Trong tất cả các bước nằm trong quá trình áp dụng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng ISO 9000, công tác giám sát, kiểm soát luôn là nhiệm vụ không thể thiếu, nhằm đảm bảo sự duy trì, giữ vững tắnh ổn định và kịp thời thay đổi trong trường hợp phát sinh các vấn đề không mong muốn. Như đã phân tắch ở phần thực trạng, việc giám sát, kiểm tra của công ty Cổ phần Du lịch Kim Liên còn khá nhiều bất
cập, quan liêu, chưa phát huy hết được tiềm năng của mình.
Việc đánh giá trước tiên là từ bản thân nội bộ công ty, về quá trình tiếp thu và áp dụng hệ thống chất lượng vào thực tiễn. Trước tiên, việc giám sát phải từ các trưởng bộ phận trong các phòng, ban, trên tinh thần đánh giá khách quan, chắnh xác, không bỏ xót những hiện tượng, vấn đề dù là nhỏ nhất trong quá trình làm việc của từng nhân viên. Bên cạnh đó, các quản lý, giám sát viên cũng có điều kiện để hỗ trợ, hướng dẫn, giải đáp thắc mắc cho nhân viên về các khúc mắc trong việc áp dụng các quy chuẩn về chất lượng. Sau đó, các đợt kiểm tra định kỳ cũng như không báo trước cần được tắch cực tiến hành bởi ban kiểm soát công ty, nhằm đánh giá đúng và đủ kết quả công việc, sự phối kết hợp, tương tác tạo thành chuỗi Ờ hệ thống chất lượng giữa các phòng ban, đánh giá tắnh hợp lý, hiệu quả cũng như tìm ra các nguyên nhân của các vấn đề.
Thông tin từ bên ngoài cũng rất quan trọng đối với việc đánh giá về hoạt động quản lý chất lượng của công ty. Đó là nguồn thông tin quý giá thu thập được từ chắnh khách hàng Ờ đối tượng mà công ty phục vụ, trực tiếp được trải nghiệm chất lượng dịch vụ của công ty. Mục đắch của hệ thống chất lượng của công ty là thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, đồng thời gia tăng lợi nhuận đạt được. Bởi vậy, công ty Cổ phần Du lịch Kim Liên cần chú trọng và đẩy mạnh công tác lấy ý kiến, khuyến khắch khách hàng đóng góp ý kiến, phản hồi cho công ty. Công ty nên tập trung phát triển bộ phận dịch vụ chăm sóc khách hàng, trước, trong và sau quá trình khách sử dụng dịch vụ tại công ty. Việc quan tâm, chăm sóc khách hàng thường xuyên sẽ tạo nên mối quan hệ thân thiết hơn giữa hai bên, xây dựng lòng tin của khách hàng với công ty, giúp họ cởi mở và nhiệt tình hơn trong việc đóng góp và hỗ trợ thông tin cho công ty. Ban lãnh đạo cần hiểu rõ giá trị sâu sắc của những ý kiến chân thành của khách hàng đối với công ty, giúp công ty phát triển các thế mạnh sẵn có và cải thiện các yếu điểm còn tồn tại của mình.