Hàng thừa kế thứ ba

Một phần của tài liệu Hàng thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 53)

Điểm c khoản 1 Điều 676 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định ng-ời thừa kế ở hàng thứ ba bao gồm: "Cụ nội, cụ ngoại của ng-ời chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của ng-ời chết; cháu ruột của ng-ời chết mà ng-ời chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của ng-ời chết mà ng-ời chết là cụ nội, cụ ngoại".

ở đây, phạm vi những ng-ời h-ởng di sản đã đ-ợc mở rộng thêm ra với quy định những ng-ời có quan hệ huyết thống trực hệ và bàng hệ xa hơn đ-ợc h-ởng di sản thừa kế của nhau. Điều này thể hiện sự bảo vệ ở mức cao hơn quan hệ huyết thống trong phân chia di sản thừa kế theo pháp luật. Quy định ng-ời thừa kế không phân biệt huyết thống về bên nội (cụ nội, bác ruột, chú ruột, cô ruột, chắt ruột của cụ nội) hay bên ngoại (cụ ngoại, bác ruột, cậu ruột, dì ruột, chắt ruột của ng-ời chết) đều đ-ợc h-ởng di sản là một minh chứng cho bản chất tiến bộ của pháp luật thừa kế Việt Nam hiện đại.

* Cụ nội, cụ ngoại của ng-ời chết, chắt ruột của ng-ời chết mà ng-ời chết là cụ nội, cụ ngoại

Cụ nội, cụ ngoại và chắt là những ng-ời thân thích trực hệ. Trên thực tế, mặc dù không nhiều nh-ng vẫn còn những gia đình tứ đại đồng đ-ờng- gia đình có tới bốn thế hệ chung sống với nhau, trong đó có các chắt và các cụ, ông bà, bố mẹ. Việc giữa chắt và cụ nội, cụ ngoại có quyền h-ởng di sản của nhau theo pháp luật nếu xét trong mối quan hệ huyết thống nh- vậy là có cơ sở. Tuy nhiên, nếu xét quy định về hàng thừa kế này trong mối liên hệ với pháp luật hôn nhân và gia đình, có thể thấy rằng cụ nội, cụ ngoại và các chắt ruột không phải là những ng-ời có nghĩa vụ pháp lý với nhau trong gia đình (không phải là những ng-ời có nghĩa vụ nuôi d-ỡng nhau, không có quan hệ

đại diện hay giám hộ cho nhau). Trên thực tế, cụ và các chắt th-ờng cũng không nuôi d-ỡng nhau, bởi giữa họ còn có thế hệ ông bà và cha mẹ. Hơn nữa, nếu di sản của cụ đ-ợc để lại đến thế hệ chắt thì sự manh mún tài sản là rất lớn. Ng-ợc lại, di sản của chắt mà đ-ợc phân chia tới các cụ là điều hầu nh- không xảy ra, bởi vì khó có tr-ờng hợp chắt lại chết tr-ớc các cụ; và các cụ nếu có thực tế nhận di sản của chắt thì ý nghĩa kinh tế của di sản là không đảm bảo. Quy định trên vì những lý do nh- vậy có lẽ nào đã thật sự thuyết phục?

* Bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của ng-ời chết và cháu ruột của ng-ời chết mà ng-ời chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột

Bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột - những ng-ời là anh, chị, em ruột của cha, mẹ ng-ời để lại di sản, mặc dù thông th-ờng không thuộc chung một gia đình với ng-ời để lại di sản, không có nghĩa vụ nuôi d-ỡng luật định với ng-ời để lại di sản nh-ng là ng-ời có quan hệ thân thích bàng hệ với ng-ời đó. T- cách ng-ời thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ ba có lẽ xuất phát chủ yếu bởi điều đó.

