8. Kết cấu của đề tài
1.3.2. Nội dung của xã hội hoá giáo dục bậc học THCS
Nội dung XHHGD Trung học cơ sở nhằm thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục THCS theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, đa dạng hoá, tiếp cận với trình độ tiên tiến trên thế giới và trong khu vực, thực
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
hiện mục tiêu, nội dung giáo dục toàn diện nhằm trang bị cho học sinh THCS học vấn phổ thông ở trình độ THCS để các em có thể tiếp tục học ở các lớp trên hoặc đi vào lao động sản xuất, tăng cường công tác giáo dục hướng nghiệp, kỹ thuật tổng hợp và dạy nghề cho học sinh nhằm phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp. Nội dung công tác xã hội hoá giáo dục THCS gồm các nội dung cơ bản sau đây:
Huy động toàn xã hội tham gia thực hiện mục tiêu, nội dung giáo dục THCS, tạo sự đồng thuận về nhận thức, tư tưởng hành động, biện pháp thực hiện thống nhất giữa nhà trường, gia đình và các tổ chức xã hội, thống nhất giữa sự chỉ đạo của TW và địa phương, chỉ đạo của Nhà nước và của ngành về thực hiện các mục tiêu, nội dung, chương trình và các hình thức phương pháp giáo dục thế hệ trẻ nói chung và sự nghiệp phát triển giáo dục THCS nói riêng.
Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, thống nhất thân thiện với học sinh, tạo điều kiện tốt nhất để học sinh phát triển nhân cách toàn diện về tất cả các mặt: Trí lực, thể lực, đạo đức và kỹ năng sống vv...
Trong đó gia đình là môi trường giáo dục bằng tình cảm, tình yêu thương quan tâm chăm sóc, là tổ ấm tạo động lực về vật chất và tinh thần cho trẻ em phát triển nhân cách, chính gia đình là nơi hun đúc mọi tài năng của trẻ, giúp trẻ học điều hay, lẽ phải, giúp trẻ biết phân biệt cái được phép và cái không được phép. Bầu không khí gia đình đầm ấm, cha mẹ sống gương mẫu, quan tâm chăm sóc con trẻ đúng mực sẽ là môi trường thuận lợi nhất cho trẻ phát triển hôm nay và mãi mai sau. Nhưng nếu gia đình có bầu không khí tâm lý không hoà thuận, cha mẹ thiếu sự quan tâm chăm sóc con trẻ, hoặc quan tâm không đúng mức sẽ là nguyên nhân dẫn tới những hành vi lệch chuẩn ở trẻ em. Gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên đối với trẻ em đồng thời là môi trường giáo dục suốt đời đối với quá trình hình thành phát triển nhân cách con người, dù ở xa gia đình nhưng con người vẫn chịu sự tác động của truyền
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
thống gia đình, tình thương yêu của cha mẹ, nếp sống của gia đình, chính gia đình là động lực giúp con người không ngừng tự hoàn thiện nhân cách. Nhưng những tác động giáo dục của gia đình chỉ thực sự có ý nghĩa đối với cá nhân và xã hội khi nó phù hợp với chuẩn mực của xã hội và phù hợp với những định hướng giáo dục của nhà trường và giáo dục của xã hội. Vì vậy cần thiết phái có sự thống nhất giữa giáo dục gia đình với giáo dục nhà trường và giáo dục xã hội trong sự nghiệp phát triển giáo dục THCS. Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói: “Giáo dục nhà trường dù có tốt đến mấy, nhưng thiếu giáo dục gia đình và giáo dục xã hội thì vẫn không hoàn toàn” [14].
