Đánh giá mức độ hài lòng của người dân về giá đất bồi thường và đời sống

Một phần của tài liệu đánh giá công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng một số dự án trên địa bàn huyện vị xuyên tỉnh hà giang giai đoạn 2009-2012 (Trang 93)

3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

3.5.5. Đánh giá mức độ hài lòng của người dân về giá đất bồi thường và đời sống

đời sống của người dân sau thu hồi đất

Số liệu điều tra mức độ hài lòng của người dân về giá bồi thường cho thấy, đa số ý kiến cho rằng chính sách bồi thường của Nhà nước là chưa thoả đáng, giá bồi thường quá thấp so với thị trường. Một số hộ cho biết ngay khi Nhà nước giải toả và bồi thường cho hộ xong thì có nhiều lô đất gần đó được bán ra thị trường với giá gấp đôi, tạo sự bất bình trong nhân dân. Hơn nữa những người không chấp hành chủ trương thu hồi đất thì lại được giao đất ở tại chỗ gây bất bình đối với người dân (trường hợp các hộ dân thôn Làng Khẻn, Đức Thành của xã Đạo Đức).

Theo các hộ điều tra thì chính sách thu hồi đất cho việc phát triển khu công nghiệp, khu đô thị của Nhà nước đối với những đối tượng sống nhờ vào cây lúa, cây ngô không hợp lý. Nhiều hộ khẳng định Nhà nước đang làm cho họ ngày càng “nghèo đi” do không có được việc làm ổn định và nhàn nhã như trước, vì vậy mà thu nhập của họ cũng thấp hơn trước rất nhiều. Họ cho rằng mặc dù sống trong nhà đẹp hơn, rộng hơn, đường xá nhựa hoá thuận tiện giao thông hơn nhưng họ đang

nghèo hơn do không có nguồn thu nhập mặc dù nhu cầu tiêu dùng hàng ngày không thay đổi như: mua gạo, rau, nước sinh hoạt, …. Do vậy cuộc sống của họ khó khăn hơn rất nhiều so với trước kia khi còn đất sản xuất nông nghiệp.

Khi đất đai bị thu hồi nhiều đối tượng là thanh niên đi vào các nhà máy, xí nghiệp hoặc kiếm việc làm ở nơi khác, nhưng đối với phụ nữ và những người ở độ tuổi trung niên thì mất đất canh tác, là đồng nghĩa với thất nghiệp. Vì thế, để giải quyết số lượng lao động nữ và những người trung niên ở địa phương, huyện phải có hướng đào tạo nghề phù hợp với tầng lớp người trên để giúp họ có cơ hội phát triển kinh tế, ổn định đời sống. Qua kết quả điều tra tại 02 dự án cho thấy:

- Dự án Hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp Bình Vàng (giai đoạn 1): Theo kết quả điều tra, phỏng vấn tại xã Đạo Đức thu nhập của người bị thu hồi đất ngày càng giảm sau thu hồi đất, số hộ có thu nhập ổn định 05/85 hộ, thu nhập không ổn định 58/85 hộ chiếm 68,24%. Số hộ có công việc ổn định có 01/85 hộ chiếm tỷ lệ rất thấp, số hộ có công việc không ổn định 58/85 hộ tăng cao. Số hộ có cuộc sống không ổn định là 55 hộ chiếm 64,71% (Bảng 3.16). Đây là nguyên nhân cơ bản mà người dân xã Đạo Đức không hài lòng với việc thu hồi đất của Nhà nước cho việc xây dựng khu công nghiệp tại địa phương.

- Dự án khai thác chế biến khoáng sản mangan Đội 5 xã Ngọc Linh: Theo kết quả điều tra, phỏng vấn cho thấy người bị thu hồi đất ngày càng giảm sau thu hồi đất, số hộ có thu nhập ổn định 02/25 hộ, thu nhập không ổn định 13/25 hộ chiếm 52%. Số hộ có công việc ổn định có 03/25 hộ chiếm tỷ lệ rất thấp, số hộ có công việc không ổn định 14/25 hộ tăng cao. Số hộ có cuộc sống không ổn định là 10 hộ chiếm 40% (Bảng 3.16). Đây là nguyên nhân cơ bản mà người dân không hài lòng với việc thu hồi đất của Nhà nước cho việc phát triển kinh tế.

