Khuyến nghị

Một phần của tài liệu tăng cường xã hội hóa giáo dục nhằm phát triển trường trung học cơ sở ở huyện đông triều tỉnh quảng ninh (Trang 103)

Chính phủ, Bộ GD- ĐT cần có những quy định pháp lý về phân cấp cho nhà trường và chính quyền địa phương trong quản lý và phát triển giáo dục THCS trên địa bàn tỉnh, huyện, thể chế hoá các văn bản về trách nhiệm, quyền hạn của các tổ chức xã hội, đoàn thể, nhân dân tham gia công tác XHHGD. Đặc biệt là cần có những chính sách khuyến khích hỗ trợ việc thành lập các trường THCS dân lập, tư thục nhằm đẩy mạnh phát triển hệ thống trường học ngoài công lập.

Đối với UBND Tỉnh và UBND Huyện cần có những biện pháp nâng cao nhận thức cho cán bộ lãnh đạo các cấp, chính quyền địa phương cấp xã, thị trấn, các tổ chức xã hội, đoàn thể, nhân dân nhận thức đúng về vai trò trách nhiệm của mình trong việc tham gia phát triển giáo dục và quyền được hưởng một nền giáo dục của người dân. Chỉ đạo UBND xã xây dựng lộ trình chuyển đổi trường công lập sang thành trường dân lập, tư thục, khuyến khích phát triển mô hình trường dân lập.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Phòng Giáo dục huyện Đông Triều tỉnh Quản Ninh cần có đề án về xây dựng phát triển hệ thống giáo dục THCS theo hướng chuẩn hoá, đa dạng hoá nhằm tiếp cận với trình độ tiên tiến trên thế giới và trong khu vực, nhằm phát triển hệ thống giáo dục THCS trên địa bàn. Chỉ đạo các trường THCS tích cực huy động mọi nguồn lực để nâng cấp cơ sở vật chất trường học, khắc phục tình trạng yếu kém trong dạy học và giáo dục ở địa phương.

Các trường THCS tích cực tham mưu cho phòng Giáo dục, cho cấp Uỷ Đảng, Chính quyền địa phương để triển khai đòng bộ các biện pháp thực hiện XHHGD THCS trên địa bàn, chủ động phát huy mọi nguồn lực để xây dựng nâng cấp cơ sở vật chất nhà trường, nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục của nhà trường. Xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa nhà trường với chính quyền địa phương, thường xuyên tổ chức hoạt động đóng góp cho việc xây dựng và phát triển của địa phương. Tích cực khai thác tiềm lực về con người về cơ sở vật chất và nguồn tài chính của địa phương nhằm phát triển giáo dục nhà trường.

Hiệu trưởng nhà trường phải thường xuyên quan tâm xây dựng văn hoá nhà trường, tạo mối quan hệ thân thiện giữa người dạy với người học, đa dạng hoá các hoạt động của học sinh nhằm thu hút học sinh tích cực đến trường. Thường xuyên quan tâm nâng cao chất lượng giáo dục THCS và chất lượng phổ cập giáo dục THCS trên địa bàn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (1991). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ tư khoá VII, NXB Sự thật Hà Nội. 2. Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (1998). Văn kiện

nghị quyết TW 2 Khoá VIII, NXB Sự thật Hà Nội.

3. Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (1997). Văn kiện nghị Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, NXB Sự thật Hà Nội. 4. Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2001). Văn kiện

nghị Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

5. Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2006). Văn kiện nghị Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

6. Ban Khoa Giáo TW Đảng Cộng sản Việt Nam (2000). Tổng thuật về tình hình nghiên cứu XHHGD ở Việt Nam

7. Bộ Giáo dục - Đào tạo, Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

8. Bộ Giáo dục - Đào tạo, Điều lệ trường phổ thông, NXB GD, năm 2008 9. Bộ Giáo dục - Đào tạo, Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2020

(1998), NXB Viện nghiên cứu phát triển giáo dục tài liệu lưu hành nội bộ. 10. Luật Giáo dục Việt Nam (2005), NXB Chính trị quốc gia.

