Một số thành công

Một phần của tài liệu Hàng thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 69 - 74)

* Các hàng thừa kế theo pháp luật nhìn chung đ-ợc xác định chính xác trong thực tiễn áp dụng của các cấp tòa án

Nhìn chung, các tòa án luôn đảm bảo xác định chính xác hàng thừa kế, bảo vệ quyền lợi của tất cả những ng-ời thừa kế liên quan. Tuy nhiên, do trình độ hiểu biết pháp luật của ng-ời dân còn ch-a thật sự đầy đủ, cộng với tính chất phức tạp của các vụ việc thừa kế, có không ít bản án giải quyết tranh chấp thừa kế bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, thậm chí giám đốc thẩm hoặc tái thẩm song hầu hết nội dung kháng cáo, kháng nghị đó không liên quan đến vấn đề xác định hàng thừa kế.

Về mặt luật thực định, ng-ời thừa kế theo pháp luật hiện hành đ-ợc quy định thành ba hàng và đ-ợc h-ởng thừa kế theo nguyên tắc hàng gần loại trừ hàng xa. Tuy nhiên, trên thực tế, quan hệ thừa kế chủ yếu diễn ra trong hàng thừa kế thứ nhất. Trong đó, quyền thừa kế của ng-ời có quan hệ hôn nhân luôn đ-ợc bảo vệ đồng thời với ng-ời có quan hệ huyết thống với ng-ời để lại di sản. Hơn nữa, có những quan hệ hôn nhân đa thê từng đ-ợc thừa nhận

trong lịch sử pháp luật Việt Nam đến nay nếu xuất hiện trong vụ án thừa kế cũng đ-ợc xem xét một cách đầy đủ, qua đó bảo vệ đ-ợc quyền lợi của ng-ời vợ lẽ trong hôn nhân thực tế, từ đó cũng đảm bảo quyền bình đẳng giữa những ng-ời con đ-ợc sinh ra từ những ng-ời vợ khác nhau. Tác giả xin đ-ợc minh chứng cho nhận định này thông qua ví dụ d-ới đây:

Vụ án thứ nhất: Ông Huỳnh Quang Minh (Tr-ơng Đức Hải) lấy bà

Triệu Hà Muội sinh đ-ợc 5 ng-ời con là: Tr-ơng Siêu Phong, Tr-ơng Siêu Bình, Tr-ơng Siêu Phàn, Tr-ơng Siêu Dung, Tr-ơng Siêu Thịnh. Năm 1971, bà Muội qua đời, ông Minh (Hải) lại ăn ở với bà Phạm Thị Hảo đ-ợc thêm 7 ng-ời con là Tr-ơng Siêu Tiến, Tr-ơng Thu Trâm, Phạm Thị Thu Trang, Tr-ơng Siêu Toàn, Huỳnh Thu Hằng, Phạm Siêu Tú và Phạm Thị Anh Th-. Tháng 11/1996, ông Minh (Hải) qua đời không để lại di chúc và tài sản của ông để lại là căn nhà tự cất (nhà trệt). Giấy tờ về căn nhà chỉ có "Giấy sang nh-ợng đất" viết tay đề ngày 26/3/1993 với diện tích đất 40m2 và tự đặt số nhà là 451B/56F Âu D-ơng Lân, ph-ờng 3 quận 8. Sau khi ông Minh (Hải) chết, căn nhà nói trên do hai ng-ời con là Tr-ơng Siêu Phong và Tr-ơng Siêu Bình sử dụng, trong quá trình sử dụng anh Phong có tự sửa chữa làm thêm gác gỗ với diện tích trên 40m2. Nay bà Hảo là vợ kế của ông Minh (Hải) và các con bà yêu cầu chia di sản là căn nhà 451B/56F Âu D-ơng Lân quận 8, những ng-ời con khác của ông Minh không đồng ý nên đã dẫn đến tranh chấp.

Tại bản án dân sự sơ thẩm số 226/DSST ngày 24/2/2004 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và bản án dân sự phúc thẩm số 117/DSPT ngày 20/4/2004 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh đều đã áp dụng chính xác Điều 676 Bộ luật Dân sự 2005 xác định những ng-ời thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất của ông Minh (Hải) bao gồm 13 ng-ời là: bà Phạm Thị Hảo, anh Tr-ơng Siêu Phàn, anh Tr-ơng Siêu Phong, chị Tr-ơng Siêu Bình, anh Tr-ơng Siêu Tiến, anh Tr-ơng Siêu Thịnh, chị Tr-ơng Thu Trâm, chị Phạm Thị Thu Trang, anh Phạm Siêu Toàn, chị Huỳnh Thu Hằng, chị Phạm Siêu Tú, chị Tr-ơng Siêu Dung và chị Phạm Thị Anh

Th-. Do đó, di sản thừa kế là giá trị căn nhà 451B/56F Âu D-ơng Lân Quận 8 thành phố Hồ Chí Minh phải chia thành 13 suất thừa kế, mỗi ng-ời thừa kế h-ởng một suất.

