Trên thực tế, trong một vụ việc thừa kế cụ thể, có những ng-ời thuộc về các hàng thừa kế khác nhau lại cùng nhau h-ởng di sản hoặc có những ng-ời thừa kế ở hàng sau thay mặt ng-ời thừa kế ở hàng tr-ớc nhận di sản. Quyền h-ởng di sản của một số ng-ời thừa kế ở hàng sau trong những tr-ờng hợp này không phải với t- cách h-ởng di sản theo hàng mà là thừa kế thế vị. Sẽ là thiếu sót nếu khi nói về hàng thừa kế mà chúng ta không bàn luận về thừa kế thế vị. Theo quy định tại Điều 677 Bộ luật Dân sự 2005, trong tr-ờng hợp con của ng-ời để lại di sản chết tr-ớc hoặc cùng một thời điểm với ng-ời để lại di sản thì cháu đ-ợc h-ởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu đ-ợc h-ởng nếu còn sống, nếu cháu của ng-ời để lại di sản chết tr-ớc hoặc cùng một thời điểm với ng-ời để lại di sản thì chắt đ-ợc h-ởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt đ-ợc h-ởng nếu còn sống.
Pháp luật Việt Nam trong các thời kỳ lịch sử cũng nh- pháp luật dân sự các n-ớc trên thế giới khi quy định vấn đề thừa kế theo pháp luật cũng đều có những quy định về thừa kế thế vị. Mặc dù nó có thể đ-ợc gọi tên theo những cách khác nhau nh-: việc đại diện cho mục đích nhận tài sản thừa kế (Bộ luật Dân sự và th-ơng mại Thái Lan), thừa kế thay (Bộ luật Dân sự Nhật Bản),... nh-ng đều mang chung bản chất là việc các con, cháu (tức các cháu, chắt trong quan hệ với ng-ời để lại di sản) đ-ợc thay vào vị trí của cha mẹ, ông bà để h-ởng di sản của ông bà, cụ trong tr-ờng hợp bố hoặc mẹ, ông hoặc bà chết tr-ớc hay chết cùng thời điểm với ông bà, cụ. Các con (cháu) thừa kế thế vị đ-ợc h-ởng phần di sản mà bố, mẹ (ông, bà) mình đáng lẽ đ-ợc h-ởng nếu còn sống, con (cháu) nhận di sản theo thừa kế thế vị nh- thể đó là tài sản của cha, mẹ (ông, bà) mình. Điều này hoàn toàn hợp lý khi quan niệm các con không phân biệt con đẻ, con nuôi, con trong giá thú, con ngoài giá thú, kể cả con riêng của cha d-ợng, mẹ kế (trong tr-ờng hợp đã chăm sóc, nuôi d-ỡng nhau nh- cha con, mẹ con) đều có quyền thừa kế thế vị cho cha, mẹ.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, trong tr-ờng hợp một, một số hoặc tất cả mọi ng-ời thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất đã chết mà trong số những ng-ời chết đó có bố hoặc mẹ của cháu thì cháu đ-ợc h-ởng thừa kế thế vị, không phải đ-ợc h-ởng thừa kế theo hàng thừa kế thứ hai; lúc này, những ng-ời thừa kế ở hàng thứ hai không đ-ợc h-ởng di sản. Trong tr-ờng hợp không còn ai ở hàng thừa kế thứ nhất do đều đã chết (những ng-ời chết này không phải là con của ng-ời để lại di sản hoặc là con của để lại di sản nh-ng ng-ời này không có con, cháu), không có quyền h-ởng di sản, bị truất quyền h-ởng di sản hoặc từ chối h-ởng di sản thì cháu mới h-ởng thừa kế theo hàng thừa kế thứ hai cùng với những ng-ời thừa kế khác cùng hàng. T-ơng tự, nếu một, một số hoặc tất cả ng-ời thừa kế tại hàng thừa kế thứ hai đã chết mà trong số những ng-ời chết đó có bố hoặc mẹ của chắt (tức cháu nội, cháu ngoại của ng-ời để lại di sản) thì chắt đ-ợc thừa kế thế vị mà không phải đ-ợc h-ởng di sản theo hàng thừa kế thứ ba; đ-ơng nhiên, những ng-ời
thừa kế tại hàng ba không có quyền h-ởng di sản. Di sản thừa kế sẽ phân chia theo hàng cho những ng-ời thừa kế tại hàng thừa kế thứ ba khi những ng-ời thừa kế theo pháp luật tại hàng thừa kế thứ hai đều đã chết, không có quyền h-ởng di sản, bị truất quyền h-ởng di sản, từ chối nhận di sản.