11. Bộ Giáo dục - Đào tạo (2009), điều lệ Hội cha mẹ học sinh

12. Đặng Quốc Bảo, Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai - vấn đề và giải pháp, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 2004.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

13. Học viện Quản lý GD, Quản lý giáo dục quyển 3, NXB Học viện QLGD, năm 2001.

14. Hồ Chí Minh, Bàn về giáo dục, NXB Giáo dục, năm 2000.

15. Nguyễn Văn Hộ, Giáo dục học đại cương, NXB Giáo dục, năm 2004. 16. Nguyễn Văn Hiển, Quản lý công tác xã hội hoá giáo dục THCS tỉnh

Hoà Bình nhằm khắc phục tình trạng học sinh bỏ học, Luận văn tốt nghiệp ths ĐHSPTN, năm 2009.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI HOÁ GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ

Ở HUYỆN ĐÔNG TRIỀU- TỈNH QUẢNG NINH

Kính gửi:………

Để giúp đỡ cho việc để xuất các giải pháp thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục Trung học cơ sở ở huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới đạt hiệu quả, góp phần phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo trên địa bàn huyện Đông Triều, chúng tôi kính đề nghị các đồng chí, anh, chị vui lòng cho biết ý kiến của mình về những vấn đề sau:

Câu 1. Theo đồng chí, sự nghiệp giáo dục THCS là sự nghiệp của:

a. Trường THCS (cán bộ, giáo viên, cán bộ chính quyền địa phương)

b. Ngành giáo dục

c. Tổ chức chính quyền huyện, xã, tỉnh, chính phủ

d. Các tổ chức đoàn thể, nhân dân

e. Tất cả các phương án trên

Câu 2. Theo đồng chí, xã hội hoá giáo dục là:

a. Phát huy được nguồn lực giáo dục Trung học cơ sở

b. Để giáo dục học sinh ở mọi nơi

c. Xây dựng và phát triển trường Trung học cơ sở

d. Xây dựng môi trường giáo dục học sinh

e. Đa dạng hoá các loại hình giáo dục

g. Thể chế hoá chủ trương, đường lối, chính sách xã hội hoá

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

h. Xây dựng phong trào học tập trong nhân dân, huy động học sinh đến trường

i. Tạo cơ hội học tập cho mọi người

k. Tất cả những nội dung trên

Câu 3. Để xây dựng môi trường giáo dục học sinh Trung học cơ sở trên địa bàn,

chính quyền địa phương đã làm gì?

a. Nâng cao nhận thức của cán bộ, nhân dân về trách nhiệm giáo dục trẻ em

b. Tuyên truyền phổ biến chủ trương, đường lối, chính sách xã hội hoá giáo dục THCS

c. Động viên khuyến khích nhân dân, tổ chức xã hội tham gia phát triển giáo dục THCS

d. Thống nhất các lực lượng về triển khai nội dung, chương trình xã hội hoá giáo dục THCS trên địa bàn và tổ chức thực hiện

e. Tất cả những biện pháp trên

Câu 4 Trên địa bàn huyện Đông Triều, mô hình giáo dục THCS tồn tại dưới các hình thức nào sau đây?

a. Trường THCS công lập

b. Trường THCS ngoài công lập

c. Giáo dục thường xuyên ở trình độ THCS tại Trung tâm giáo dục thường xuyên

Câu 5. Đồng chí cho biết ở huyện Đông Triều tình trạng học sinh THCS bỏ học diễn ra như thế nào?

a. Thường xuyên

b. Thỉnh thoảng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

c. Không có

Câu 6. Nguyên nhân dẫn đến học sinh THCS bỏ học và không đến trường học vì:

a. Chính quyền địa phương thiếu quan tâm

b. Giáo viên và cơ sở giáo dục chưa tận tình giúp đỡ

c. Cha mẹ, gia đình gặp khó khăn về kinh tế

d. Cha mẹ, gia đình thấy không cần thiết phải học

e. Vì học sinh lực học kém, chán học, muốn bỏ học

Câu 7. Trong 5 năm gần đây, số trường THCS trên địa bàn có quy mô phát triển hay thu hẹp? a. Phát triển □ b. Thu hẹp lại □ c. Giữ nguyên □

Câu 8. Trong 5 năm gần đây, quy mô trường, lớp, cơ sở vật chất của nhà trường có

được nâng cấp không?

a. Thường xuyên được nâng cấp

b. Không thay đổi

c. Nghèo nàn đi vì xuống cấp

Câu 9. Để nâng cấp cơ sở vật chất trường THCS, nhà trường, chính quyền địa phương đã làm gì?

a. Huy động nguồn tài chính từ ngân sách nhà nước

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

b. Huy động nguồn tài chính từ nhân dân

c. Huy động nguồn tài chính của các nhà tài trợ

d. Huy động nguồn tài chính từ các tổ chức xã hội

e. Huy động nguồn tài chính khác

Câu 10. Chính quyền địa phương đã làm gì để thể chế hoá chủ trương, chính sách

Một phần của tài liệu tăng cường xã hội hóa giáo dục nhằm phát triển trường trung học cơ sở ở huyện đông triều tỉnh quảng ninh (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)