Cháu ruột của ng-ời chết mà ng-ời chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột- ng-ợc lại, là con của anh, chị, em ruột ng-ời để lại di sản. Anh, chị em ruột là ng-ời thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ hai, vậy con của họ đ-ợc xếp vào hàng thừa kế thứ ba là hoàn toàn hợp lý. Một mặt, con của anh, chị em ruột th-ờng không sống chung một mái nhà với ng-ời chết là bác, chú, cậu, cô, dì ruột. Mặt khác, họ không thể cùng cha, mẹ mình là những ng-ời có quan hệ gần gũi hơn với ng-ời chết đồng thời nhận di sản.

Về quan hệ giữa cháu và bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, ng-ời x-a có câu: "Xảy cha còn chú, xảy mẹ bú dì", câu nói đó trong nhiều tr-ờng hợp cho tới nay vẫn còn nguyên giá trị. Vì nhiều lý do khác nhau, có những đứa trẻ không đ-ợc nuôi d-ỡng bởi cha mẹ nh-ng lại đ-ợc nuôi nấng, dạy dỗ bởi những ng-ời bà con, nhất là các anh, chị, em ruột của cha mẹ

chúng. Ng-ợc lại, cũng có những ng-ời không đ-ợc chăm sóc bởi con cái mình nh-ng lại đ-ợc nuôi d-ỡng bởi những ng-ời cháu ruột gọi mình là bác, chú, cậu, cô, dì. Tuy nhiên, quan hệ nuôi d-ỡng đó phát sinh từ tình cảm giữa những ng-ời có huyết thống bàng hệ khác bậc, không phải là nghĩa vụ luật định. Luật hôn nhân và gia đình không quy định nghĩa vụ nuôi d-ỡng giữa cháu và bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột. Trong khi con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi, con riêng và cha d-ợng, mẹ kế có thể đ-ợc h-ởng di sản thừa kế của nhau theo hàng thừa kế thứ nhất thì có lẽ nào khi cháu ruột và các bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột cũng có quan hệ nuôi d-ỡng thực tế với nhau lại không có quyền h-ởng di sản t-ơng đ-ơng?

Việc xác định ba hàng thừa kế theo pháp luật nh- trên có thể nói là minh chứng xác đáng cho nguyên tắc mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền thừa kế và nguyên tắc củng cố, giữ vững tình th-ơng yêu, đoàn kết trong gia đình - hai trong số các nguyên tắc cơ bản của pháp luật thừa kế Việt Nam.

Quyền bình đẳng trong quan hệ thừa kế theo pháp luật nh- phân tích ở trên tr-ớc hết thể hiện trong các quy định về hàng thừa kế. Mọi cá nhân, không phân biệt nam nữ, dân tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội,... nếu có quan hệ thân thuộc với ng-ời để lại di sản thì theo quy định của pháp luật, họ đều là những ng-ời thừa kế tại các hàng thừa kế. Vợ và chồng thuộc hàng thừa kế thứ nhất của nhau. Con trong giá thú hay con ngoài giá thú, con gái hay con trai, con có năng lực hành vi dân sự hay mất năng lực hành vi dân sự,... đều là ng-ời thừa kế tại hàng thừa kế thứ nhất của cha, mẹ. Họ tộc về bên nội hay bên ngoại nếu cùng bậc cũng đều có thể h-ởng thừa kế theo cùng một hàng thừa kế... Nguyên tắc này còn tiếp tục đ-ợc thể hiện cụ thể trong quy định về phân chia di sản trong hàng thừa kế (chúng tôi sẽ trình bày chi tiết vấn đề này ở tiểu mục 2.2.1). Nguyên tắc bình đẳng về quyền thừa kế cũng hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc Hiến định "Mọi công dân đều bình đẳng tr-ớc pháp luật" đ-ợc ghi nhận tại Điều 52 Hiến Pháp Việt Nam năm 1992.

