8. Kết cấu của đề tài
2.2.2. Nội dung của công tác xã hội hoá giáo dục pháttriển trường THCS
trên địa bàn huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
2.2.2.1. Thực trạng xây dựng môi trường giáo dục thân thiện để phát triển trường THCS trên địa bàn huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Kết quả khảo sát được thể hiện qua bảng 2.3.
Câu hỏi trực tiếp đưa ra cho các đối tượng cán bộ, công chức, viên chức ở tất cả 21 xã, thị trấn trong huyện và một số đối tượng khác trong và ngoài ngành giáo dục thông qua phiếu thăm dò, kết quả cho thấy đại đa số cán bộ, giáo viên và người dân đều đánh giá về việc làm của chính quyền địa phương và nhà trường trong thực hiện nội dung XHHGD để phát triển trường THCS với nhận xét đánh giá tương đối đồng thuận đó là chính quyền địa phương đã đồng thời tiến hành các giải pháp: Nâng cao nhận thức của cán bộ, nhân dân về trách nhiệm giáo dục trẻ em. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến chủ trương, đường lối, chính sách xã hội hoá giáo dục THCS, động viên khuyến khích nhân dân, tổ chức xã hội tham gia phát triển giáo dục THCS, đồng thời phải thống nhất, xây dựng các lực lượng để triển khai nội dung, chương trình
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
xã hội hoá giáo dục THCS trên địa bàn và tổ chức thực hiện. Từ kết quả trên cho thấy chính quyền địa phương đã phối hợp với ngành Giáo dục thực hiện tốt nội dung xây dựng môi trường giáo dục thân thiện giữa nhà trường, gia đình và xã hội thông qua một số những việc làm cụ thể nhằm tạo môi trường thống nhất, đồng thuận trong sự nghiệp XHHGD THCS trên địa bàn.
Bảng 2.3: Thực trạng xây dựng môi trƣờng giáo dục ở trƣờng THCS trên địa bàn huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Ngƣời tham gia
Nội dung Số lƣợng Tỷ lệ %
- Nâng cao nhận thức của cán bộ, nhân dân về trách nhiệm giáo dục trẻ em
998 80,61
- Tuyên truyền phổ biến chủ trương, đường lối, chính sách xã hội hoá giáo dục THCS
1.120 90,47
Động viên, khuyến khích nhân dân, tổ chức xã hội tham gia phát triển giáo dục THCS
1.216 98,22
Thống nhất các lực lượng để triển khai nội dung, chương trình xã hội hoá THCS
1.223 98,78
- Các biện pháp khác 634 51,21
2.2.2.3. Thực trạng đa dạng hoá loại hình trường THCS và hình thức giáo dục THCS trên địa bàn huyện Đông Triều- tỉnh Quảng Ninh
Để tìm hiểu sâu hơn về nội dung thực hiện XHHGD mà chính quyền địa phương và Phòng Giáo dục đã tiến hành, chúng tôi tiến hành khảo sát mô hình giáo dục THCS ở huyện Đông Triều tỉnh Quảng Ninh và thu được kết quả ở bảng 2.4.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 2.4. Mô hình giáo dục THCS ở huyện Đông Triều
Ngƣời tham gia
Nội dung Số lƣợng Tỷ lệ %
Trường THCS công lập 23 92%
Trường THCS ngoài công lập 2 8%
Giáo dục thường xuyên ở trình độ THCS tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên
0 0%
Khảo sát mô hình trường THCS hiện đang tồn tại trên địa bàn của huyện chúng tối thấy tỷ lệ trường THCS công lập chiếm tỷ lệ cao 92% chỉ có 2/25 trường chiếm tỷ lệ 8% trường ngoài công lập, như vậy mô hình phát triển trường THCS trên địa bàn về số lượng là phát triển tuy nhiên vẫn dựa vào Nhà nước là chủ yếu, điều này hoàn toàn đúng so với thực tế vì chúng ta đang thực hiện chủ trương phổ cập giáo dục THCS và huyện Đông Triều là một huyện đã hoàn thành phổ cập giáo dục THCS trên địa bàn, thông qua thực hiện phổ cập giáo dục THCS huyện đã được thừa hưởng các chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước để phát triển hệ thống trường THCS. Mặt khác tư duy ăn sâu trong tiểm thức của mỗi người về quan niệm trường công và trường tư cũng làm cản trở cho việc phát triển hệ thống trường tư ở huyện Đông Triều nói riêng và ở các tỉnh thành nói chung. Bên cạnh đó cơ chế xin cho cũng là một trong những nguyên nhân làm hạn chế việc phát triển của hệ thống giáo dục ngoài công lập ở nước ta nói chung và trên địa bàn huyện Đông Triều nói riêng. Vì vậy đòi hỏi Chính phủ, Bộ Giáo dục - Đào tạo cần phải có một khung pháp chế, có sự hỗ trợ, khuyến khích cho việc chuyển hoá trường Công lập thành trường dân lập, phát triển hệ thống trường dân lập và tư thục trên các địa bàn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
* Tình hình học sinh THCS bỏ học
Câu hỏi thăm dò đặt ra cho các trường THCS trên địa bàn về tình trạng học sinh bỏ học. Sau khi tổng hợp, các ý kiến đều cho rằng huyện Đông Triều đã đạt phổ cập giáo dục THCS vững chắc, nên thỉnh thoảng mới có học sinh bỏ học và thường tập trung vào các trường miền núi, điều kiện kinh tế khó khăn…Tỷ lệ học sinh bỏ học và lưu bandưới 1%.
