Xã hội hoá trong nâng cao chất lượng dạy và học

Một phần của tài liệu tăng cường xã hội hóa giáo dục nhằm phát triển trường trung học cơ sở ở huyện đông triều tỉnh quảng ninh (Trang 72)

8. Kết cấu của đề tài

2.3.5.Xã hội hoá trong nâng cao chất lượng dạy và học

Phổ cập giáo dục, xây dựng đội ngũ cán bộ giáo viên THCS. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ, chính quyền từ huyện đến cơ sở đã tạo sự đồng thuận trong xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh. Từ huyện đến các trường đã kế hoạch hoá công tác phát triển giáo dục, triển khai tốt việc đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hoá đội ngũ cán bộ giáo viên. Đến nay đã đạt 100%

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chuẩn hoá giáo viên THCS trong đó có gần 30% đạt trên chuẩn. Ngành giáo dục đã tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ quản lý các trường, tham mưu cho huyện cử gần cán bộ quản lý trường THCS đi học Trung cấp lý luận. Đẩy mạnh công tác đổi mới phương pháp giảng dạy, ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng. Sử dụng thành thạo và có hiệu quả thiết bị đồ dùng học sinh đến nâng cao chất lượng giáo dục.

Trong 4 năm qua, để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và giáo dục THCS nói riêng, huyện đã chỉ đạo ngành giáo dục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, giảng dạy và học tập đối với tất cả các đơn vị trường học trên địa bàn. Đã đầu tư hàng nhiều tỷ đồng trang bị vi tính, thực hiện giáo án điện tử, nối mạng Internet, đường truyền trực tuyến cáp quang (FIVT) tới tất cả các trường học trên địa bàn. Việc tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, giảng mẫu, tập huấn được thực hiện trực tuyến đến tất cả cán bộ, giáo viên. Hiện nay, giáo dục Đông Triều được đánh giá là đơn vị đi đầu trong toàn quốc về ứng dụng công nghệ thông tin. Nhờ đó, mà chất lượng giáo dục của huyện từng bước được nâng lên, đứng trong tốp đầu cùng với thành phố, thị xã trong cả tỉnh.

Các lực lƣợng xã hội tham gia giáo dục THCS đƣợc UBND huyện chỉ đạo các ngành, các đơn vị chuyên môn phối hợp đó là:

- Ngành Y tế: Có trách nhiệm chăm sóc sức khoẻ cho giáo viên và học sinh. Tạo điều kiện tốt nhất về chăm sóc y tế trường học, hàng năm huyện chỉ đạo ngành giáo dục - đào tạo tổ chức cho giáo viên khám bệnh định kỳ, để phát hiện xử lý kịp thời bệnh nghề nghiệp, nhằm động viên đội ngũ. Phối hợp tốt trong công tác tuyên truyền sức khoẻ dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm, tư vấn y tế học đường, vận động học sinh tham gia mua Bảo hiểm y tế tự nguyện.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Hội Chữ thập đỏ huyện: Mở các lớp tập huấn trong giáo viên và học sinh về phòng tránh tai nạn thương tích, giáo dục lòng nhân ái, nhằm đẩy mạnh các hoạt động nhân đạo từ thiện trong các nhà trường THCS. Nhà trường đã tổ chức quyên góp xây dựng quỹ giúp đỡ học sinh nghèo vượt khó, giúp những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn thông qua các phong trào đôi bạn cùng tiến, nuôi lợn nhân đạo...

- Ngành Văn hoá thông tin: Phối hợp chặt chẽ với ngành giáo dục đào tạo trong lĩnh vực văn hoá - thể thao, giáo dục thể chất, tổ chức các đợt tập huấn cho học sinh để tham gia các giải thể thao cấp huyện, cấp tỉnh. Kết hợp chặt chẽ trong việc tổ chức tham gia Hội khoẻ phù đồng, Đại hội thể dục thể thao theo định kỳ thu được nhiều thành tích tốt.

- UBND huyện chỉ đạo ngành Công an, ngành Tƣ pháp phối hợp với ngành giáo dục triển khai việc tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội trong học đường, phòng chống tai nạn giao thông, tai nạn thương tích, thực hiện tốt cuộc vận động “hai không” do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động.

- Đoàn thanh niên: Phối hợp với ngành giáo dục và đào tạo thực hiện công tác đoàn - đội trong trường học, đẩy mạnh hoạt động xã hội, công tác Trần Quốc Toản, tổ chức tốt các đợt trao quỹ tài năng trẻ...

