8. Kết cấu của đề tài
3.4.4. Kết quả khảo nghiệm
Qua quá trình lấy ý kiến của chuyên gia, chúng tôi thu được kết quả sau: - Hợp lý được hiểu là tên biện pháp, mục đích, nội dung và cách thức thực hiện của biện pháp, điều kiện cũng như kết quả dự kiến của các biện pháp tăng cường XHHGD THCS phù hợp với các nguyên tắc xây dựng biện pháp, phù hợp với quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về HHHGD THCS ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế, văn hoá, chính trị xã hội ở địa phương.
- Phân vân được hiểu là các biện pháp tăng cường XHHGD THCS trên địa bàn huyện Đông Triều đã đề xuất còn hạn chế ở một số điểm như có thể tên biện pháp chưa phản ánh đúng bản chất của biện pháp hoặc mục đích đặt ra còn chung chung hoặc nội dung, cách thức thực hiện còn chưa thực sự khoa học, điều kiện thực hiện biện pháp chưa rõ ràng, tính khả thi của biện pháp khó đo.
- Không hợp lý được hiểu là các biện pháp pháp tăng cường XHHGD THCS trên địa bàn huyện Đông Triều đã đề xuất không theo đúng định hướng chỉ đạo của các nguyên tắc đã được xây dựng cũng như quy luật hình thành và phát triển của hệ thống giáo dục THCS, đi trái lại các chủ trương đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về XHHGD ở địa phương và không phù hợp với điều kiện kinh tế văn hoá xã hội trên địa bàn huyện Đông Triều.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 3.1. Nhận xét đánh giá của chuyên gia về mức độ hợp lý của các biện pháp tăng cƣờng XHHGD THCS trên địa bàn huyện Đông Triều
Stt Các biện pháp Mức độ% Hợp lý Phân vân Không hợp lý
1 Tạo môi trường cho tổ chức xã hội và cá nhân
tham gia làm chủ phát triển giáo dục THCS 75,4 24,6 2 Kế hoạch hoá công tác XHHGD Trung học
cơ sở ở huyện Đông Triều tỉnh Quảng Ninh 100 3 Dân chủ hoá giáo dục và dân chủ hoá nhà
trường 100
4 Các biện pháp: Xây dựng và quy hoạch phát triển mạng lưới các trường THCS,đa dạng hoá các loại hình giáo dục THCS trên địa bàn huyện Đông Triều, giữ vững vai trò nòng cốt của trường công lập.
80,9 19,1
5 Đẩy mạnh thực hiện xã hội hoá công tác giáo dục trong mỗi nhà trường, cơ sở giáo dục THCS
100
6 Thể chế hoá chủ trương, chính sách XHHGD trung học cơ sở ở địa bàn huyên Đông Triều - Quảng Ninh
100
Nhìn vào bảng số liệu trên chúng ta thấy, Nhìn chung các chuyên gia đều đánh giá cao về sự hợp lý của các biện pháp. Tuy nhiên 24,6 % chuyên gia được hỏi còn phân vân ở biện pháp tạo môi trường cho tổ chức cá nhân tham gia XHHGD THCS và 19,1% số ý kiến phân vân về biện pháp: Xây
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
dựng và quy hoạch phát triển mạng lưới các trường THCS,đa dạng hoá các loại hình giáo dục THCS trên địa bàn huyện Đông Triều, giữ vững vai trò nòng cốt của trường công lập., nguyên nhân do ảnh hưởng của lối tư duy trường công hơn trường tư, kinh phí giáo dục là kinh phí bao cấp, chưa quen với lối tư duy Nhà nước và nhân dân cùng làm để phát triển giáo dục.
Qua kết quả khảo nghiệm nêu trên có thể khảng định các biện pháp đề xuất tăng cường XHHGD nhằm phát triển trường THCS trên địa bàn huyện Đông Triều là những biện pháp có cơ sở khoa học, cơ sở pháp lý và đảm bảo tính khả thi có thể mang lại hiệu quả cao trong việc huy động nguồn lực phát triển giáo dục THCS hiện nay.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Kết luận chƣơng 3
Tăng cường XHHGD phát triển trường THCS trên địa bàn huyện Đông Triều tỉnh Quảng Ninh bao gồm nhóm sáu các biện pháp được xây dựng trên cơ sở khoa học của lý luận quản lý giáo dục về XHHGD và dựa vào các nguyên tắc hoạt động XHHGD. Các biện pháp đề xuất có mối quan hệ thống nhất biện chứng với nhau phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội vùng miền, thực hiện đúng chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về XHHGD. Các biện pháp đề xuất đã được khảo nghiệm và đều mang tính khả thi, mỗi biện pháp đều được xác định rõ mục tiêu biện pháp, nội dung và cách thực hiện, điều kiện để thực hiện các biện pháp. Trong đó các biện pháp có vai trò trọng tâm mang tính quyết định là: Xây dựng và quy hoạch phát triển mạng lưới các trường THCS,đa dạng hoá các loại hình giáo dục THCS trên địa bàn huyện Đông Triều, giữ vững vai trò nòng cốt của trường công lập. Kế hoạch hoá công tác XHHGD Trung học cơ sở ở huyện Đông Triều tỉnh Quảng Ninh; Dân chủ hoá giáo dục và dân chủ hoá nhà trường. Các biện pháp mang tính chất điều kiện nhằm giúp cho việc thực hiện tốt các biện pháp nêu trên là: Thể chế hoá chủ trương, chính sách XHHGD trung học cơ sở ở địa bàn huyên Đông Triều - Quảng Ninh; Tạo môi trường cho tổ chức xã hội và cá nhân tham gia làm chủ phát triển giáo dục THCS.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