Khoản 1 Điều 676 Bộ luật Dân sự năm 2005 về hàng thừa kế và một số quy định liên quan cũng đã chứng minh cho nguyên tắc củng cố, giữ vững tình th-ơng yêu và đoàn kết trong gia đình, phù hợp với nguyên tắc chung trong quan hệ dân sự- việc xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự phải đảm bảo giữ gìn bản sắc dân tộc, tôn trọng và phát huy phong tục, tập quán, truyền thống tốt đẹp, tinh thần đoàn kết, t-ơng thân, t-ơng ái, mỗi ng-ời vì cộng đồng, cộng đồng vì mỗi ng-ời và các giá trị đạo đức cao đẹp của các dân tộc cùng sinh sống trên đất n-ớc. Vì mục đích xây dựng những gia đình dân chủ, hòa thuận, hạnh phúc trong đó mọi ng-ời đoàn kết, th-ơng yêu, giúp đỡ nhau tiến bộ của chế độ hôn nhân và gia đình Việt Nam, quy định về hàng thừa kế rõ ràng, khoa học giúp cho tinh thần đoàn kết, t-ơng trợ giữa những ng-ời trong gia đình đ-ợc giữ vững ngay cả khi vấn đề thừa kế theo pháp luật đ-ợc đặt ra. Đặc biệt, các quy định về hàng thừa kế liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi quyền của phụ nữ, trẻ em, ng-ời đã thành niên nh-ng không có khả năng lao động, ng-ời già yếu, cô đơn,... chính là bằng chứng thể hiện rõ nét nguyên tắc đó, đồng thời thể hiện bản chất tiến bộ của pháp luật thừa kế n-ớc ta.

Quy định tại khoản 1 Điều 676 Bộ luật Dân sự 2005 về ba hàng thừa kế theo pháp luật đã bảo vệ sự dịch chuyển di sản theo đa diện. Một mặt, nó thể hiện sự bảo vệ, củng cố và duy trì bản chất tốt đẹp truyền thống của các quan hệ xã hội phát sinh trong việc chia thừa kế. Phạm vi các hàng thừa kế đã đ-ợc mở rộng t-ơng đối. Theo đó, di sản thừa kế khó có thể không phân chia cho những ng-ời có quan hệ huyết thống trực hệ và bàng hệ với ng-ời để lại di sản- nhóm quan hệ đ-ợc bảo vệ quyền thừa kế ở mức độ cao nhất. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong xu thế phát triển hiện đại, các gia đình th-ờng không sinh nhiều con và vì thế gia tộc cũng không lớn nh- tr-ớc kia, số l-ợng ng-ời thuộc hàng thừa kế giảm; bởi thế, mở rộng hàng thừa kế cũng là một giải pháp để đảm bảo cho việc chia di sản thừa kế đ-ợc triệt để. Mặt khác, từng hàng thừa kế luôn có sự hiện diện của những ng-ời thân thích thuộc về nhiều thế hệ khác nhau bảo đảm di sản vừa thực hiện đ-ợc "sứ mệnh" tinh thần, vừa mang

trọn ý nghĩa kinh tế vốn có trong tài sản. Tuy nhiên, mỗi hàng thừa kế với phạm vi ng-ời thừa kế khá rộng nh- vậy sẽ khiến cho di sản dễ bị phân chia nhỏ lẻ, manh mún và thực tế đôi khi gây nhiều khó khăn cho việc sử dụng và phát triển khối di sản đó, nhất là khi di sản là bất động sản, di sản là sản nghiệp kinh doanh, là các loại quỹ,...

Nh- vậy, mặc dù quy định về hàng thừa kế trong pháp luật hiện hành đ-ợc đánh giá là khá hợp lý nh-ng cũng không tránh khỏi những tồn tại nhất định. Các vấn đề đó cần hết sức đ-ợc l-u tâm tới khi chúng ta nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Bộ luật Dân sự năm 2005 để các quy định về hàng thừa kế đ-ợc hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu Hàng thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)