Nh- vậy, bà Phạm Thị Hảo mặc dù không phải là vợ chính thức, có hôn thú với ông Minh (Hải) nh-ng bà cùng ông đã "ăn ở" từ năm 1971, có với nhau 7 ng-ời con. Xét về thực tế cuộc hôn nhân này, theo quy định của pháp luật, cần phải nhìn nhận đây là một hôn nhân thực tế hợp pháp. Do vậy, giải quyết quyền thừa kế cho bà Hảo là hoàn toàn hợp lý, hợp tình. Các anh (chị): Tr-ơng Siêu Tiến, Tr-ơng Thu Trâm, Phạm Thị Thu Trang, Tr-ơng Siêu Toàn, Huỳnh Thu Hằng, Phạm Siêu Tú và Phạm Thị Anh Th- là các con đẻ của ông Minh, vì thế đ-ợc xem là những ng-ời thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất cùng với các anh (chị) Tr-ơng Siêu Phong, Tr-ơng Siêu Bình, Tr-ơng Siêu Phàn, Tr-ơng Siêu Dung, Tr-ơng Siêu Thịnh là con chung giữa ông Minh và ng-ời vợ chính thức của ông.

* Khi xác định hàng thừa kế theo pháp luật, các tòa án đã xem xét đầy đủ vấn đề thừa kế thế vị trong tr-ờng hợp có căn cứ pháp lý xảy ra

Quan hệ thừa kế thế vị phát sinh trong khá nhiều vụ án thực tế, ở đây, tác giả chỉ đ-a ra một minh chứng cụ thể là một vụ án xảy ra mới đây:

Vụ án thứ hai: Ông Đinh Bản Nhã và bà Nguyễn Thị Hòa kết hôn và

sinh đ-ợc 5 ng-ời con chung là: Đinh Thị Nhã, Đinh Hữu Nhạc, Đinh Thị Nhung, Đinh Thị Dung, Đinh Hữu Anh. Anh Nhạc, Chị Dung, chị Nhung đều đã lập gia đình và ra ở riêng. Anh Anh kết hôn với chị Nguyễn Thị Yêng từ năm 1986, sống chung với gia đình ông Nhã và ng-ời chị gái là Đinh Thị Nhã (không lập gia đình). Năm 1992, anh Anh ốm chết, chị Yêng và các con vẫn chung sống với gia đình. Năm 1998, ông Nhã qua đời và không để lại di chúc. Khối tài sản của gia đình gồm có: Nhà cấp 4, công trình phụ, đất thổ c-, đất v-ờn, đất chè, đất rừng PAM và một số tài sản khác. Nay anh Nhạc yêu cầu chia thừa kế tài sản của ông Nhã; bà Hòa, chị Yêng, chị Nhung, chị Dung không đồng ý dẫn tới tranh chấp.

Bản án dân sự sơ thẩm số 05/DSST ngày 13/4/2007 của Tòa án nhân dân huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên xác định, sau khi tách riêng phần tài sản của bà Hòa và trích chia công sức cho chị Nhã, chị Yêng, công duy trì bảo quản tài sản cho bà Hòa và một số chi phí khác, di sản thừa kế của ông Nhã để lại có giá trị 12.800.000 đồng. Theo Tòa án, những ng-ời thừa kế trong vụ tranh chấp này thuộc hàng thừa kế thứ nhất, bao gồm: vợ của ông Nhã là bà Hòa, và 4 ng-ời con ông là: chị Nhã, anh Nhạc, chị Dung, chị Nhung. Còn cháu Thìn, cháu Thúy, cháu Thử là con đẻ của anh Anh, không thuộc hàng thừa kế thứ nhất nh-ng anh Anh đã chết tr-ớc ông Nhã nên 3 con của anh sẽ đ-ợc h-ởng thừa kế thế vị, nhận kỷ phần của cha. Theo đó, mỗi suất thừa kế theo luật sẽ bằng 1/6 tổng giá trị di sản. Nh- vậy, bà Hòa, chị Nhã, anh Nhạc, chị Dung, chị Nhung mỗi ng-ời đ-ợc h-ởng 2.133.000 đồng, các cháu Thìn, Thúy, Thử mỗi cháu đ-ợc h-ởng 711.000 đồng.

