Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên nhà trường và

Một phần của tài liệu tăng cường xã hội hóa giáo dục nhằm phát triển trường trung học cơ sở ở huyện đông triều tỉnh quảng ninh (Trang 51)

8. Kết cấu của đề tài

2.2.1Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên nhà trường và

chính quyền, đoàn thể, nhân dân địa phương về công tác xã hội hoá giáo dục Trung học cơ sở

Để tìm hiểu nhận thức của cán bộ, giáo viên, nhân dân và chính quyền địa phương về trách nhiệm thực hiện sự nghiệp phát triển giáo dục THCS trên địa bàn huyện, chúng tối sử dụng câu hỏi số 1 phần phụ lục và thu được kết quả ở bảng 2.1:

Bảng 2.1. Nhận thức của CB quản lý, GV, chính quyền, nhân dân về sự nghiệp giáo dục THCS

Ngƣời tham gia

Nội dung

Số lƣợng Tỷ lệ % Ghi chú

- Trường THCS là của cán bộ, giáo viên, các cấp chính quyền

76 6,14

- Ngành giáo dục 58 4,68

- Tổ chức chính quyền huyện, xã, tỉnh, Chính phủ

77 6,22

- Các tổ chức đoàn thể nhân dân 75 6,06

- Tất cả các phương án trên 952 76,9

Như vậy, đa số trả lời sự nghiệp giáo dục THCS là của ngành giáo dục, của cán bộ giáo viên, các cấp chính quyền , của các tổ chức đoàn thể từ xã đến Trung ương và của nhân dân với tỷ lệ chiếm 76,9%. Chỉ còn một bộ phận do nhận thức chưa đầy đủ, nên cá biệt hoá theo từng lĩnh vực chuyên ngành, đơn lẻ. Nhưng tỷ lệ không lớn, cơ bản đều dưới mức 7%. Đây là một vấn đề

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

rất thuận lợi để tiến hành XHHGD THCS trên địa bàn huyện. Tuy nhiên chính quyền địa phương vẫn cần phải quan tâm nhiều hơn nữa để các tổ chức, cá nhân đều có nhận thức đúng và đầy đủ về XHHGD.

Tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, chúng tôi khảo sát về nhận thức của cán bộ, giáo viên, chính quyền địa phương và nhân dân về mục tiêu của XHHGD THCS và thu được kết quả ở bảng 2.2:

Bảng 2.2. Nhận thức về mục tiêu của XHHGD

Ngƣời tham gia

Nội dung Số lƣợng Tỷ lệ %

- Phát huy được nguồn lực giáo dục THCS 42 3,39

- Để giáo dục học sinh ở mọi nơi 39 3,15

- Xây dựng và phát triển trường THCS 35 2,83 - Xây dựng môi trường giáo dục học sinh 49 3,96 - Đa dạng hoá các loại hình giáo dục 41 3,31 - Thể chế hoá chủ trương, đường lối, chính

sách xã hội hoá

32 2,58

- Xây dựng phong trào học tập trong nhân dân, huy động học sinh đến trường

28 2,26

Tạo cơ hội học tập cho mọi người 34 2,75

- Tất cả các phương án trên 938 75,77

Qua kết quả ở bảng 2.2 chúng tôi nhận thấy chỉ có 75,77% số người được khảo sát có nhận thức đúng về mục tiêu của công tác XHHGD THCS là để phát huy các nguồn lực xây dựng và phát triển giáo dục THCS, giáo dục học sinh ở mọi nơi, có điều kiện để xây dựng môi trường giáo dục, đồng thời cũng là nhằm thể chế hoá các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về xã hội hoá xây dựng phong trào học tập trong nhân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

dân, huy động học sinh đền trường và tạo cơ hội học tập cho mọi người. Thực trạng này thể hiện công tác XHHGD đã được tiến hành nhưng mục tiêu của XHHGD THCS lại chưa được đa số người dân và cán bộ nhận thức được một cách đầy đủ, đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới những khó khăn trong quá trình thực hiện XHHGD THCS. Kết quả thu được ở bảng 2 hoàn toàn phù hợp với những kết quả thu được ở bảng 1, từ kết quả nêu trên đặt ra cho chính quyền, phòng giáo dục trường THCS cần tăng cường công tác tuyên truyền để giúp người dân có nhận thức đúng về mục tiêu của XHHGD, trên cơ sở đó họ có tâm lý sẵn sàng tham gia phát triển giáo dục THCS.

Một phần của tài liệu tăng cường xã hội hóa giáo dục nhằm phát triển trường trung học cơ sở ở huyện đông triều tỉnh quảng ninh (Trang 51)