bị thu hồi khó thích nghi với môi trường mới và thị trường lao động, không đủ trình độ văn hoá để tham gia các khoá đào tạo chuyển nghề; tâm lý ngại xa gia đình, ngại chi phí cho đào tạo. Địa phương bố trí từ quỹ đất nông nghiệp để giao cho họ sản xuất canh tác.
- Ngoài việc đào tạo nghề để thu hút lao động vào các doanh nghiệp, cần tăng cường đầu tư phát triển các làng nghề, dịch vụ tại các địa phương nhằm thu hút lao động từ những gia đình có đất bị thu hồi. Các nghề thu hút được nhiều người vào làm việc như: mây tre đan, làm chuổi chít, chế biến thực phẩm, sản xuất đồ gỗ, hàng thêu, ... Những nghề này thu nhập còn thấp nhưng dễ học và quy mô sản xuất có thể mở rộng, sản phẩm được trao đổi và mua bán trên thị trường trong nước và quốc tế, đem lại nguồn lợi cho người lao động và tăng thu nhập ngân sách địa phương.
nhanh chóng sửa đổi cho phù hợp, giúp nông dân khắc phục các hạn chế, tiếp cận các cơ hội việc làm một cách bền vững. Một trong những nguyên nhân khiến người nông dân thiếu việc làm hoặc thất nghiệp là do những hạn chế từ chính bản thân họ hạn chế về nhận thức, trình độ nghề nghiệp, kỹ năng lao động, tác phong lao động.
- Để tạo việc làm một cách bền vững và phát triển mạnh Nhà nuớc có quy định cụ thể hơn về trách nhiệm của các doanh nghiệp có sử dụng đất chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong việc tuyển dụng, sử dụng lao động đối với các hộ dân bị thu hồi đất. Quy định phải sử dụng số lượng lao động địa phương cần tuyển dụng trong các doanh nghiệp, khắc phục tình trạng thu hút lao động chỉ là hình thức. Thời gian lao động đối với lao động là hộ bị thu hồi đất nông nghiệp phải từ 5 năm trở lên đến thời hạn đó doanh nghiệp mới có quyền sa thải lao động, hoặc người lao động muốn sang làm ở lĩnh vực khác mới được di chuyển.