Ng-ời vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi d-ỡng ng-ời để lại di sản

Một phần của tài liệu Hàng thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 65 - 66)

nhân phẩm của ng-ời đó trong tr-ờng hợp này phải ở mức độ nguy hiểm đáng kế cho xã hội, đến mức bị xem là tội phạm. Hành vi đó cũng phải đ-ợc xem xét qua thủ tục tố tụng hình sự và phải có một bản án của tòa án đã có hiệu lực pháp luật dành cho ng-ời đã cố ý thực hiện đối với ng-ời để lại di sản thì ng-ời đó mới không có quyền h-ởng di sản theo pháp luật. Nếu hành vi chỉ đ-ợc thực hiện do lỗi vô ý, hoặc vi phạm ch-a đ-ợc phát hiện, xử lý hay bản án ch-a có hiệu lực pháp luật,... thì quyền h-ởng di sản theo pháp luật của ng-ời thực hiện hành vi không thể bị t-ớc bỏ.

2.3.2. Ng-ời vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi d-ỡng ng-ời để lại di sản lại di sản

Nuôi d-ỡng không chỉ là một bổn phận thuộc phạm trù đạo đức mà còn là một nghĩa vụ luật định giữa vợ và chồng, cha mẹ và con, ông bà và cháu, anh chị em ruột với nhau. Theo quy định tại Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, "Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền cùng nhau chăm sóc, nuôi d-ỡng con ch-a thành niên, con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình" (khoản 1 Điều 36); "Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi d-ỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ ốm đau, già yếu, tàn tật; trong tr-ờng hợp các gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi d-ỡng cha mẹ" (khoản 2 Điều 36); Anh chị em có nghĩa vụ nuôi d-ỡng nhau trong tr-ờng hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện nuôi d-ỡng; Ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ nuôi d-ỡng cháu "trong tr-ờng hợp cháu ch-a thành niên hoặc cháu đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình" mà không có anh, chị, em nuôi d-ỡng (Điều 47). Chỉ những ng-ời có nghĩa vụ nuôi d-ỡng luật định nói trên mới có thể là chủ thể của vi phạm này. Nh- vậy, trong các hàng thừa kế, cụ

nội, cụ ngoại và các chắt, cháu ruột và bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột không có nghĩa vụ nuôi d-ỡng nhau nên không khi nào bị t-ớc quyền thừa kế do tr-ờng hợp thứ hai này. Vi phạm nghĩa vụ nuôi d-ỡng ở mức độ nghiêm trọng có thể đ-ợc hiểu là "có khả năng thực hiện nghĩa vụ nuôi d-ỡng mà không thực hiện làm cho ng-ời cần đ-ợc nuôi d-ỡng lâm vào tình trạng khổ sở hoặc nguy hiểm đến tính mạng", sự việc phải diễn ra trong vòng 3 năm tr-ớc thời điểm mở thừa kế, ng-ời thực hiện hành vi của đó đã đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo h-ớng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao tại Nghị quyết 02/HĐTP ngày 19/10/1990.

Tuy nhiên, có thể thấy quy định này có lẽ chủ yếu mang tính chất giáo dục đạo đức, không nhiều khả năng thực tiễn. Bởi vì, một ng-ời đ-ợc nuôi d-ỡng theo nghĩa vụ luật định đã không đ-ợc nuôi d-ỡng mà đến mức lâm vào tình trạng khổ sở hoặc nguy hiểm đến tính mạng thì có lẽ không có, hoặc có không đáng kể di sản thừa kế. Hơn nữa, với tội danh liên quan tới hành vi này, cơ quan chức năng sẽ chỉ khởi tố khi ng-ời bị vi phạm nghĩa vụ nuôi d-ỡng có yêu cầu. Song, giữa những ng-ời có quan hệ nuôi d-ỡng ấy, không dễ gì họ "tố cáo" nhau tr-ớc pháp luật, phần vì th-ơng con, cháu,... phần vì danh dự bản thân và gia đình,... Do vậy, những ng-ời còn sống không dễ gì chỉ ra căn cứ một ng-ời vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi d-ỡng ng-ời để lại di sản.

Một phần của tài liệu Hàng thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 65 - 66)