Hàng thừa kế thứ ha

Một phần của tài liệu Hàng thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 50 - 53)

Hàng thừa kế thứ hai theo quy định tại Điểm b khoản 1 Điều 676 Bộ luật Dân sự năm 2005 bao gồm: "Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của ng-ời chết, cháu ruột của ng-ời chết mà ng-ời chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại".

* Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại của ng-ời chết và cháu ruột của ng-ời chết mà ng-ời chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại

Ngày nay, tài sản cá nhân và tài sản gia đình không phải đồng nhất, do vậy, ông bà nhận di sản thừa kế của cháu không phải nhận lại phần vốn là của mình (t-ơng tự nh- cha, mẹ của cháu). Tr-ớc hết, ông bà là những ng-ời có quan hệ huyết thống với ng-ời để lại di sản, tuy không trực tiếp sinh thành ra ng-ời đó nh-ng ông bà là ng-ời sinh ra cha, mẹ, là đạo làm cháu phải luôn khắc ghi công ơn đó, nh- các cụ x-a có câu: "Con ng-ời có tổ có tông; Nh- cây có cội nh- sông có nguồn". Hơn nữa, ông bà còn có thể là ng-ời thay cha mẹ chăm sóc, dạy dỗ cháu nên ng-ời. Nghĩa vụ này không chỉ thuộc phạm trù đạo đức mà còn đ-ợc luật hôn nhân và gia đình ghi nhận. Ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ nuôi d-ỡng cháu trong tr-ờng hợp cháu ch-a thành niên hoặc cháu đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có anh, chị, em nuôi d-ỡng. Nh- vậy, việc thừa nhận quyền thừa kế của ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại đối với cháu là có cơ sở về mặt đạo đức. Tuy nhiên, nếu di sản có ý nghĩa thực hiện nghĩa vụ nuôi d-ỡng thì lại thấy rằng, nghĩa vụ nuôi d-ỡng ông bà tr-ớc hết thuộc về cha, mẹ của cháu và các anh, chị,

em của cha, mẹ cháu. Nhìn từ góc độ khác, nếu di sản không phải t- liệu sinh hoạt mà là t- liệu sản xuất, là vốn thì khi dịch chuyển cho ông bà, chúng sẽ khó có thể đ-ợc bảo tồn, ch-a nói đến phát triển (ông bà đã có tuổi, khó có thể trực tiếp quản lý di sản, khi ông bà mất đi, di sản đó lại sẽ tiếp tục đ-ợc đem chia thừa kế).

So với quy định tại điểm b khoản 1 Điều 679 Bộ luật Dân sự năm 1995, điều 676 Bộ luật Dân sự năm 2005 đã bổ sung thêm "cháu ruột của ng-ời chết mà ng-ời chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại". (Về kỹ thuật lập pháp, có một sự thay đổi nhỏ trong việc sử dụng thuật ngữ là: bổ sung thêm cụm từ "mà ng-ời chết" so với Bộ luật Dân sự 1995 và Pháp lệnh thừa kế 1990 nh-ng đã đem lại hiệu quả đáng kể, giúp cho quy định về hàng thừa kế thứ hai tại Bộ luật Dân sự đ-ợc rõ ràng, dễ hiểu hơn nhiều). Quy định này xét theo quan niệm dân gian "n-ớc mắt chảy xuôi" là phù hợp quy luật cuộc sống. Ông bà, cha mẹ suốt đời vất vả hi sinh cho con cháu, tới khi "trăm tuổi", tài sản cố công gây dựng một đời cũng chỉ dành lại cho con, cháu mà thôi. Di sản đ-ợc giao đến đời cháu đảm bảo hầu nh- chắc chắn của cải đ-ợc chuyển giao cho những ng-ời khai thác và quản lý trẻ, nhằm đảm bảo sự kế tục kinh tế của gia đình, qua đó góp phần duy trì cuộc sống và thúc đẩy sự phát triển kinh tế quốc dân. Hơn nữa, cháu cũng là ng-ời có bổn phận kính trọng, chăm sóc và phụng d-ỡng ông bà nội, ông bà ngoại theo quy định của pháp luật. Vậy, quy định cháu đ-ợc h-ởng di sản thừa kế của ông bà theo trình tự hàng thừa kế thứ hai vừa phù hợp quy luật cuộc sống, phù hợp đạo lý, vừa tạo ra sự nhất thể hóa trong các quy định pháp luật thừa kế (ông bà đ-ợc h-ởng thừa kế của cháu và cháu cũng đ-ợc h-ởng thừa kế của ông bà). Quy định cũng t-ơng thích với pháp luật hôn nhân và gia đình khi quy định về quan hệ giữa ông bà và cháu.