Tìm hiểu sâu về vấn đề trên, chúng tôi khảo sát để tìm hiểu nguyên nhân dãn tới tình trạng học sinh bỏ học và thu được kết quả như ở bảng 2.5.
Bảng 2.5. Tìm hiều nguyên nhân học sinh THCS bỏ học?
Ngƣời tham gia Nội dung
Số lƣợng Tỷ lệ %
Chính quyền địa phương thiếu quan tâm 58 4,68 Giáo viên và cơ sở giáo dục chưa tận
tình giúp đỡ
85 6,87
Cha mẹ, gia đình học sinh gặp khó khăn về kinh tế
318 25,69
Cha mẹ, gia đình học sinh cho rằng không cần thiết phải học
240 19,39
Vì học sinh lực học kém, chán học, muốn bỏ học
537 43,38
Qua kết quả khảo sát ở bảng 2.5 theo đánh giá của cán bộ, giáo viên, chính quyền địa phương và nhân dân cho thấy nguyên nhân cơ bản dẫn đến học sinh bỏ học và lưu ban là năng lực học tập và ý thức học tập của học sinh chiếm tỷ lệ 43,38%. Bên cạnh đó còn có nguyên nhân do nhận thức của gia đình về vấn đề học tập của con trẻ, về hoàn cảnh kinh tế của gia đình không thuận lới. Chỉ có 4,68 % ý kiến cho rằng do chính quyền địa phương thiếu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
quan tâm và 6,87 % ý kiến cho rằng giáo viên và cơ sở giáo dục chưa tận tình với học sinh. Điều này khảng định chính quyền địa phương và nhà trường đã làm tốt công tác tuyên truyền về XHHGD trên địa bàn.
2.2.2.4. Thực trạng huy động nguồn lực để mở rộng quy mô, khắc phục yếu kém, nâng cấp cơ sở vật chất nhà trường trên địa bàn huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Trong 5 năm gầy đây (2005- 2009) quy mô trường lớp và cơ sở vật chất Trường THCS thường xuyên được nâng cấp. Chủ trương kiên cố hoá, cao tầng hoá trường lớp được triển khai thực hiện tốt. Hiện 23 trường THCS đã được kiên cố hoá, cao tầng hoá, trong đó có 12 trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn I. Nhưng nguồn lực đầu tư chủ yếu từ nguồn ngân sách Nhà nước, huy động xã hội hoá còn nhiều hạn chế. Chính quyền địa phương và Phòng Giáo dục chưa huy động được nguồn lực từ xã hội để phát triển trường THCS trên địa bàn, vì vậy mà việc nâng cấp cơ sở vật chất trường học còn nhiều hạn chế và bất cập ở một số trường, còn tình trạng trường lớp nghèo nàn về cơ sở vật chất và xuống cấp hay chưa được nâng cấp. Kết quả khảo sát thể hiện qua bảng 2.6.