Nhà trường THCS là một thiết chế xã hội đặc biệt thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về giáo dục thế hệ trẻ, Nhà trường được Nhà nước giao cho các quyền hạn nhất định để tổ chức, quản lý các hoạt động giáo dục người học và các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục của nhà trường. Hoạt động giáo dục của nhà trường là hoạt động có mục đích, có mục tiêu, có nội dung chương trình được xây dựng dựa trên yêu cầu của xã hội và có sự gia công sư phạm của đội ngũ các nhà giáo dục và các chuyên gia giáo dục. Hoạt động giáo dục dạy học của nhà trường được tổ chức một cách khoa học và có sự kiểm soát chặt chẽ, được tiến hành bới đội ngũ các nhà sư phạm với phương pháp giáo dục hiện đại và sự huy động một cách tích cực tự giác sự tham gia của người học vào quá trình giáo dục nhằm giúp học sinh hình thành và phát triển nhân cách theo yêu cầu của xã hội. Bản chất của giáo dục nhà trường là giáo dục mang tính sư phạm và mang tính chuẩn mực, nhà trường là nơi thực hiện các chức năng xã hội của giáo dục: Giáo dục - Đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, hình thành nhân cách con người theo yêu cầu xã hội vv... Hoạt động giáo dục nhà trường mang bản chất xã hội, chính hoạt động giáo dục của nhà trường là hoạt động xã hội hoá nhân cách người học, các quan hệ sư phạm trong nhà trường là quan hệ xã hội đó là quan hệ các nhân với cá nhân, cá nhân với nhóm, tập thể, tập thể với tập thể. Mục tiêu, nội dung
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
chương trình, phương pháp giáo dục của nhà trường THCS mang bản chất xã hội lịch sử, mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau, mục tiêu giáo dục, nội dung giáo dục của nhà trường THCS mang bản chất xã hội khác nhau. Trong sự phát triển của xã hội nói chung và sự phát triển cá nhân nói riêng, giáo dục nhà trường THCS luôn luôn giữ vai trò chủ đạo. Giáo dục của nhà trường THCS dù tốt đến mấy mà thiếu giáo dục của gia đình và giáo dục xã hội thì vẫn không hoàn toàn. Nhà trường THCS giữ vai trò trung tâm trong việc kết hợp với gia đình và các tổ chức xã hội để chăm sóc và giáo dục thế hệ trẻ nói chung và giáo dục học sinh THCS nói riêng. Sự kết hợp giữa giáo dục nhà trường, gia đình và xã hội nhằm tạo ra môi trường giáo dục thống nhất, đồng thuận cùng tác động tới học sinh THCS, tạo ra sức mạnh tổng hợp trong chăm sóc và giáo dục học sinh THCS. Thực tế cho thấy hiện nay sự kết hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội còn buông lỏng, chưa có sự phối hợp thường xuyên, liên tục vì vậy hiệu quả giáo dục trong các nhà trường chưa cao, giáo dục chưa đáp ứng yêu cầu xã hội về nhân cách người được đào tạo. Đó cũng là nguyên nhân dẫn tới có tình trạng học sinh vi phạm chuẩn mực xã hội, bỏ học, lưu ban hay chất lượng giáo dục thấp, giáo viên còn vi phạm đạo đức nhà giáo.
Huy động toàn xã hội đầu tư các nguồn lực cho giáo dục THCS nhằm phát triển giáo dục THCS theo yêu cầu của xã hội. Đầu tư nguồn lực cho giáo dục THCS là một chủ trương của Đảng và Nhà nước, nó thể hiện tính ưu việt của nền giáo dục Xã hội chủ nghĩa, đồng thời còn là một giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông nói chung và chất lượng giáo dục THCS nói riêng. Ngân sách Nhà nước dành cho giáo dục còn hạn hẹp do đó việc huy động nguồn nhân lực, vật lực và tài lực từ xã hội để phát triển giáo dục THCS là việc làm vô cùng quan trọng, nhằm giúp ngành học khắc phục những khó khăn về kinh nghiệm giáo dục, về tài chính và cơ sở vật chất. Đối với địa bàn miền núi, vùng nông thôn, vùng khó khăn việc huy động nguồn lực từ xã hội
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
để phát triển giáo dục THCS là việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết, nhằm giúp các địa phương tháo gỡ những khó khăn trong quản lý giáo dục, trong giảng dạy và giáo dục học sinh nhằm khắc phục tình trạng học sinh bỏ học, nâng cấp cơ sở vật chất trường lớp, mở rộng quy mô nhà trường hay cơ sở giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường, tạo dựng môi trường giáo dục lành mạnh, thân thiện với người học, nhằm tạo ra sự thống nhất giữa nhà nước và nhân dân trong sự phát triển giáo dục THCS. Với phương thức Nhà nước và nhân dân cùng làm nhằm huy động, động viên khuyến khích các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp, cá nhân đóng góp xây dựng và phát triển giáo dục, coi sự nghiệp giáo dục là sự nghiệp của nhân dân, do dân và vì dân. Một mặt huy động các nguồn lực phát triển giáo dục mặt khác cần đổi mới công tác quản lý nhằm khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn nhân lực, vật lực và tài lực để phát triển giáo dục, chống lãng phí nhân lực vật lực và tài lực, hay sử dụng không hiệu quả.
