Trên cơ sở phân tích những thành công và tồn tại của pháp luật Việt Nam hiện hành về hàng thừa kế, xuất phát từ yêu cầu hoàn thiện pháp luật về hàng thừa kế, tác giả xin mạnh dạn đ-a ra một số kiến nghị nh- sau:
* Về nội dung hàng thừa kế
- Quy định vợ, chồng thuộc hàng thừa kế thứ nhất, có quyền ngang nhau và đ-ợc -u tiên hàng đầu trong việc h-ởng di sản thừa kế của nhau theo pháp luật là nét tiến bộ v-ợt bậc của pháp luật thừa kế Việt Nam hiện hành, khẳng định vị trí của quan hệ hôn nhân trong gia đình bên cạnh vị trí của quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi d-ỡng, đồng thời có ý nghĩa to lớn trong việc bảo vệ trật tự gia đình khẳng định sự bình đẳng vợ chồng và vai trò không thể thiếu của ng-ời vợ trong gia đình. Song, theo quan điểm cá nhân, tôi cho rằng quy định quyền thừa kế của vợ, chồng cần thiết phải tính đến sự đóng góp của
vợ, chồng trong thực tế đối với khối di sản thừa kế, nhằm đảm bảo sự công bằng. Quy định pháp luật về phân chia tài sản vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân hay khi ly hôn đều tính toán tới yếu tố đó. Tuy rằng thừa kế không phải là sự thụ h-ởng tài sản theo công sức nh-ng nếu một ng-ời không hề có vai trò gì trong việc tạo dựng tài sản của ng-ời chồng (vợ) mà khi chồng (vợ) chết lại là -u tiên hàng đầu h-ởng di sản rõ ràng không phù hợp với đạo đức xã hội. Hơn nữa, theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình, vợ chồng có nghĩa vụ giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt, trong đó không thể thiếu những hoạt động về kinh tế- mặt hoạt động nhằm tạo ra của cải. Nếu khi chồng (vợ) còn sống, vợ (chồng) không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ luật định kể trên, mối liên hệ vợ chồng thực sự rất lỏng lẻo thì khi chồng (vợ) mất đi, có lẽ nào ng-ời còn sống đ-ợc thừa h-ởng tài sản mà ng-ời kia để lại là có lý?
- Con đẻ và cha mẹ đẻ đ-ợc thừa kế theo pháp luật của nhau là hoàn toàn phù hợp xét về cả cơ sở kinh tế và cơ sở đạo đức của vấn đề dịch chuyển di sản, thỏa mãn nguyện vọng chung của toàn xã hội và theo thông lệ chung của pháp luật thế giới. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật hiện hành, chỉ những đứa trẻ đ-ợc thành thai tr-ớc và trong hôn nhân mới đ-ợc xem là con đẻ chung của vợ chồng, là con đẻ của chồng và vợ. Quan điểm này xét tới một số tr-ờng hợp trong xã hội hiện đại sẽ gặp phải những v-ớng mắc. Ngày nay, nhờ sự phát triển rực rỡ của y học, việc ng-ời phụ nữ sinh con là giọt máu của chồng sau khi chồng đã mất là điều hoàn toàn có thể. Đứa trẻ đ-ợc sinh ra đ-ơng nhiên là con đẻ chung của vợ chồng, mang trong mình dòng máu của mẹ và cả của ng-ời cha đã quá cố, nh-ng nếu xét theo quy định pháp luật hiện hành lại không đ-ợc coi là con đẻ của chính cha đẻ nó. Do vậy, tác giả thiết nghĩ rằng, các nhà làm luật cần xem xét lại khái niệm con chung vợ chồng làm cơ sở vững chắc để giải quyết không chỉ hợp lý, mà còn hợp tình các tranh chấp thừa kế liên quan.
Cũng từ việc con sinh ra theo ph-ơng pháp khoa học, vấn đề xác định t- cách pháp lý của cha, mẹ và con sinh trong tr-ờng hợp này cũng trở thành
một yêu cầu bức thiết đối với pháp luật. Điều này liên quan trực tiếp tới vấn đề xác định ng-ời thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất, cụ thể là xác định cha đẻ, mẹ đẻ và con đẻ. Bởi vậy, pháp luật cũng cần sớm điều chỉnh cụ thể vấn đề trên, từ đó làm cơ sở giải quyết quyền lợi mọi mặt của những ng-ời liên quan, trong đó có quyền thừa kế.