Bảng 3.16: Tình hình đời sống sau khi bị thu hồi đất dự án Hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp Bình Vàng (giai đoạn 1) và Dự án Khai thác khoáng sản

mangan Đội 5 xã Ngọc Linh.

Chỉ tiêu điều tra

Ổn định Tƣơng đối ổn định Không ổn định

Tổng số Tỷ lệ (%) Tổng số Tỷ lệ (%) Tổng số Tỷ lệ (%)

Dự án Hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp Bình Vàng (giai đoạn 1)

Số phiếu điều tra 85 85 85

1. Thu nhập 5 5,88 22 25,88 58 68,24

2. Công việc 1 1,17 26 30,59 58 68,24

3. Giáo dục 8 9,41 71 83,53 6 7,06

4. Cuộc sống 4 4,70 26 30,59 55 64,71

Dự án Khai thác chế biến khoáng sản mangan Đội 5 xã Ngọc Linh

Số phiếu điều tra 25 25 25

1. Thu nhập 2 8,0 10 40,0 13 52,0

2. Công việc 3 12,0 8 32,0 14 56,0

3. Giáo dục 8 32,0 16 64,0 1 4,0

4. Cuộc sống 3 12,0 12 48,0 10 40,0

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, phỏng vấn các hộ, 2014)

Theo kết quả phỏng vấn tại 02 dự án nghiên cứu cho thấy, về tình hình giáo dục khá ổn định đây là sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền đến việc xây dựng cơ sở vật chất trường lớp học cho con em trên địa bàn. Số hộ cho rằng công tác giáo dục ổn định ở Đạo Đức là 71 hộ chiếm 83,53%, ở Ngọc Linh là 16 hộ chiếm 64,0% (Bảng 3.16).

Hình 3.10. Trƣờng Tiểu học Bình Vàng - xã Đạo Đức

Số liệu điều tra về mức độ hài lòng đối với chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư cho người dân bị thu hồi đất (bảng 3.17) cho thấy, tại xã Đạo Đức có tỉ lệ hộ hài lòng chiếm 58,82%, không hài lòng chiếm 41,18%, đặc biệt không có hộ nào rất hài lòng. Ở xã Ngọc Linh số hộ rất hài chiếm 4%, số hộ hài lòng chiếm 36%, số hộ không hài lòng chiếm 60% đây là tỷ lệ cao. Lý do người dân không hài lòng là do việc bồi thường chưa thỏa đáng, số tiền bồi thường hỗ trợ chưa đảm bảo cuộc sống, chỗ ở mới chưa tốt hơn, việc thu hồi đất họ không còn tư liệu sản xuất không có việc làm đồng nghĩa với không có thu nhập.

Bảng 3.17: Mức độ hài lòng của các hộ sau khi thu hồi đất tại 02 dự án.

Số TT Chỉ tiêu Hạ tầng kỹ thuật khu CN Bình Vàng Khai thác chế biến KS mangan Đội 5 Tổng số Tỷ lệ % Tổng số Tỷ lệ % Tổng số hộ 85 100 25 100 1 Rất hài lòng 0 0,0 1 4,0 2 Hài lòng 50 58,82 9 36,0 3 Không hài lòng 35 41,18 15 60,0

Mức bình quân mỗi hộ được bồi thường đối với dự án hạ tầng khu công nghiệp Bình Vàng là 438,18 triệu đồng/hộ, dự án khai thác mangan là 95,9 triệu đồng/hộ lượng tiền này không nhỏ đối với số tiền này là “Rất , nằm mơ cũng không thấy” (theo Ông Nguyễn Cao Khải 55 tuổi thôn Làng Mới xã Đạo Đức). Tuy nhiên không phải người dân nhận được số tiền cùng một lúc, mà chia thành nhiều đợt khác nhau đây cũng là lý do dẫn đến họ sử dụng số tiền bồi thường của mình kém hiệu quả. Theo Ông Khải nói: “Nhà nước thu hồi đất trả bằng tiền cho chúng tôi, chúng tôi hết đất không còn đất để canh tác thu sản phẩm lúa, ngô để sinh sống. Khi tiêu hết số tiền được bồi thường thì cuộc sống chúng tôi sẽ đi đâu”.

Một phần của tài liệu đánh giá công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng một số dự án trên địa bàn huyện vị xuyên tỉnh hà giang giai đoạn 2009-2012 (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)