Xây dựng, mở rộng hệ thống trường lớp và đa dạng hoá các loại hình trường giáo dục THCS (Công lập và ngoài công lập, giáo dục thường xuyên) theo chương trình giáo dục do Bộ Giáo dục - Đào tạo ban hành. Đây là nhiệm vụ trọng tâm có tính chất thường xuyên và là chiến lược lâu dài để phát triển giáo dục THCS. Với tiêu chí mọi trẻ em đến tuổi học THCS đều được thừa hưởng sự chăm sóc, giáo dục với những loại hình thích hợp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục THCS. Chủ trương của Bộ Giáo dục - Đào tạo là duy trì ổn định hệ thống các trường công lập, mở rộng phát triển hệ thống các trường ngoài công lập (các trường dân lập, tư thục), nhằm tạo điều kiện cho mọi trẻ em, mọi người chưa qua giáo dục THCS đều có cơ hội được học tập để hoàn thiện nhân cách theo yêu cầu của xã hội. Tuỳ theo điều kiện và hoàn cảnh của địa phương, của từng doanh nghiệp mà có những hình thức phát triển thích hợp phù hợp với yêu cầu của xã hội, của ngành và điều kiện kinh tế, văn hoá xã hội của địa phương. Mở rộng về quy mô hệ thống trường phải
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
luôn đi cùng với việc nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường, tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh về chất lượng giáo dục giữa trường công với trương tư, giữa các trường công với nhau và giữa các trường tư với nhau. Phá bỏ dần danh giới giữa trường công với trường tư, giữa giáo dục chính quy với giáo dục không chính quy.
Sự đa dạng hoá các loại hình giáo dục THCS có ý nghĩa rất to lớn, một mặt nó tập trung mọi nguồn lực trong xã hội để phát triển giáo dục nhà trường, mặt khác nó tạo ra một môi trường cạnh tranh trong đầu tư, trong lựa chọn hướng đi để phát triển, cha mẹ học sinh có thể lựa chọn nơi cho con theo học hay đầu tư cho nhà trường, các doanh nghiệp có thể lựa chọn trường để đầu tư phát triển, các trường THPT, trường dạy nghề có thể lựa chọn học sinh của các trường để tuyển sinh. Vì vậy cần phải có một hệ thống các biện pháp chỉ đạo công tác xã hội hoá giáo dục THCS nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp để phát triển giáo dục.
Tóm lại nội dung xã hội hoá giáo dục THCS gồm các nội dung cơ bản sau đây:
- Xây dựng phong trào học tập trong toàn xã hội hoàn thành phổ cập giáo dục THCS
- Xây dựng môi trường giáo dục học sinh THCS lành mạnh, thống nhất, vận động toàn dân chăm sóc giáo dục học sinh THCS
- Đa dạng hoá các loại hình trường THCS (Công lập và ngoài công lập), đa dạng hoá các hình thức giáo dục, hình thức học tập (giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên)
- Tăng cường đầu tư từ ngân sách nhà nước và các nguồn đầu tư khác, khai thác triệt để tiềm năng của xã hội để phát triển hệ thống giáo dục THCS.
- Tiếp tục cụ thể hoá, thể chế hoá các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xã hội hoá giáo duc và huy động cộng đồng tham gia phát triển giáo dục THCS.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Năm nội dung xã hội hoá giáo dục THCS nêu trên có thể nói gọn lại như sau: Giáo dục hoá xã hội, cộng đồng hoá trách nhiệm phát triển giáo dụcTHCS, đa dạng hoá loại hình, hình thức giáo dục, đa phương hoá nguồn lực, thể chế hoá chủ trương, chính sách XHHGD nhằm pháttriển giáo dục THCS.