Nh- vậy, Tòa án đã áp dụng hết sức chính xác và có sự liên kết giữa những quy định liên quan cùng giải quyết vụ việc theo quy định tại Điều 676 và Điều 677 Bộ luật Dân sự.

* Mặc dù ch-a có quy định pháp luật cụ thể nh-ng ở nhiều vụ án, vấn đề nh-ờng quyền h-ởng di sản thừa kế đã đ-ợc giải quyết một cách khoa học

Có thể minh chứng cho luận điểm này bằng ví dụ d-ới đây:

Vụ án thứ ba: Vợ chồng ông Trần Cù và bà Nguyễn Thị Mẹo có tất cả

9 ng-ời con nh-ng 4 ng-ời chết khi còn nhỏ, còn lại 5 ng-ời là: Trần Thị Mùi, Trần Duy Mẫn, Trần Duy Thơm, Trần Duy Minh (chết năm 1988, có 3 con là Trần Duy Quang, Trần Thị Dữ, Trần Thị Lắm) và Trần Thị Mai. Ông Cù chết năm 1957, bà Mẹo chết năm 1945. Ông bà mất đi không để lại di chúc. Tài sản là giá trị quyền sử dụng 1.434,46 m2 đất tại tổ 5 khu vực 8 ph-ờng Trần Quang Diệu thành phố Quy Nhơn. Mảnh đất này đã đ-ợc thỏa thuận phân chia giữa các anh em theo bản thỏa thuận ngày 26/8/1991. Tuy

nhiên quá trình sử dụng có dẫn đến mâu thuẫn, bất đồng nên các bên yêu cầu tòa án chia thừa kế theo pháp luật. Ông Cù, bà Mẹo không để lại di chúc nên di sản của ông bà đ-ợc chia cho những ng-ời thừa kế theo pháp luật. Theo bản án dân sự sơ thẩm số 200/DSST ngày 16/7/2003 của Tòa án nhân dân thành phố Quy Nhơn, Hội đồng xét xử xác định hàng thừa kế thứ nhất h-ởng di sản của ông Cù, bà Mẹo gồm có 5 ng-ời con: Trần Thị Mùi, Trần Duy Mẫn, Trần Duy Thơm, Trần Duy Minh, Trần Thị Mai. Riêng Trần Duy Minh đã chết nên 3 ng-ời con là Trần Duy Quang, Trần Thị Dữ, Trần Thị Lắm đ-ợc thừa kế thế vị. Tại phiên tòa, bà Mùi, bà Mai đồng ý nh-ờng kỷ phần của các bà cho ông Mẫn, ông Thơm và ông Minh; chị Dữ, chị Lắm cũng đồng ý nh-ờng phần của các chị cho anh Quang. Ông Mẫn, anh Quang cũng chỉ yêu cầu chia di sản theo bản thỏa thuận năm 1991 trong nội bộ gia đình, mặc dù đ-ợc h-ởng phần tài sản ít hơn nếu hoàn toàn chia thừa kế theo pháp luật nh-ng họ vẫn chấp thuận. Tòa chấp nhận sự tự nguyện đó của các đ-ơng sự.

Qua vụ án này, chúng ta có thể thấy phần nào sự đa dạng của những tranh chấp và những tình tiết có thể phát sinh trong một vụ việc mà pháp luật đôi khi không dự liệu hết. Bà Mùi, bà Mai, chị Dữ, chị Lắm đã "nh-ờng" quyền thừa kế cho một số ng-ời thừa kế khác. Thực ra, pháp luật đã từng có quy định về nh-ờng quyền thừa kế nh-ng lại không có sự cụ thể hóa. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành không có quy định nào điều chỉnh quan hệ nh-ờng quyền thừa kế này. Có thể hiểu nh-ờng quyền thừa kế là tr-ờng hợp ng-ời thừa kế không nhận kỷ phần của mình mà chỉ định một hay một số ng-ời thừa kế cùng hàng h-ởng phần di sản đó. Song, vì pháp luật không có quy định nên chúng ta chỉ có thể giải thích sự việc đó bằng căn cứ pháp lý về việc tặng cho tài sản, ng-ời thừa kế thực tế đã nhận di sản nh-ng lập tức tặng cho ng-ời thừa kế khác, điều này hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc tự nguyện, đảm bảo quyền tự định đoạt của chủ thể trong giao l-u dân sự.

Một phần của tài liệu Hàng thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)