8. Kết cấu của đề tài
3.2.3. Dân chủ hoá giáo dục và dân chủ hoá nhà trường
Mục tiêu của biện pháp:
Dân chủ hoá giáo dục, dân chủ hoá nhà trường là việc làm nhằm hiện tạưc hoá chủ trương quan điểm về tổ chức hoạt động của bộ máy Nhà nước Cộng Hoà XHCN Việt Nam: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” trong hoạt động giáo dục ở địa phương và hoạt động giáo dục của nhà trường. Mục tiêu của biện pháp này nhằm đảm bảo quyền được học, được giáo dục của tất cả mọi người dân trên địa bàn, đồng thời tạo điều kiện cho nhân dân tham gia phát huy sức người, sức của trong xây dựng và phát triển sự nghiệp giáo dục ở địa phương, đảm bảo nghĩa vụ tham gia đóng góp xây dựng phát triển giáo dục ở địa phương của mỗi người dân.
Nội dung và biện pháp thực hiện:
Nội dung của dân chủ hoá giáo dục và dân chủ hoá nhà trường là đòi hỏi cơ quan quản lý giáo dục phải thực hiện dân chủ hoá quá trình giáo dục của nhà trường và dân chủ hoá hoạt động quản lý nhà trường.
Dân chủ hoá quá trình giáo dục được tiến hành ở cấp vĩ mô và cấp vi mô: ở cấp vĩ mô việc xác định mục tiêu, nội dung giáo dục phải được lấy ý
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
kiến tham gia của nhiều người, mục tiêu, nội dung giáo dục phải mang tính đại chúng, tính nhân dân, tính hiện đại, tính công bằng, không phân biệt đối xử. Dân chủ hoá giáo dục phải được xuyên suốt từ cấp Bộ đến cấp Sở, Phòng. Ở cấp vi mô tức là cấp nhà trường, dân chủ hoá phải được thể hiện trong mối quan hệ giữa thầy và trò, thể hiện trong các chính sách đối với người học và tính chất hoạt động của nhà trường. Dân chủ hoá giáo dục trong nhà trường là phải tôn trọng người học, tôn trọng quyền được học và học được của học sinh, phải tạo điều kiện thuận lợi nhất để phát huy tính tích cực, tính chủ động, độc lập, sáng tạo trong học tập của người học, giúp họ có cơ hội thành công, và có khả năng học tập thường xuyên và học tập suốt đời. Nhà trường cần phải thường xuyên đổi mới phương pháp dạy học, đa dạng hoá các hình thức giáo dục nhằm tạo cơ hội cho người học bộ lộ phát triển năng lực của cá nhân. Nhà trường và giáo viên phải coi trọng lợi ích và nhu cầu của học sinh, coi đó là xuất phát điểm để tiến hành hoạt động dạy học.
Dân chủ hoá quản lý nhà trường là Hiệu trưởng nhà trường, thủ trưởng cơ quan quản lý giáo dục tạo môi trường dân chủ để tất cả mọi người đều tham gia quản lý nhà trường, quản lý đơn vị, nhằm giải quyết mọi vấn đề phát sinh trên cơ sở không khai, công bằng, công minh, đồng thời tạo điều kiện cho mọi cá nhân trong tổ chức đều có cơ hội tham gia giám sát, kiểm tra, đánh giá các kết quả giáo dục của nhà trường. Dân chủ hoá nhà trường nhằm nâng cao quyền tự chủ của nhà trường, đồng thời huy động các tổ chức xã hội tham gia quản lý nhà trường, giải quyết tốt mối quan hệ giữa vai trò lãnh đạo của người đứng đầu cơ quan tổ chức với việc thực hiện tập trung dân chủ trong quản lý nhà trường.
Hiệu trưởng nhà trường phải lắng nghe ý kiến của chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội và nhân dân, giáo viên về sự phát triển giáo dục
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
THCS trên địa bàn, đặc biệt là về chất lượng giáo dục và các biện pháp tổ chức quản lý giáo dục của nhà trường.
Hiệu trưởng phải lấy ý kiến tham gia đóng góp của các cấp chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội, nhân dân và giáo viên về xây dựng phát triển sự nghiệp giáo dục THCS trên địa bàn: Về công tác lập kế hoạch xã hội hoá, về phổ cập giáo dục THCS và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục THCS, về xây dựng phát triển đội ngũ ngiáo viên, nâng cấp quy mô, cơ sở vật chất trường THCS, thực hiện quyền được học của học sinh vv....
