Hàng thừa kế trong pháp luật Nhật Bản

Một phần của tài liệu Hàng thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 29)

Theo tinh thần Điều 887, 888 Bộ luật Dân sự Nhật Bản, có thể thấy pháp luật thừa kế Nhật Bản quy định ba hàng thừa kế:

- Hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: Con (cháu) trực hệ;

- Hàng thừa kế thứ hai bao gồm những ng-ời thân trực hệ bề trên, với điều kiện giữa những ng-ời đứng ở mức độ khác nhau của mối quan hệ thì ng-ời nào gần hơn sẽ đ-ợc -u tiên;

- Hàng thừa kế thứ ba gồm: anh, chị, em của ng-ời để lại di sản. Về nguyên tắc phân chia thừa kế theo hàng, Điều 900 quy định:

Nếu có trên hai ng-ời thừa kế cùng hàng thì việc chia thừa kế sẽ đ-ợc xác định phù hợp với quy định sau:

1. Khi vợ (chồng) và con cái là ng-ời thừa kế thì phần của con cái là 2/3 và phần cho vợ (chồng) là 1/3.

2. Khi vợ (chồng) và ng-ời thân trực hệ bề d-ới là những ng-ời thừa kế thì mỗi bên một nửa.

3. Khi vợ (chồng) và anh chị em ruột là những ng-ời thừa kế thì vợ (chồng) sẽ nhận 2/3, anh chị em ruột 1/3.

4. Nếu có nhiều con cái hoặc ng-ời thân trực hệ bề trên hoặc nhiều anh chị em ruột thì các phần chia thừa kế sẽ bằng nhau.

Tuy vậy, phần của con không hợp pháp sẽ bằng 1/2 của con hợp pháp; anh chị em cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha sẽ bằng 1/2 của anh chị em cùng mẹ cùng cha đối với ng-ời để lại thừa kế.

Rõ ràng, pháp luật thừa kế Nhật Bản chủ yếu dành quyền h-ởng thừa kế cho những ng-ời có quan hệ huyết thống gần với ng-ời để lại di sản. Mặc dù Điều 890 Bộ luật Dân sự Nhật Bản quy định cho vợ hoặc chồng của ng-ời để lại thừa kế sẽ trở thành ng-ời thừa kế trong mọi tr-ờng hợp nh-ng lại không xếp họ vào bất cứ hàng thừa kế nào ở trên. Cũng theo tinh thần của điều luật này, vợ, chồng chỉ đ-ợc xem là ng-ời thừa kế bổ sung tại một hàng thừa kế thực tế h-ởng di sản. Nh- vậy, vợ (chồng) có thể cùng hàng thừa kế với anh, chị, em hoặc ông bà nội, ngoại; thậm chí cụ nội, cụ ngoại của ng-ời chết. Điều đó sẽ là bất hợp lý, bởi lẽ xét về mức độ thân thích, vợ chồng tuy không chung dòng máu nh-ng thông th-ờng là những ng-ời gắn bó mật thiết và th-ờng xuyên nhất, cùng nhau xây dựng cuộc sống tinh thần cũng nh- vật chất của gia đình; quyền h-ởng thừa kế của họ không thể chỉ đ-ợc xếp ngang bằng với những ng-ời có quan hệ trực hệ xa hay quan hệ huyết thống bàng hệ đ-ợc. Tuy nhiên, quy định này cũng thể hiện phần nào một số quan niệm của nền văn hóa Nhật Bản - một quốc gia mà trong đó bình đẳng giới thực sự vẫn

chỉ là sự nỗ lực, quyền lực của ng-ời gia tr-ởng luôn đ-ợc xem trọng, vị trí ng-ời phụ nữ vẫn còn khá khiêm nh-ờng trong xã hội.

Trong pháp luật thừa kế Nhật Bản, nguyên tắc chia di sản theo hàng thừa kế cũng rất khác biệt so với Việt Nam. Một mặt, những ng-ời cùng thuộc về một hàng thừa kế lại đ-ợc nhận những kỷ phần không bằng nhau. Có thể thấy, các con- những ng-ời có quan hệ huyết thống trực hệ xuôi với ng-ời để lại di sản đ-ợc -u tiên nhận phần nhiều di sản hơn cả. Ng-ời vợ chỉ đ-ợc nhận một phần bằng với những ng-ời thân trực hệ khác của ng-ời để lại di sản. Pháp luật cũng có sự phân biệt đối xử với các con theo "thân phận" chúng là con trong hay ngoài giá thú, giữa các anh em tùy theo việc họ chung nhau "cả dòng máu" hay "một nửa dòng máu". Mặt khác, những ng-ời thuộc về nhiều hàng thừa kế lại cùng đ-ợc h-ởng di sản. Các hàng thừa kế theo pháp luật không độc lập, không có sự tách bạch giữa các hàng về quyền h-ởng thừa kế nh- trên khiến cho ý nghĩa của việc quy định các hàng thừa kế d-ờng nh- trở nên mờ nhạt.

Liên quan tới hàng thừa kế, Điều 891 Bộ luật có quy định những ng-ời dù là ng-ời thân trực hệ, bàng hệ hay vợ, chồng vẫn không thể trở thành ng-ời thừa kế. Đó là những tr-ờng hợp có vi phạm pháp luật nh-: xâm phạm tính mạng ng-ời để lại di sản, ng-ời thừa kế ở hàng tr-ớc; xâm phạm tới sự tự do ý chí của ng-ời để thừa kế định đoạt di sản bằng di chúc hay thay đổi, hủy bỏ di chúc của ng-ời chết,... Những hành vi kể trên đã xâm phạm nghiêm trọng một số quyền và lợi ích của những ng-ời liên quan tới thừa kế, họ không xứng đáng là ng-ời thừa kế của ng-ời để lại di sản.

Về thừa kế thế vị, Điều 887 cho phép con của ng-ời thừa kế có quyền nhận thay di phần di sản dành cho cha mẹ mình trong tr-ờng hợp cha, mẹ chết hoặc mất quyền h-ởng thừa kế do rơi vào một trong các tr-ờng hợp quy định tại Điều 891. Pháp luật không đề cập tới vấn đề chắt tiếp tục h-ởng thừa kế thế vị phần của cụ thay ông, bà trong tr-ờng hợp cha, mẹ của cháu cũng đã chết nh- pháp luật Việt Nam.

Một phần của tài liệu Hàng thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)