Xây dựng và quy hoạch pháttriển mạng lưới các trường THCS,đa dạng

Một phần của tài liệu tăng cường xã hội hóa giáo dục nhằm phát triển trường trung học cơ sở ở huyện đông triều tỉnh quảng ninh (Trang 90)

8. Kết cấu của đề tài

3.2.4. Xây dựng và quy hoạch pháttriển mạng lưới các trường THCS,đa dạng

Mục tiêu của biện pháp:

Nhằm mở rộng hệ thống các trường THCS trên địa bàn huyện, theo quy hoạch hợp lý nhằm đáp ứng nhu cầu người học, phù hợp với điều kiện kinh tế, văn hoá chính trị xã hội ở địa phương, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục THCS trên địa bàn. Đa dạng hoá các loại hỡnh giỏo dục THCS nhằm tạo cơ hội cho tất cả mọi người dân có cơ hội được học tập ở trình độ THCS và được thừa hưởng chương trình giáo dục THCS. Đa dạng hoá các loại hình trường THCS và các loại hình giáo dục THCS nhưng vẫn giữ vững vai trò nòng cốt của trường công lập.

Nội dung và cách thực hiện:

Rà soát lại mạng lưới các trường THCS, các cơ sở giáo dục THCS trên địa bàn, củng cố, nâng cấp cơ sở vật chất trường học, mở rộng về quy mô nếu thấy có nhu cầu cần thiết, nâng cao chất lượng hoạt động dạy học, giáo dục của các nhà trường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đối với các vùng khó khăn cần huy động sự trợ giúp của các tổ chức xã hội, cá nhân, đồng thời ưu tiên đầu tư ngân sách Nhà nước để nâng cấp cơ sở vật chất trường học, đảm bảo đủ điều kiện về dạy và học cho giáo viên, học sinh nhằm thu hút động viên học sinh đến trường.

Đối với vùng có điều kiện kinh tế động viên các tổ chức cá nhân đầu tư xây dựng nâng cấp, chuẩn hoá các trường THCS, tạo môi trường thuận lợi cho việc dạy và học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

Làm tốt công tác tuyên truyền ở địa phương để mọi người dân có nhận thức đúng về cần thiết phải trang bị học vấn ở trình độ THCS, huy động học sinh tự giác đến trường, hạn chế tình trạng bỏ học, lưu ban. Xây dựng phong trào học tập thường xuyên và học tập suốt đời trong nhân dân. Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, trường học gần dân, dân thích đến trường.

Thường xuyên đối mới phương pháp dạy học, giáo dục, đa dạng hoá hình thức giáo dục nhằm tạo điều kiện cho mọi người ai cũng có cơ hội được học bậc học THCS, nâng cao chất lượng giáo dục THCS của các nhà trường.

Duy trì củng cố mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc tổ chức triển khai xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực để phát triển nhà trường. Nhà trường huy động các lực lượng tham gia phát triển nhà trường nhưng đồng thời nhà trường cũng phải tạo được sự hài lòng của xã hội về sản phẩm giáo dục của nhà trường, nhằm động viên, khuyến khích xã hội đầu tư phát triển nhà trường.

Đẩy mạnh công tác xây dựng các trường THCS trọng điểm, trường đạt chuẩn quốc gia. Từng bước thực hiện công tác quy hoạch mạng lưới trường THCS trên địa bàn huyện theo xu hướng đa dạng hoá.

Khuyến khích các trường công lập chuyển sang trường ngoài công lập theo hướng cổ phần hoá. Cần phải xác định cụ thể giá trị tài sản khi thực hiện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chuyển đổi cho cá nhân hay tổ chức xã hội để hoàn trả kinh phí cho nhà nước, cần xây dựng lộ trình chuyển đổi không làm xáo trộn tư tưởng của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên THCS trong việc thực hiện chuyển đổi.

Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm định chất lượng giáo dục THCS trên địa bàn nhằm giúp nhà trường THCS xác định rõ mình đang ở đâu, cần làm gì để phát triển và phát triển như thế nào trong tương lai để đáp ứng nhu cầu xã hội và nhu cầu phát triển kinh tế trên địa bàn huyện.

Điều kiện để thực hiện các biện pháp

Phòng Giáo dục của huyện Đông Triều là cơ quan chịu trách nhiệm trước Uỷ ban huyện quản lý nhà nước về giáo dục ở địa phương phải làm tốt công tác điều tra, khảo sát đánh giá đúng thực trạng phát triển giáo dục THCS trên địa bàn, cả về quy mô lẫn chất lượng giáo dục, trên cơ sở đó phải có tầm nhìn về giáo dục của huyện trong tương lai và làm công tác dự báo phát triển giáo dục THCS một cách xác thực, lập kế hoạch quy hoạch phát triển giáo dục THCS trên địa bàn.

Phòng Giáo dục, các trường THCS phải là lực lượng giữa vai trò chủ đạo trong việc phát triển giáo dục THCS trên địa bàn huyện Đông Triều, luôn luôn chủ động, sáng tạo đột phá trong các khâu nhằm thu hút mọi nguồn lực để phát triển giáo dục THCS trên địa bàn.

Uỷ ban nhân dân huyện và phòng Giáo dục cần thể chế hoá hệ thống các văn bản mang tính pháp lý về việc phân cấp quản lý để xây dựng và phát triển mạng lưới trường THCS, nhằm xác định rõ quyền hạn trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân huyện, Phòng Giáo dục, Trường THCS, các tổ chức xã hội và cá nhân trong việc phát triển giáo dục THCS.

Chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể, cán bộ quản lý trường THCS, giáo viên và nhân dân địa phương cần có nhận thức đúng về XHHGD, coi sự nghiệp giáo dục là sự nghiệp của Đảng, của Nhà nước và của toàn dân,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tất cả mọi người cùng cộng đồng trách nhiệm trong việc xây dựng và phát triển giáo dục THCS trên địa bàn huyện Đông Triều.

Cần có một cơ chế tự chủ rõ ràng, có hành lang pháp lý riêng cho các trường THCS để xây dựng và phát triển nhà trường. Có sự hướng dẫn, chỉ đạo của ngành và chính quyền địa phương về việc thực hiện đa dạng hoá loại hình trường THCS và đa dạng hoá loại hình giáo dục THCS, có cơ chế chuyển đổi trường công lập sang mô hình trường ngoài công lập theo hướng cổ phân hoá, tạo cơ chế mở và điều kiện thuận lợi để thực hiện tốt chủ trương Nhà nước và nhân dân cùng làm trong phát triển giáo dục THCS.

Đảm bảo việc huy động các nguồn lực trong xã hội đối với trường THCS, đặc biệt là các nguồn lực để xây dựng cảnh quan nhà trường, môi trường văn hoá, truyền thống của nhà trường. Việc sử dụng nguồn lực phải mang tính hợp lý và hiệu quả và đảm bảo tính pháp lý.

Một phần của tài liệu tăng cường xã hội hóa giáo dục nhằm phát triển trường trung học cơ sở ở huyện đông triều tỉnh quảng ninh (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)