Hiệu trưởng phải thường xuyên công khai hoá kế hoạch hoạt động xã hội hoá giáo dục trên địa bàn, công khai hoá các nguồn lực tham gia phát triển giáo dục THCS và phát triển nhà trường, công khai hoá tài chính của nhà trường.
Biện pháp thực hiện dân chủ hoá giáo dục và dân chủ hoá nhà trường: Làm tốt công tác tư tưởng và công tác thông tin để các cấp chính quyền địa phương, nhân dân, phụ huynh học sinh, cán bộ giáo viên nhận thức đầy đủ về trách nhiệm của mỗi tổ chức xã hội và cá nhân trong việc thực hiện xã hội hoá giáo dục THCS.
Tổ chức tốt các hình thức thực hiện dân chủ đại diện cũng như dân chủ trực tiếp, tạo môi trường để phụ huynh học sinh, cán bộ giáo viên được biết, được bàn, được làm, được kiểm tra các hoạt động sự phạm của nhà trường.
Tổ chức tốt Hội nghị cán bộ công chức tại đơn vị, lấy ý kiến của quần chúng qua các tham luận về công tác xây dựng và phát triển nhà trường THCS và nâng cao chất lượng giáo dục THCS.
Tổ chức có hiệu quả các hình thức đối thoại với giáo viên, với phụ huynh học sinh hay cả với người học, phát huy vai trò của Công Đoàn, tạo điều kiện để cán bộ - giáo viên thực hiện đúng đủ nghĩa vụ, trách nhiệm của mình thao đúng pháp luật của nhà nước về giáo dục nhà trường.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Tổ chức niêm yết công khai các quy chế hoạt động của nhà trường, phát huy vai trò của cán bộ, giáo viên trong công tác tự quản, thực hiện tốt chế độ chính sách đảm bảo tính công bằng, dân chủ trong quản lý.
Xây dựng nề nếp hoạt động, xây dựng văn hoá nhà trường lành mạnh, thân thiện tạo dựng bầu không khí làm việc thân thiện giữa các cá nhân trong tổ chức nhằm nâng cao hiệu quả lao động.
Xây dựng khối đoàn kết trong nhà trường, triển khai và chỉ đạo có hiệu quả các phong trào thi đua trong nhà trường để thực hiện kế hoạch XHHGD, tăng cường mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà trường với xã hội trong việc thực hiện nhiệm vụ, nội dung xã hội hoá giáo dục THCS.
Cần quán triệt nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả trong quản lý giáo dục và tính hai chiều trong xã hội hoá giáo dục quản lý giáo duc - cộng đồng, xã hội.
Nghiên cứu nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của người học, các tổ chức xã hội phối hợp với nhà trường, đáp ứng yêu cầu nguyện vọng của họ nhằm khai thác tiềm năng của các lực lượng để phát triển giáo dục THCS trên địa bàn.
Điều kiện để thực hiện các biện pháp:
Cán bộ quản lý giáo dục cần nhận thức đúng về tính khách quan và hiểu bản chất của mối quan hệ giữa của giáo dục với kinh tế, văn hoá xã hội ở địa phương, đồng thời phải biết huy động các mối quan hệ này trong bài toán về quản lý giáo dục nhằm phát triển nhà trường. Đồng thời cũng phải nhận thức đúng về XHHGD và dân chủ hoá nhà trường là phương thức để phát triển giáo dục THCS và phát triển nhà trường, một biện pháp tăng tính xã hội của giáo dục, đồng thời là biện pháp của quản lý giáo dục vì chúng góp phần thực hiện mục tiêu của quản lý giáo dục; XHHGD và dân chủ hoá nhà trường
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
có mối quan hệ khăng khít với nhau, có tác dụng to lớn trong việc giải quyết bài toán về quản lý giáo dục và quản lý nhà trường.
Đảng, chính quyền địa phương, hiệu trưởng và cán bộ quản lý của các trường phải đổi mới về phong cách quản lý, phải nhận thức sâu sắc về tính chất của nền giáo dục của nước ta là nền giáo dục của dân, do dân và vì dân, nên mọi hoạt động công vụ trong giáo dục nhà trường phải lấy xuất phát điểm là phục vụ nhân dân thì mới đem lại hiệu quả cao.
Hiệu trưởng các trường THCS phải quán triệt tốt nguyên tắc tập trung dân chủ kết hợp với vai trò của người hiệu trưởng trong chỉ đạo và quản lý nhà trường, xây dựng quy chế hoạt động của nhà trường, thực hiện tốt chế độ công khai trong nhà trường.
3.2.4. Xây dựng và quy hoạch phát triển mạng lưới các trường THCS, đa dạng hoá các loại hình giáo dục THCS trên địa bàn huyện Đông Triều