- Với t- cách bổ sung cho quan hệ thừa kế tại hàng thừa kế thứ nhất, con riêng và cha d-ợng, mẹ kế cũng có thể đ-ợc thừa kế của nhau nếu họ đã thực hiện nghĩa vụ nuôi d-ỡng nhau nh- cha con, mẹ con. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam cho tới nay ch-a có sự giải thích chính thức khái niệm này. Điều đó có thể dẫn tới thực trạng khi ng-ời để lại di sản chết, vì không muốn con riêng của vợ (chồng) ng-ời để lại di sản đ-ợc h-ởng di sản thừa kế theo pháp luật của ng-ời đó mà những ng-ời thừa kế khác không công nhận quan hệ thừa kế giữa ng-ời con riêng và cha d-ợng, mẹ kế đó. Trong bối cảnh khung pháp lý ch-a thật sự đầy đủ, các tòa án khó có cơ sở bảo vệ quyền lợi chính đáng của con riêng và cha d-ợng, mẹ kế. Nh- vậy, mặc dù quy định về quan hệ nuôi d-ỡng không thuộc lĩnh vực thừa kế nh-ng đó cũng là cơ sở để giải quyết quan hệ thừa kế theo pháp luật. Bởi vậy, khái niệm "nuôi d-ỡng" nói chung, khái niệm "chăm sóc, nuôi d-ỡng nh- cha con, mẹ con" nói riêng cần đ-ợc làm sáng tỏ trong pháp luật, để góp phần bảo vệ tốt hơn nữa các quyền lợi về mặt nhân thân cũng nh- tài sản của công dân, trong đó có quyền thừa kế giữa những ng-ời có quan hệ nuôi d-ỡng với nhau, quyền thừa kế giữa con riêng và cha d-ợng, mẹ kế.
- Công nhận quyền thừa kế của con và cha mẹ của ng-ời để lại di sản là điều nên làm, bởi hơn ai hết, họ là những ng-ời có quan hệ huyết thống gần gũi hơn cả với ng-ời để lại di sản. Nh-ng, pháp luật một số n-ớc không xếp chung cha, mẹ và con vào cùng một hàng thừa kế nh- trong pháp luật Việt Nam hiện nay mà -u tiên con của ng-ời để lại di sản ở hàng tr-ớc còn cha, mẹ đ-ợc xếp vào hàng thừa kế sau. Điều đó có thể lý giải bằng những luận điểm khá thuyết phục. Mặc dù xếp cha, mẹ thuộc hàng thừa kế đầu tiên nếu xét
riêng về khía cạnh đạo đức đã thể hiện sự bảo vệ ở mức độ cao tới đời sống của ng-ời có tuổi theo quan niệm dân gian "già cậy con", không may con chết tr-ớc cha mẹ, di sản của con để lại sẽ giúp cha mẹ bớt phần khó khăn lúc tuổi cao sức yếu. Nh-ng nếu xét tới ý nghĩa kinh tế của việc dịch chuyển tài sản, quy định này sẽ không mang lại hệ quả tốt so với việc di sản thừa kế chỉ chuyển giao cho các con. Bởi nếu bớt đi phần kỷ phần chia cho cha, mẹ, di sản sẽ đ-ợc chuyển giao một cách tập trung hơn và tạo điều kiện để các con- thế hệ sau kế tục sự nghiệp kinh tế của gia đình. Về điểm này, tôi nghĩ rằng các nhà làm luật Việt Nam hoàn toàn có thể tham khảo để cân nhắc khi quy định các thứ tự thừa kế.
- Về hàng thừa kế thứ hai và thứ ba, nh- đã phân tích ở tiểu mục 2.1.2 và 2.1.3, việc quy định ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại và cụ nội, cụ ngoại là ng-ời thừa kế của cháu, chắt là ch-a thực sự thuyết phục. Nếu di sản thừa kế góp phần đảm bảo cuộc sống cho ông, bà và các các cụ thì điều này nhiều khi cũng chỉ là lý thuyết, trên thực tế, các cháu, chắt không mấy khi phải gánh vác nghĩa vụ nuôi d-ỡng ông bà, đặc biệt là các cụ. Vả lại, theo quy luật tự nhiên, ông, bà, nhất là các cụ th-ờng chết tr-ớc con cháu. Hơn nữa, di sản nếu phân chia tới ông bà và các cụ sẽ có nguy cơ manh mún cao (do ông, bà, các cụ tuổi cao, không dễ dàng trực tiếp quản lý di sản, khi họ mất, phần di sản này lại đ-ợc tiếp tục đem chia cho những ng-ời thừa kế). Bởi những lẽ đó, tác giả xin đ-ợc kiến nghị không quy định những đối t-ợng này trong các hàng thừa kế.