- Đài truyền thanh - Truyền hình huyện: Tăng cường công tác tuyên truyền xã hội hoá giáo dục, nêu gương tốt, việc tốt, gắn với tiêu chí xây dựng làng, khu phố văn hoá, xây dựng nếp sống văn hoá khu dân cư, tuyên truyền gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học....

- Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức thành viên, Hội cha mẹ học sinh:

Tích cực tham gia với ngành giáo dục trong phong trào thi đua dạy tốt, học tốt, tuyên truyền vận động hội viên đóng góp tích cực cho sự phát triển giáo dục của địa phương, đóng góp bằng công sức, trí tuệ, trách nhiệm, cơ sở vật

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chất cho các lớp bán trú, hai buổi, ôn tập thi tốt nghiệp, bồi dưỡng học sinh giỏi đạt hiệu quả thiết thực.

Trong những năm qua, phòng Giáo dục và Đào tạo đã tích cực tham mưu cho UBND huyện chỉ đạo các địa phương xây dựng các trung tâm học tập cộng đồng. Đến nay, đã có 21/21 xã, thị trấn có Trung tâm học tập cộng đồng đi vào hoạt động, thu hút hàng ngàn học viên học nghề, bồi dưỡng chuyên môn. Đây là cơ hội tốt để hỗ trợ cho phát triển giáo dục THCS ở địa phương.

Tóm lại, đánh giá một cách tổng thể, bên cạnh những tồn tại, hạn chế như đã nêu, thì công tác xã hội hoá giáo dục THCS trên địa bàn huyện Đông Triều trong 4 năm qua đã đạt được những kết quả đáng phấn khởi trên các mặt tuyên truyền, xây dựng và phát triển quy mô trường lớp, đa dạng hoá các loại hình học tập, huy động các nguồn lực đầu tư cho trường học, kết hợp các lực lượng tham gia vào sự nghiệp giáo dục. Đó là cơ sở vững chắc cho giáo dục THCS huyện Đông Triều phát triển, tạo cơ hội tốt cho chất lượng giáo dục ở những bậc học sau.

Từ những thực trạng trên, rút ra những bài học kinh nghiệp đó là: - Phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, làm xoay chuyển một bước về nhận thức của các cấp uỷ Đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở, đến các cấp, các ngành và mọi tầng lớp nhân dân về vị trí, vai trò phát triển giáo dục đào tạo trong thời kỳ CNH - HĐH đất nước, từ đó làm cho cả hệ thống chính trị vào cuộc chăm lo cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo, coi giáo dục và đào tạo là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, của các cấp, các ngành vì mục tiêu phát triển.

- Công tác xã hội hoá giáo dục phải được đặt trong chương trình công tác thường xuyên của Đảng, chính quyền các cấp, huy động mọi nguồn lực để đầu tư, trong đó ngân sách Nhà nước giữ vai trò quan trọng. Phải có sự quản

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

lý chặt chẽ của chính quyền để công tác xã hội hoá giáo dục đi đúng hướng, phát huy được hiệu quả.

- Các trường phải tích cực, chủ động làm tốt công tác tham mưu với cấp uỷ, chính quyền địa phương về công tác xã hội hoá giáo dục, có kế hoạch cụ thể để tổ chức thực hiện theo nguyên tắc công khai dân chủ.

- Phòng Giáo dục và Đào tạo phải tích cực tham mưu cho Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện, đưa chương trình công tác xã hội hoá giáo dục vào Nghị quyết của cấp uỷ, Kế hoạch chỉ đạo của UBND huyện, tranh thủ sự quan tâm của cấp trên, sự hỗ trợ cơ sở vật chất và ngân sách cho sự nghiệp giáo dục. Tích cực vận động các doanh nhân, doanh nghiệp, các lực lượng xã hội để cùng chăm lo cho giáo dục.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Kết luận chƣơng 2

Xã hội hoá giáo dục là một chủ trương lớn và đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta, nhằm huy động cả hệ thống chính trị và các lực lượng có trách nhiệm tham gia đóng góp cho sự nghiệp giáo dục. Sự nghiệp giáo dục- đào tạo là quá lớn, vị trí vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự nghiệp phát triển đất nước, bản thân Nhà nước trên đôi vai sự nghiệp giáo dục là quá nặng, nên phải có sự san xẻ cho toàn xã hội.