Bảng 2.6. Quy mô trƣờng lớp và cơ sở vật chất Trƣờng THCS
Ngƣời tham gia
Nội dung Số lƣợng Tỷ lệ %
Thường xuyên được nâng cấp 1.025 82,79
Không thay đổi 152 12,28
Nghèo nàn đi vì xuống cấp 61 4,93
Qua kết quả ở bảng 2.6 cho thấy chỉ có 82,79% đánh giá là trường học được nâng cấp thường xuyên nhưng nguồn kinh phí lại chủ yếu do nhà nước cấp, có 12,28% ý kiến đánh giá trường học không thay đổi gì và đặc biệt là có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
4,93% ý kiến đánh là một số trường bị xuống cấp. Tìm hiểu sâu về thực trạng, chúng tôi tiến hành khảo sát về các nguồn lực được huy động nhằm phát triển trường THCS và thu được kết quả ở bảng 2.7. Qua kết quả ở bảng 2.7, chúng tôi có nhận xét như sau:
Việc huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất Trường THCS qua khảo sát thì đa số cho rằng nguồn lực chính là từ ngân sách Nhà nước chiếm trên 74,47%, còn lại là từ các nguồn khác, trong đó nguồn lực huy động từ nhân dân chiếm tỷ lệ rất ít là 9,3% tổng số nguồn chi ngân sách, trong khi đó chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đề ra trong chiến lược phát triển giáo dục THCS là phải huy động được nhiều nguồn tài chính từ nhân dân để phát triển giáo dục THCS. Điều này cũng dễ lý giải do điều kiện kinh tế vùng miền, đây là địa bàn kinh tế chưa phát triển còn nhiều người dân gặp khó khăn về kinh tế do đó việc dân đầu tư để phát triển giáo dục là hạn chế. Từ thực trạng trên cho thấy XHHGD chỉ thực sự hiệu quả trên nền của sự phát triển kinh tế, văn hoá xã hội phát triển, XHHGD sẽ gặp khó khăn khi trình độ dân trí thấp, kinh tế của vùng miền kém phát triển.
Bảng 2.7. Huy động các nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất Trƣờng THCS
Ngƣời tham gia
Nội dung Số lƣợng Tỷ lệ %
Huy động nguồn tài chính từ ngân sách Nhà nước 922 74,47
Huy động nguồn tài chính từ nhân dân 116 9,3
Huy động nguồn tài chính của các nhà tài trợ 98 7,92 Huy động nguồn tài chính của cá tổ chức xã hội 64 5,17
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2.2.2.5. Thể chế hoá chủ trương, đường lối chính sách xã hội hoá giáo dục THCS trên địa bàn huyện Đông Triểu, tỉnh Quảng Ninh
* Công tác tuyên truyền
Trên cơ sở Nghị quyết 05/NQ-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá và thể dục thể thao, Quyết định số 3334/QĐ-UBND ngày 30/8/2005 của UBND tỉnh Quảng Ninh ban hành chương trình hành động nhằm thực hiện Nghị quyết 05/NQ- CP. Kế hoạch triển khai chương trình hành động số 1411/KHCT-SGD&ĐT ngày 29/9/2006 của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ninh, Chương trình số 20/CTr-HU ngày 30/10/2006 của Huyện uỷ Đông Triều về kiên cố hoá, cao tầng hoá trường học, xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Công tác tuyên truyền được UBND huyện chỉ đạo lồng ghép, đan xen trong suốt thời gian qua bằng nhiều hình thức, với nhiều đối tượng tham gia tuyên truyền.
Đối với cấp uỷ, chính quyền địa phương đã xây dựng kế hoạch, ra Nghị quyết để triển khai tổ chức thực hiện. Truyền đạt đến cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn. Đối với ngành giáo dục- đào tạo tuyên truyền đến đội ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh và phụ huynh để các đối tượng nắm chắc chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về xã hội hoá giáo dục, trong đó đặc biệt quan tâm đến xã hội hoá giáo dục THCS.
Quán triệt sâu sắc tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Phan Văn Khải trong bài phát biểu ngày 26/7/2005 về công tác xã hội hoá giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục thể thao đó là: Thực hiện công tác xã hội hoá phải thực hiện đồng bộ cả 4 mặt:
- Tăng cường vai trò chỉ đạo của Nhà nước
- Đổi mới hoạt động của các cơ sở giáo dục công lập - Phát triển các cơ sở ngoài công lập
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Công tác tuyên truyền đã có nhiều cố gắng, bước đầu đạt được kết quả nhất định. Tuy nhiên còn bộc lộ những mặt hạn chế như là tuyên truyền chưa sâu, chưa rộng, chưa toàn diện. Công tác kiểm tra việc thực hiện tuyên truyền còn nhiều bất cập, chưa tạo ra cơ sở vững chắc cho việc đánh giá tình hình.