Thừa kế thế vị nh- đã phân tích ở trên không phải là thừa kế theo hàng, nh-ng hàng thừa kế là căn cứ để xác định ng-ời thừa kế thế vị. Theo quy định tại Điều 680 Bộ luật Dân sự 1995, chỉ trong tr-ờng hợp con của ng-ời để lại di sản chết tr-ớc ng-ời để lại di sản, thì cháu đ-ợc h-ởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu đ-ợc h-ởng nếu còn sống; nếu cháu cũng đã chết tr-ớc ng-ời để lại di sản, thì chắt đ-ợc h-ởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt đ-ợc h-ởng nếu còn sống. Điều 677 Bộ luật Dân sự 2005 đã bổ sung tr-ờng hợp thừa kế thế vị khi con hoặc cháu ng-ời để lại di sản chết cùng thời điểm với ng-ời để lại di sản rõ ràng phù hợp hơn với thực tiễn cũng nh- theo đúng bản chất của thừa kế thế vị- thừa kế thay thế vị trí của ng-ời thừa kế theo hàng. Nh- vậy, thừa kế thế vị áp dụng cho tr-ờng hợp con, cháu, và t-ơng tự có thể tới chắt, chút, chít,... chết tr-ớc hoặc chết cùng thời điểm với ng-ời để lại di sản. Nếu ng-ời thừa kế còn sống mà từ chối nhận di sản hoặc không có quyền h-ởng di sản thì phần di sản mà họ từ chối hoặc không có quyền nhận sẽ đ-ợc phân chia cho những ng-ời thừa kế khác cùng hàng, con (cháu) của họ không đ-ợc quyền thừa kế thế vị (vì bản thân họ đã chủ động hoặc bị động chối bỏ quyền thừa kế, họ đâu có phần để ng-ời khác "nhận thay"). Điều này là khác biệt so với pháp luật thừa kế của pháp luật một số quốc gia khác. Ví dụ nh- pháp luật Nhật Bản khi quy định về thừa kế thế thế vị có sự giải thích rõ ràng việc thế vị đ-ợc đặt ra trong tr-ờng hợp con bị loại trừ quyền thừa kế do chết, không có quyền h-ởng di sản, từ chối h-ởng di sản thì cháu h-ởng; pháp luật Thái Lan cũng cho phép con, cháu của ng-ời thừa kế đ-ợc thừa kế thế vị kể cả trong các tr-ờng hợp ng-ời thừa kế chết tr-ớc ng-ời để lại di sản, từ chối h-ởng di sản hay không có quyền h-ởng di sản.
Không thể có tr-ờng hợp một ng-ời vừa đ-ợc thừa kế với t- cách thuộc hàng thừa kế, vừa đ-ợc thừa kế thế vị. Cháu nội, cháu ngoại của ng-ời để lại di sản chỉ đ-ợc h-ởng thừa kế theo hàng thừa kế thứ hai cùng với những ng-ời thừa kế khác (anh, chị, em ruột; ông bà nội ngoại của ng-ời để lại di sản thừa kế) khi không còn ai ở hàng thừa kế thứ nhất do đã chết, không có quyền h-ởng di sản, bị truất quyền h-ởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Nếu tại hàng thừa kế thứ nhất vẫn còn có ng-ời h-ởng di sản mà bố hoặc mẹ của cháu chết tr-ớc hoặc chết cùng thời điểm với ông bà nội, ngoại thì cháu đ-ợc thay cha, mẹ nhận phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu đ-ợc h-ởng nếu còn sống. T-ơng tự, chắt cũng chỉ có thể h-ởng thừa kế theo hàng thừa kế thứ ba khi không còn ai ở hàng thừa kế thứ hai; hoặc thừa kế thế vị cha hoặc mẹ của chắt khi hàng thừa kế thứ hai vẫn còn những ng-ời thừa kế khác h-ởng di sản.
Trong quan hệ thừa kế thế vị, có thể có một hoặc đồng thời nhiều ng-ời thừa kế thế vị của một ng-ời thừa kế. Nếu chỉ có một ng-ời thừa kế thế vị, ng-ời này đ-ợc h-ởng toàn bộ suất thừa kế đ-ợc chia theo pháp luật mà ng-ời thừa kế theo hàng đ-ợc h-ởng nếu còn sống; nh-ng nếu có nhiều ng-ời thừa kế thế vị, suất thừa kế đó sẽ đ-ợc chia đều cho những ng-ời đồng thừa kế thế vị. Việc phân chia di sản trong tr-ờng hợp có nhiều ng-ời thừa kế thế vị nh- vậy theo cách gọi của Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Điện là cách "thực hiện theo chi chứ không phải theo đầu ng-ời" [236, tr. 92].
Pháp luật quy định về thừa kế thế vị đã bảo vệ quyền lợi của các cháu hoặc các chắt của ng-ời để lại di sản một cách trực tiếp trong tr-ờng hợp cha hoặc mẹ của cháu hoặc của chắt chết tr-ớc hoặc cùng một thời điểm với ng-ời để lại di sản là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại mà vẫn còn ng-ời thừa kế của ông bà tại hàng thừa kế thứ nhất. Điều này là phù hợp với đạo lý và thực tiễn n-ớc ta, đồng thời tạo nên sự t-ơng thích với pháp luật thừa kế của các quốc gia khác trên thế giới.