- Ngoài ra, khi giữa bác, chú, cậu, cô, dì ruột và cháu ruột đã thực sự nuôi d-ỡng nhau ch- chính cha con, mẹ con thì khi một bên trong quan hệ đó chết, bên kia là ng-ời thừa kế theo pháp luật với t- cách thuộc về hàng thừa kế thứ ba liệu đã thật sự công bằng đối với họ? Đặc biệt là khi ta xét tới t-ơng quan quyền thừa kế giữa con riêng và cha d-ợng, mẹ kế, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi. Theo quy định pháp luật hiện hành, có lẽ không có giải pháp nào tốt hơn việc xem xét, giải quyết quyền thừa kế giữa những ng-ời này với quan điểm coi đó là một dạng quan hệ nuôi con nuôi thực tế, theo đó, những ng-ời này sẽ có quyền thừa kế của nhau nh- con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi. Tuy nhiên, đó chỉ là
quan điểm đ-ợc nhiều ng-ời chấp nhận, ch-a phải là quan điểm chính thống, có cơ sở khoa học một cách chắc chắn. Vậy, để giải quyết vấn đề này, nên chăng pháp luật cần có sự điều chỉnh cụ thể hóa quan hệ đặc biệt kể trên.
Nhìn một cách tổng quát, chúng tôi cho rằng quyền thừa kế theo các hàng thừa kế chỉ nên trao cho những ng-ời có quan hệ thân thích, có khả năng h-ởng di sản theo quy luật cuộc sống, có thể tính tới cả những ng-ời thừa kế chủ yếu về mặt lý thuyết làm "dự bị" cho tr-ờng hợp đặc biệt có thể xảy ra, tránh tr-ờng hợp không ng-ời thừa kế nhận di sản. Để tránh cho di sản thừa kế bị manh mún do phân chia cho nhiều ng-ời thừa kế, từng thứ tự thừa kế cũng chỉ bao gồm một số ít đối t-ợng và sắp xếp theo mức độ quan hệ gần rồi đến xa hơn. Riêng với những ng-ời có quan hệ huyết thống, ng-ời mang huyết thống trực hệ phải đ-ợc -u tiên hơn ng-ời mang huyết thống bàng hệ, có cân đối tới yếu tố khoảng cách về đời trong quan hệ với ng-ời để lại di sản, -u tiên những ng-ời có quan hệ huyết thống bề d-ới tr-ớc theo quan niệm xã hội "n-ớc mắt chảy xuôi", đồng thời tạo điều kiện để tập trung của cải xã hội vào tay những nhân lực trẻ, từ đó "tạo đà" cho sự phát triển. Vậy, những ng-ời thừa kế nên chăng đ-ợc quy định thành các hàng sau đây:
Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, con đẻ, con nuôi của ng-ời chết; Hàng thừa kế thứ hai gồm: cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của ng-ời chết; Hàng thừa kế thứ ba gồm: anh ruột, chị ruột, em ruột của ng-ời chết; Hàng thừa kế thứ t- gồm: cháu ruột của ng-ời chết mà ng-ời chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
Hàng thừa kế thứ năm gồm: cháu của ng-ời chết mà ng-ời chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột;
Hàng thừa kế thứ sáu gồm: bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của ng-ời chết.
Ngoài ra, pháp luật cũng có thể dự liệu một số hàng thừa kế mà trong đó bao gồm những ng-ời có quan hệ huyết thống xa hơn với ng-ời để lại di sản.
Các hàng thừa kế theo pháp luật nếu đ-ợc quy định nh- trên sẽ vừa phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc và đạo đức xã hội, góp phần bảo vệ và gìn giữ đoàn kết trong gia đình, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho những ng-ời thừa kế tiếp tục quản lý, sử dụng di sản.
