Tạo môi trường cho tổ chức xã hội và cá nhân tham gia làm chủ phát

Một phần của tài liệu tăng cường xã hội hóa giáo dục nhằm phát triển trường trung học cơ sở ở huyện đông triều tỉnh quảng ninh (Trang 81)

8. Kết cấu của đề tài

3.2.1.Tạo môi trường cho tổ chức xã hội và cá nhân tham gia làm chủ phát

* Mục tiêu của biện pháp

Nhằm huy động các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp, cá nhân tự giác tham gia phát triển giáo dục, đóng góp về nhân lực, vật lực, tài lực cùng với nhà nước tổ chức tốt hoạt động giáo dục, dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục, tạo môi trường thu hút trẻ em đến trường THCS, tạo điều kiện cho những người chưa qua giáo dục THCS có cơ hội học tập trình độ học vấn THCS.

* Nội dung biện pháp

Làm tốt công tác tuyên truyền thuyết phục để các cấp uỷ Đảng ở địa phương, chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp và mọi tầng lớp nhân dân, cán bộ quản lý, giáo viên đều có nhận thức đúng về tầm quan trọng của công tác xã hội hoá giáo dục THCS, từ đó động viên khuyến khích họ tự giác, tích cực tham gia công tác XHHGD Trung học cơ sở: Tổ chức các Hội nghị, mở các lớp tập huấn, các buổi toạ đàm, tổ chức các hoạt động truyền thông về vai trò của xã hội hoá giáo dục THCS và trách nhiệm của tổ chức xã hội, chính quyền địa phương và các cá nhân trong việc phối hợp với ngành giáo dục làm tốt công tác phát triển giáo dục nói chung và phát triển giáo dục THCS nói riêng. Tổ chức biên soạn các tài liệu về xã hội hoá giáo dục THCS, làm tốt công tác truyền thông trên phượng diện thông tin đại chúng về công tác XHHGD nhằm giúp cho mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn có nhận thức đúng về công tác XHHGD từ đó họ xác định được trách nhiệm của xã hội và cá nhân trong công tác chăm sóc giáo dục thế hệ trẻ, tổ chức các hội thi với chủ đề XHHGD Trung học cơ sở.

Cơ quan quản lý giáo dục, cán bộ quản lý của nhà trường và cơ sở giáo dục chủ động lập kế hoạch, xây dựng các chương trình phối hợp huy động nguồn lực từ xã hội để phát triển cơ sở giáo dục và phát trường trường THCS.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tạo dựng mối quan hệ thân thiện giữa nhà trường với cộng đồng và xã hội, giữa nhà trường với gia đình học sinh để thu hút sự đầu tư của xã hội và của cá nhân nhằm phát triển giáo dục THCS.

Phát huy ảnh hưởng tích cực của nhà trường tới cộng đồng nơi trường đóng, tạo điều kiện thu hút mọi trẻ em đến trường, tạo môi trường học tập, rèn luyện thân thiện để mọi người đều có cơ hội học tập thường xuyên nhằm hoàn thiện học vấn THCS.

Thực hiện chính sách giáo dục bình đằng, dân chủ nhằm động viên khuyến khích người học tham gia một cách tích cực vào quá trình học tập, rèn luyện để phát triển nhân cách theo yêu cầu xã hội. Tập trung nguồn lực, giải quyết dứt điểm những khâu yếu kém của giáo dục THCS nói chung và của từng trường THCS nói riêng, động viên khuyến khích giáo viên chủ động sáng tạo đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, giáo dục học sinh nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội.

Chính quyền địa phương, ngành giáo dục cần có những hình thức động viên khuyến khích kịp thời các tổ chức cá nhân tham gia đa dạng hoá các loại hình trường THCS, tham gia đầu tư phát triển giáo dục THCS bằng nhiều hình thức khác nhau.

* Điều kiện để thực hiện biện pháp

Cần xây dựng cơ chế chính sách rõ ràng cho việc huy động nguồn lực để phát triển giáo dục THCS, tạo hành lang pháp lý cho việc triển khai và tham gia nội dung xã hội hoá giáo dục THCS trên địa bàn huyện Đông Triều.

Ngành giáo dục phải giữ vai trò chủ đạo trong việc tạo môi trường xã hội hoá giáo dục THCS nhằm huy động nguồn lực phát triển giáo dục THCS.

Chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội phải nhận rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong việc phối hợp với ngành giáo dục để phát triển giáo dục THCS ở địa phương.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Phát huy vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng ở địa phương và tổ chức Đảng trong trường học để lãnh đạo hoạt động xã hội hoá giáo dục THCS.

Luôn luôn quan tâm xây dựng và phát triển môi trường xã hội hoá giáo dục THCS, coi đó là một trong những biện pháp hữu hiệu để phát triển giáo

Một phần của tài liệu tăng cường xã hội hóa giáo dục nhằm phát triển trường trung học cơ sở ở huyện đông triều tỉnh quảng ninh (Trang 81)