Nhận thức được điều đó, trong những năm qua, Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện Đông Triều đã có những giải pháp cụ thể để triển khai công tác xã hội hoá giáo dục trên địa bàn. Huyện uỷ, HĐND đã ra Nghị quyết, chương trình cho từng nhiệm kỳ với mục tiêu và những bước đi phù hợp. UBND huyện đã xây dựng kế hoạch triển khai đến các ban ngành, các địa phương xã, thị trấn. Nhân dân và các lực lượng xã hội đã đồng tình ủng hộ. Kết quả bước đầu đạt được rất đáng trân trọng. Nhận thức về xã hội hoá giáo dục đã được xoay chuyển theo hướng tích cực, quy mô trường lớp được phát triển đúng hướng, đã đa dạng hoá các loại hình giáo dục bao gồm: Công lập, dân lập, tư thục và giáo dục thường xuyên. 100% các trường Tiểu học, THCS và THPT đều được kiên cố hoá, cao tầng hoá, trong đó 50% số trường THCS đạt chuẩn Quốc gia, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Chất lượng giáo dục nói chung và THCS nói riêng đã có bước tiến khó vững chắc và ổn định. Tỷ lệ học sinh giỏi ngày càng tăng, học sinh chuyển lớp, chuyển cấp, tốt nghiệp năm sau cao hơn năm trước. Nhiều học sinh đã đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh và Quốc gia.

Đội ngũ giáo viên đã có nhiều chuyển biến tích cực, thông qua xã hội hoá mà đội ngũ từng bước được hoàn thiện về phẩm chất chính trị và năng lực sư phạm, vì chính cha mẹ học sinh là những người đánh giá một cách khách quan và công bằng nhất. Cũng nhờ có phong trào xã hội hoá mà nhiều tổ chức

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hội, nhiều hoạt động có hiệu quả hơn. Như hoạt động của Hội cha mẹ học sinh, Hội khuyến học, xây dựng dòng họ hiếu học, gia đình hiếu học...

Là một huyện miền núi của tỉnh Quảng Ninh, nhưng với những hoạt động xã hội hoá giáo dục có hiệu quả đã góp phần đưa sự nghiệp giáo dục của địa phương đứng trong tốp đầu của tỉnh, liên tục nhiều năm liện nhận cờ, bằng khen của UBND tỉnh và của Bộ giáo dục và Đào tạo.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được về công tác xã hội hoá giáo dục nói chung và giáo dục THCS nói riêng thì vẫn còn một số vấn đề tồn tại, bất cập. Như tính đồng đều giữa các vùng, các xã miền núi, vùng xa trung tâm huyện thì công tác xã hội hoá giáo dục chưa phát triển, một bộ phận cán bộ, nhân dân còn có tư tưởng trông chờ, ỉ lại vào Nhà nước, việc huy động đóng góp cho sự nghiệp giáo dục còn rất khó khăn, chất lượng giáo dục chưa đạt yêu cầu. Mặt khác, công tác tham mưu của ngành giáo dục và đào tạo có lúc, có nơi chưa thường xuyên, chưa tích cực, kém hiệu quả...

Tình trạng học sinh bỏ học, lưu ban vẫn còn tồn tại với số lượng nhỏ, cơ sở vật chất của một số trường chưa được nâng cấp còn nghèo nàn và lạc hâu, việc huy động nguồn tài chính từ nhân dân để phát triển giáo dục THCS còn hạn chế, mô hình trường THCS trân địa bàn chủ yếu vẫn là mô hình trường công lập.

Khắc phục yếu kém, phát huy ưu điểm để hướng tới sự phát triển là ý chí quyết tâm của Đảng bộ chính quyền huyện Đông Triều và cũng là nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Xã hội hoá giáo dục nói chung và giáo dục THCS nói riêng vẫn là giải pháp quan trọng, có ý nghĩa quyết định cho sự phát triển sự nghiệp giáo dục của địa phương. Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện sẽ tiếp tục có những giải pháp tích cực để tổ chức thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục đem lại hiệu quả cao trong thời gian tới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 3

CÁC BIỆN PHÁP XÃ HỘI HOÁ GIÁO DỤC NHẰM PHÁT TRIỂN TRƢỜNG THCS Ở HUYỆN ĐÔNG TRIỀU

TỈNH QUẢNG NINH

Một phần của tài liệu tăng cường xã hội hóa giáo dục nhằm phát triển trường trung học cơ sở ở huyện đông triều tỉnh quảng ninh (Trang 72)