Một điểm tiến bộ đ-ợc kế thừa từ những văn bản quy định về thừa kế liền tr-ớc đó là theo quy định trên, pháp luật đã đặt ngang hàng quan hệ huyết thống cả về bên nội và bên ngoại. Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại cũng

nh- các cháu nội, cháu ngoại đều có quyền h-ởng di sản thừa kế theo cùng một hàng thừa kế.

* Anh ruột, chị ruột, em ruột của ng-ời chết

Anh, chị, em ruột cũng là những ng-ời thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ hai của nhau. Pháp luật một số n-ớc trên thế giới cũng thừa nhận quyền thừa kế giữa những ng-ời này nh-ng có sự phân biệt giữa anh chị em cùng mẹ cùng cha và anh chị em cùng cha khác mẹ hay anh chị em cùng mẹ khác cha (Pháp luật Thái Lan quy định anh chị, em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha thuộc hàng thừa kế sau anh chị em cùng cha mẹ; Pháp luật Nhật bản quy định anh chị em cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha chỉ đ-ợc h-ởng kỷ phần bằng 1/2 của anh chị em cùng mẹ cùng cha đối với ng-ời để lại thừa kế). Pháp luật Việt Nam hiện hành không có sự phân biệt nh- vậy, những ng-ời con của cùng một cha một mẹ sinh ra, hoặc có khi cùng cha khác mẹ hay cùng mẹ khác cha, những ng-ời "nh- thể chân tay" là những ng-ời có nghĩa vụ nuôi d-ỡng nhau trong gia đình (trong tr-ờng hợp họ không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi d-ỡng, chăm sóc, giáo dục con). Theo pháp luật thừa kế, họ ngang hàng nhau trong việc h-ởng di sản thừa kế của nhau, cũng nh- của cha mẹ. Con riêng của vợ và con riêng của chồng mặc dù có thể cùng chung sống d-ới một mái nhà nh-ng không phải là những ng-ời có chung dòng máu, không phải là anh, chị, em ruột nên họ không phải là những ng-ời thuộc hàng thừa kế thứ hai của nhau.

Hàng thừa kế thứ hai không bao gồm anh chị em nuôi nh- trong một số luật về thừa kế giai đoạn tr-ớc quy định, và cũng không bao gồm cháu nuôi. Con nuôi chỉ có quan hệ thừa kế với cha mẹ nuôi mà không có quan hệ thừa kế với những ng-ời con khác của ng-ời nuôi con nuôi. Cha mẹ của ng-ời nuôi con nuôi cũng không đ-ợc quyền thừa kế của ng-ời con nuôi đó. Nh- vậy, pháp luật không công nhận quan hệ thừa kế giữa những ng-ời mà theo cách gọi trong dân gian là anh chị em nuôi với nhau, ông bà nuôi với cháu nuôi. Điều này cũng là hợp lý, bởi lẽ, quan hệ nuôi con nuôi chỉ phát sinh do

sự kiện nhận nuôi con nuôi. Quan hệ đó chỉ có ý nghĩa đối với ng-ời nhận nuôi và ng-ời đ-ợc nhận nuôi, nó không thể làm ảnh h-ởng tới những ng-ời thân thích khác trong gia đình của ng-ời nhận nuôi con nuôi.

Một phần của tài liệu Hàng thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 50 - 53)