Đẩy mạnh thực hiện xã hội hoá công tác giáo dục trong mỗi nhà

Một phần của tài liệu tăng cường xã hội hóa giáo dục nhằm phát triển trường trung học cơ sở ở huyện đông triều tỉnh quảng ninh (Trang 95)

8. Kết cấu của đề tài

3.2.6. Đẩy mạnh thực hiện xã hội hoá công tác giáo dục trong mỗi nhà

Mục tiêu của biện pháp:

Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý nhà trường, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục về chuyển đổi cơ chế hoạt động, cơ chế quản lý giáo dục nhằm giúp nhà trường thực hiện tốt chức năng phúc lợi giáo dục và chức năng dịch vụ xã hội về giáo dục.

Nội dung biện pháp:

Do sự chuyển đổi cơ chế kinh tế từ bao cấp sang kinh tế thị trường nên xuất hiện một số mâu thuẫn trong quản lý giáo dục, quản lý nhà trường đòi hỏi chủ thể quản lý phải giải quyết: Mâu thuẫn giữa nhu cầu nguồn nhân lực của xã hội với khả năng đáp ứng của nhà trường.

Muốn giải quyết tốt mâu thuẫn đó đòi hỏi nhà trường phải làm tốt công tác dự báo, kế hoạch hoá về nhu cầu nguồn nhân lực của địa phương, công tác phổ cập giáo dục ở địa phương.

Nghiên cứu nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của người học, nhu cầu chính đáng của các đối tác cung ứng phát triển nhà trường. Trên cơ sở đó có biện pháp tổ chức, chỉ đạo thực hiện công tác giáo dục, dạy học nhằm đáp ứng nhu cầu người học và nhu cầu của đối tác.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Vận dụng quy trình quản lý giáo dục nhà trường một cách hiệu quả, đảm bảo nguyên tắc hai chiều đó là lợi ích của nhà trường và lợi ích của cộng đồng trong phát triển giáo dục THCS.

Phát huy vai trò của Hội cha mẹ học sinh trong việc đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất nhà trường, trong quản lý giáo dục học sinh, tạo mối quan hệ gắn kết, cộng đồng trách nhiệm để phát triển giáo dục nhà trường.

Huy động tiềm lực của các tổ chức xã hội trên địa bàn tham gia đóng góp xây dựng và phát triển nhà trường THCS, huy động nguồn lực từ cán bộ giáo viên cả về vật chất và tinh thần.

Không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên, triển khai các hoạt động phong trào nhằm nâng cao chất lượng dạy và học thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện nhân cách học sinh.

Thường xuyên kiểm tra, giám sát chất lượng giáo dục, đổi mới cải tiến hoạt động quản lý, hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục dạy học của nhà trường.

Điều kiện thực hiện biện pháp:

Cán bộ quản lý phải có đủ năng lực để làm công tác quản lý trường học. Huy động được các nguồn lực nhằm tiến hành đổi mới thường xuyên để nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

Hiệu trưởng nhà trường phải giữ vai trò chủ đạo trong việc kết hợp giáo dục giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc chăm sóc và giáo dục học sinh.

Một phần của tài liệu tăng cường xã hội hóa giáo dục nhằm phát triển trường trung học cơ sở ở huyện đông triều tỉnh quảng ninh (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)