Thể chế hoá chủ trương, chính sách XHHGD trung học cơ sở ở địa

Một phần của tài liệu tăng cường xã hội hóa giáo dục nhằm phát triển trường trung học cơ sở ở huyện đông triều tỉnh quảng ninh (Trang 93)

8. Kết cấu của đề tài

3.2.5. Thể chế hoá chủ trương, chính sách XHHGD trung học cơ sở ở địa

bàn huyên Đông Triều - Quảng Ninh

Mục tiêu của biện pháp:

Nhằm thể chế hoá chủ chương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về XHHGD ở địa bàn huyện, tạo hành lang pháp lý cho việc triển khai cụ thể các nội dung của XHHGD ở các cơ sở, nhà trường THCS trên địa bàn huyện nhằm huy động mọi nguồn lực phát triển giáo dục THCS trên địa bàn.

Nội dung của biện pháp:

Phòng giáo dục, kết hợp với Uỷ ban nhân dân huyện tổ chức cho cán bộ quản lý nhà trường, cơ sở giáo dục, giáo viên THCS và các tổ chức xã hội, nhân dân nhận thức đúng những văn bản của pháp luật, nghị quyết của TW Đảng qua các kỳ đại hội (Nghị quyết TW 4 khoá VII, Nghị quyết TW 2 khoá VIII, nghị quyết 90 của chính phủ, Luật giáo dục 2005, nghị quyết đại hội IX, Đại hội X về vấn đề xã hội hoá giáo dục).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Phổ biến năm nội dung cơ bản của XHHGD cho tất cả cán bộ quản lý, cá nhân được biết, được làm và được triển khai:

- Xây dựng phong trào học tập trong toàn xã hội, làm cho giáo dục là của mọi người, mọi người có cơ hội học tập thường xuyên, học tập suốt đời.

- Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, trường học thân thiện, học sinh tích cực, nhà trường gắn kết với xã hội, các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, gia đình học sinh, các tổ chức, xã hôi và cá nhân đều có trách nhiệm chăm lo phát triển giáo dục THCS.

- Đa dạng hoá loại hình trường THCS và loại hình giáo dục THCS (giáo dục chính quy và không chính quy).

- Tăng cường đầu tư ngân sách nhà nước để phát triẻn giáo dục THCS, phát huy có hiệu quả các nguồn lực giáo dục từ xã hội để phát triển giáo dục THCS.

- Tiếp tục thể chế hoá chủ trương chính sách XHHGD của Đảng và của Nhà nước về sự nghiệp xã hội hoá giáo dục và huy động tiềm năng cộng đồng phát triển giáo dục.

Phát huy vai trò lãnh đạo của các tổ chức Đảng, đặc biệt là vai trò lãnh đạo của Huyện Uỷ trong việc đề ra các định hướng chiến lược giáo dục của huyên nhằm quy hoạch phát triển giáo dục THCS trên địa bàn huyện và cần phải cụ thể hoá thành nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện và thể chế hoá thành hệ thống văn bản của cấp uủy ban huyện, phòng, xã và trường, cá nhân trong công tác thực hiện XHHGD.

Hệ thống văn bản đó phải làm rõ được các câu hỏi sau đây: - Huy động ai? Lực lượng nào để phát triển giáo dục THCS ? - Huy động theo hướng nào và nhằm mục đích gì ?

- Huy động những nguồn lực nào ?

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

* Điều kiện thực hiện biện pháp:

Cán bộ quản lý giáo dục cần phải nắm vững hệ thống các văn bản về XHHGD nhằm triển khai hoạt động đúng hướng.

Chính quyền địa phương, cán bộ quản lý giáo dục và quản lý nhà trường phải xác định rõ mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong sự nghiệp phát triển giáo dục.

Các tổ chức xã hội và cá nhân cần giác ngộ chủ trương, đường lối chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước về XHHGD.

3.2.6. Đẩy mạnh thực hiện xã hội hoá công tác giáo dục trong mỗi nhà trường, cơ sở giáo dục THCS

Một phần của tài liệu tăng cường xã hội hóa giáo dục nhằm phát triển trường trung học cơ sở ở huyện đông triều tỉnh quảng ninh (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)