Bên cạnh quy định chung về các hàng thừa kế, pháp luật cũng cần tiếp tục bổ sung và hoàn thiện các quy định về những tr-ờng hợp thừa kế theo pháp luật đặc thù nh- quyền thừa kế giữa vợ và chồng trong tr-ờng hợp họ không có những đóng góp chung; giữa con sinh ra theo ph-ơng pháp khoa học và cha, mẹ; giữa con riêng và cha d-ợng, mẹ kế, giữa cháu và bác, chú cậu, cô, dì ruột trong tr-ờng hợp họ đã chăm sóc nuôi d-ỡng nhau nh- cha con, mẹ con;...
* Về thừa kế thế vị
Thừa kế thế vị về bản chất không phải là thừa kế theo hàng nh-ng có liên quan mật thiết với thừa kế theo hàng thừa kế. Giải quyết triệt để vấn đề thừa kế thế vị góp phần hoàn thiện cơ sở pháp lý để giải quyết triệt để quan hệ thừa kế theo pháp luật. Hiện nay, pháp luật ch-a có những quy định cụ thể về mối quan hệ giữa thừa kế theo pháp luật và thừa kế thế vị, do đó, thực tế áp dụng pháp luật liên quan đến vấn đề này còn có những v-ớng mắc nhất định. Trong tr-ờng hợp có quan hệ thừa kế thế vị, ng-ời đ-ợc thế vị (ng-ời thừa kế chết tr-ớc thời điểm mở thừa kế) có thể đ-ợc kể tên hay không khi xác định hàng thừa kế theo pháp luật? Các tòa án xử lý khá khác nhau về điều này. Có tòa án không kể ra ng-ời đó nh-ng vẫn tính một suất thừa kế của họ, có tòa án vẫn xếp họ vào hàng thừa kế. Cá nhân tôi ủng hộ cách làm thứ hai, bởi lẽ về bản chất, họ vẫn thuộc hàng thừa kế, chỉ có điều họ không thực tế nhận di sản mà thôi. Tuy nhiên, để khắc phục những bất đồng nh- vậy, pháp luật cần có những h-ớng dẫn cụ thể trong tr-ờng hợp này.
* Về việc từ chối h-ởng di sản thừa kế
Để giải quyết triệt để quan hệ thừa kế theo hàng, pháp luật cũng cần thiết có quy định cụ thể vấn đề từ chối quyền thừa kế. Thực tế giải quyết các
vụ việc thừa kế theo pháp luật cho thấy việc từ chối quyền thừa kế diễn ra khá phổ biến và đa dạng. Có ng-ời thừa kế từ chối toàn bộ việc thừa kế, có ng-ời lại từ chối một phần di sản thừa kế, có thể chỉ nhận theo tỉ lệ hoặc chỉ nhận di sản này mà không nhận di sản là tài sản khác,... Quy định về từ chối quyền thừa kế hiện nay còn khá khái quát, các tòa án có thể sẽ có những cách áp dụng khác nhau, có thể cho phép hoặc không cho phép một ng-ời từ chối một phần quyền thừa kế, hậu quả pháp lý của việc từ chối quyền h-ởng thừa kế cũng ch-a có quy định, gây không ít lúng túng trong công tác áp dụng pháp luật. Do vậy, pháp luật trong t-ơng lai cần giải quyết đ-ợc tất cả những v-ớng mắc đó làm cơ sở cho việc giải quyết thống nhất những vụ việc thực tế t-ơng tự nhau liên quan tới vấn đề này.
* Về nh-ờng quyền h-ởng di sản thừa kế
Bên cạnh việc quy định về từ chối h-ởng di sản thừa kế, bổ sung quy định về nh-ờng quyền thừa kế cũng là một giải pháp hữu hiệu để xử lý nhiều tr-ờng hợp thừa kế theo pháp luật trên thực tế. Vì quyền lợi của một số ng-ời thừa kế khác, có những ng-ời thừa kế không nhận phần di sản của mình mà chỉ định cho ng-ời khác h-ởng. Các tòa án hiện nay khi gặp những tr-ờng hợp này vẫn luôn tôn trọng ý chí của những ng-ời trong cuộc. Về bản chất, đó chính là nh-ờng quyền thừa kế nh-ng pháp luật hiện hành không có quy định nào về vấn đề này. Do vậy, tôi cho rằng, khái niệm nh-ờng quyền thừa kế, chủ