Yêu cầu hoàn thiện pháp luật về hàng thừa kế

Một phần của tài liệu Hàng thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 78 - 81)

* Hoàn thiện quy định về hàng thừa kế nhằm tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc xác định và ổn định quan hệ thừa kế theo pháp luật, từ đó củng cố gia đình Việt Nam

Thừa kế là sự dịch chuyển tài sản của ng-ời chết sang cho những ng-ời còn sống. Nh-ng khác với những sự dịch chuyển tài sản thông th-ờng là mối quan hệ giữa ng-ời dịch chuyển tài sản và ng-ời nhận dịch chuyển tài

sản, quan hệ thừa kế lại là quan hệ giữa những ng-ời thừa kế (quan hệ giữa những ng-ời nhận dịch chuyển tài sản). Các quy định về hàng thừa kế hợp lý, khoa học sẽ là cơ sở pháp lý vững chắc cho việc xác định ng-ời thừa kế theo pháp luật, từ đó là tiền đề cho việc chia di sản thừa kế đúng với pháp luật. Trong quan hệ thừa kế theo pháp luật, các hàng thừa kế lại luôn bao gồm những ng-ời thân thích với ng-ời để lại di sản. Do vậy, đảm bảo sự ổn định của các quan hệ thừa kế cũng chính là đảm bảo sự đoàn kết giữa các thành viên trong gia đình, nhằm ổn định và phát triển gia đình Việt Nam.

* Hoàn thiện quy định về hàng thừa kế nhằm góp phần hoàn thiện chế định thừa kế

Chế định thừa kế là tổng hợp của rất nhiều quy định cùng điều chỉnh quan hệ thừa kế, trong đó có những quy định chung về thừa kế, có quy định về thừa kế theo di chúc và quy định về thừa kế theo pháp luật. Nền kinh tế thị tr-ờng khuyến khích sự phát triển nhanh chóng về kinh tế, của cải đ-ợc tạo ra ngày một nhiều, nh-ng cũng không tránh khỏi mặt trái của nó là sự lệch lạc chuẩn mực đạo đức trong gia đình cũng nh- ngoài xã hội của một số cá nhân. Quan hệ thừa kế- một loại quan hệ dịch chuyển tài sản, theo đó cũng diễn ra ngày một nhiều và thêm phần phức tạp, đòi hỏi sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật, trong đó không thể thiếu những quy định liên quan tới ng-ời thừa kế, hàng thừa kế. Hoàn thiện quy định về hàng thừa kế và một số quy định liên quan là hoàn thiện pháp luật điều chỉnh thừa kế theo pháp luật, cũng là góp phần hoàn thiện toàn bộ chế định thừa kế.

*Hoàn thiện quy định về hàng thừa kế xuất phát từ thực trạng pháp

luật Việt Nam hiện hành về hàng thừa kế

Nh- đã phân tích ở nội dung ch-ơng 2 và mục 3.1, pháp luật Việt Nam hiện hành về hàng thừa kế nhìn chung quy định t-ơng đối toàn diện và khoa học về hàng thừa kế, tạo điều kiện pháp lý thuận lợi cho công tác áp dụng pháp luật, giải quyết hiệu quả nhiều vụ việc thừa kế theo pháp luật diễn ra trên

thực tiễn. Tuy vậy, bên cạnh những thành công, pháp luật về hàng thừa kế vẫn thể hiện một số hạn chế kể cả d-ới khía cạnh luật thực định cũng nh- thực tiễn áp dụng.

D-ới khía cạnh luật thực định, có thể tổng kết một vài điểm bất cập trong pháp luật hiện nay, đó là: quy định tại hàng thừa kế thứ hai và thứ ba ch-a tính đến yêu cầu về việc quản lý, sử dụng di sản trong thời đại mới, đặc biệt khi đó là những t- liệu kinh doanh, khái niệm nuôi d-ỡng và "nuôi d-ỡng nh- cha con, mẹ con" ch-a có sự giải thích chính thức làm cơ sở cho việc xác định quan hệ nuôi d-ỡng nhau giữa con riêng và cha d-ợng, mẹ kế từ đó giải quyết quyền thừa kế giữa họ, ch-a quy định rõ về nh-ờng quyền thừa kế;...

Tổng kết thực tiễn áp dụng pháp luật tại các tòa án, cũng có thể nhận thấy một số tồn tại nh-: ch-a áp dụng chính xác quy định về hàng thừa kế, ch-a xác định thống nhất t- cách ng-ời thừa kế theo hàng trong tr-ờng hợp có thừa kế thế vị,... Những hạn chế này xuất phát từ nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau, song không thể phủ nhận sự thiếu sót của luật thực định. Thực tế đó đã và đang đặt ra nhu cầu hoàn thiện pháp luật về thừa kế nói chung, về hàng thừa kế nói riêng.

* Hoàn thiện pháp luật về hàng thừa kế xuất phát từ nhu cầu xã hội trong tình hình mới

Trong xã hội hiện đại, một số vấn đề mới nảy sinh mà pháp luật hiện ch-a có hành lang pháp lý dành cho nó, trong đó có những vấn đề liên quan trực tiếp tới việc xác định hàng thừa kế. Có thể minh chứng một hiện t-ợng d-ới đây:

Một thực tế khá phổ biến hiện nay, khi mà trình độ khoa học và công nghệ nói chung, trình độ y học nói riêng đã rất phát triển với nhiều thành tựu to lớn, đó là việc thụ tinh trong ống nghiệm đã và đang đ-ợc áp dụng và gặt hái đ-ợc nhiều thành công trên thế giới cũng nh- ở Việt Nam. Theo quy định của pháp luật hiện nay, con sinh ra trong thời kì hôn nhân hay do ng-ời vợ

thành thai trong thời kỳ đó hoặc đã thành thai tr-ớc đó nh-ng đ-ợc thừa nhận là con chung mới đ-ợc xem là con chung vợ chồng. Nh-ng với khoa học hiện đại, một ng-ời vợ hoàn toàn có thể giữ lại tinh trùng của chồng trong ngân hàng tinh trùng và thụ thai sau khi chồng mất. Xét về huyết thống, đứa trẻ đ-ợc sinh ra hoàn toàn là con chung vợ chồng, là con đẻ của ng-ời cha đã mất, liệu nó có đ-ợc h-ởng thừa kế của cha mình? Tr-ờng hợp khác, trong thời kỳ hôn nhân, chồng không có khả năng có con, vợ chồng bàn bạc nhất trí sinh con nhờ sự can thiệp của khoa học; hoặc giả sử ng-ời vợ không bàn bạc với chồng đã tự đi thụ thai theo cách đó mà chồng không hề hay biết, đứa trẻ sinh ra đ-ợc xem là con chung vợ chồng hay chỉ là con riêng của vợ? Xác định t- cách đứa trẻ sẽ quyết định quyền h-ởng thừa kế của nó với ng-ời mà nó gọi là cha. Điều này đặt ra tr-ớc pháp luật yêu cầu về quy định khung pháp lý cho việc xác định cha mẹ cho con sinh ra theo ph-ơng pháp khoa học nhằm bảo vệ tốt hơn nữa quyền công dân nói chung, quyền thừa kế tài sản nói riêng, cũng là đảm bảo vấn đề nhân đạo xã hội.

Một phần của tài liệu Hàng thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)