Tuyên truyền chưa rộng vì chỉ mới tập trung chủ yếu đối tượng cán bộ, đảng viên và những người làm công tác trong ngành giáo dục. Nhân dân ở một số xã chưa biết được chủ trương của Nhà nước về xã hội hoá, cần huy động tham gia phát triển giáo dục thì họ có tư tưởng trông chờ và ỉ lại vào Nhà nước, vào cấp trên.
Tuyên truyền chưa sâu, tuy đã có chương trình hành động cụ thể nhưng chưa tạo ra phong trào để tổ chức thực hiện. Lộ trình bước đi đôi khi còn lúng túng. Chưa xây dựng được địa phương điển hình trong công tác xã hội hoá. Tư tưởng ỉ lại, trông chờ vào Nhà nước còn phổ biến.
Tuyên truyền chưa toàn diện là coi xã hội hoá còn phiến diện, chỉ là sự đóng góp bằng vật chất cho sự phát triển mà chưa thấy hết được vai trò của xã hội hoá là sự tổng hợp, bằng trách nhiệm, bằng trí tuệ, bằng tình cảm và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị đối với sự nghiệp giáo dục.
UBND huyện đánh giá, trong chừng mực nào đó, công tác xã hội hoá giáo dục nói chung, xã hội hoá giáo dục THCS nói riêng chưa được quan tâm đúng mức, còn có tư tưởng xem nhẹ.
* Tổ chức phối hợp các lực lƣợng xã hội:
Triển khai Chương trình số 20/CTr-HU ngày 30/10/2006 của Huyện uỷ, UBND huyện Đông Triều đã chỉ đạo các cơ quan, ban ngành, các xã, thị trấn phối hợp chặt chẽ để thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục THCS. Đã tổ chức nhiều cuộc họp giữa các ngành, các xã, thị trấn, triển khai công việc theo từng chuyên đề cụ thể. Như bàn về đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học để chuẩn bị cho năm học mới. Họp thống nhất kế hoạch chỉ đạo ngày toàn dân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
đưa trẻ đến trường. Tổ chức ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11. Chỉ đạo các ngành phối hợp với phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức các hoạt động ngoại khoá, sinh hoạt tập thể, giáo dục học sinh hư, quản lý học sinh trong hè, tổ chức lễ tuyên dương học sinh giỏi, trao quỹ tài năng trẻ… đã đem lại hiệu quả thiết thực.
Phòng Văn hoá và Thông tin, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh kết hợp với phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức tốt các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao trong nhà trường và thành lập các đội tuyển của huyện tham gia cấp tỉnh. Nhiều năm liền các đoàn của huyện tham gia đạt thứ hạng cao của tỉnh về văn nghệ, thể dục, thể thao: Giải nhì tiếng hát hoạ mi vàng, giải nhất bóng đá thiếu niên, nhi đồng, điền kinh, bơi…
Đông Triều thực sự là trung tâm thể thao thành tích cao của tỉnh, đóng góp nhiều vận động viên tham gia các giải quốc gia.
Ngành Y tế, Công an, Quân sự phối hợp với ngành Giáo dục và Đào tạo để thực hiện chương trình y tế học đường, giáo dục an toàn giao thông, phòng chống tệ nạn xã hội, giáo dục quốc phòng trong hệ thống các trường THCS, có ý nghĩa thiết thực góp phần vào sự hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh.
Sự phối hợp các lực lượng xã hội tuy đã đạt được kết quả bước đầu, Song còn bộc lộ những bất cập, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của từng ngành để phát huy mạnh hơn nữa đối với sự nghiệp giáo dục nói chung và giáo dục THCS nói riêng.
Sự tham mưu của ngành chủ quản có lúc chưa thường xuyên, đôi khi còn thiếu tính thuyết phục. Một số ngành chưa chủ động tích cực trong công tác phối hợp, còn có tư tưởng uỷ thác cho ngành chủ quản (Như giáo dục học