8. Kết cấu của đề tài
2.1.3. Vài nét về tình hình giáo dục của huyện
Huyện Đông Triều là một trong những huyện có nền giáo dục phát triển của tỉnh Quảng Ninh. Nhiều năm liền là đơn vị dẫn đầu và xếp thứ hạng cao trong các huyện Miền Tây của tỉnh. Trong 3 năm gần đây (2007- 2009) và hiện nay đang dẫn đầu toàn quốc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, giảng dạy và học tập. Tất cả các hệ thống trường học từ Mầm non, Tiểu học và THCS đều được nối mạng Internet cáp quang trực tuyến từ huyện xuống đến trường. Toàn huyện có 87 đơn vị trường học với gần 40.000 học sinh các cấp. Trong đó Mầm non: 30 trường, Tiểu học: 27 trường, THCS: 23 trường, THPT: 6 trường, Giáo dục thường xuyên: 01. Ngoài ra trên địa bàn huyện có Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh với gần 8.000 học sinh các hệ đào tạo.
Số trường đạt chuẩn quốc gia là 39 trường (Mầm non: 05 trường, Tiểu học: 23 trường, Trung học cơ sở: 11 trường). Trong đó có 03 trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia giai đoạn II trong năm 2010. Đội ngũ giáo viên thuộc huyện quản lý là 2.068 người. Trong đó Mầm non: 537, Tiểu học: 779, Trung học cơ sở: 773, quản lý và sự nghiệp thuộc phòng Giáo dục và Đào tạo: 19. 100% giáo viên các ngành học, bậc học đều đạt chuẩn theo quy định; Trong đó có trên 20% đạt trên chuẩn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Toàn huyện 100% số xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi vào năm 1995 và đạt phổ cập giáo dục Trung học cơ sở vào năm 2003. Hiện nay luôn được giữ vững và nâng cao chất lượng phổ cập.
2.2. Thực trạng công tác xã hội hoá giáo dục để phát triển trƣờng THCS của huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Trong 5 năm (2005-2009) hệ thống các trường Trung học cơ sở (THCS) giữ ở mức ổn định. Toàn huyện có 23 trường, 285 lớp, 9.560 học sinh (nguồn Phòng Giáo dục huyện Đông Triều).
+ Đội ngũ cán bộ công chức thuộc UBND huyện và Huyện Uỷ quản lý trực tiếp là 168 người, đội ngũ cán bộ, công chức của 21 xã, thị trấn là 417 người, ngoài ra còn trên 1.000 cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ bán chuyên trách của các cơ quan, phòng ban, các xã, thị trấn.
Cuộc thăm dò về công tác xã hội hoá giáo dục để phát triển Trung học cơ sở ở huyện Đông Triều được tiến hành trong tháng 3 và tháng 4 năm 2010 cùng với thực tế công tác quản lý trong ngành giáo dục gần 30 năm qua đã giúp cho người nghiên cứu vấn đề xã hội hoá để phát triển giáo dục THCS về nhận thức lý luận và thực tiễn.
Việc thăm dò được tiến hành thông qua các hình thức trao đổi, đặt câu hỏi trực tiếp, phát phiếu trưng cầu ý kiến với các đối tượng cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan, đơn vị, ban ngành của huyện, các xã, thị trấn (những người đang công tác chiếm 85%, còn 15% là những cán bộ, giáo viên, cha mẹ học sinh. Cán bộ, nhân viên một số doanh nghiệp, doanh nhân của địa phương và Trung ương đóng trên địa bàn).
Số phiếu phát ra 1.400 phiếu, số phiếu thu về 1.356 đạt 96,8%.
Số phiếu sử dụng được 1.238 phiếu, đạt 91,3%. Số phiếu không sử dụng được do trả lời sai hướng dẫn, do các câu trả lời trong cùng một phiếu phủ định nhau…là 114 phiếu = 8,7%. Kết hợp giữa điều tra bằng al két kết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
hợp với phỏng vấn, nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm, nghiên cứu hồ sơ quản lý chúng tôi thu được những kết quả như sau:
2.2.1 Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên nhà trường và chính quyền, đoàn thể, nhân dân địa phương về công tác xã hội hoá giáo chính quyền, đoàn thể, nhân dân địa phương về công tác xã hội hoá giáo dục Trung học cơ sở
Để tìm hiểu nhận thức của cán bộ, giáo viên, nhân dân và chính quyền địa phương về trách nhiệm thực hiện sự nghiệp phát triển giáo dục THCS trên địa bàn huyện, chúng tối sử dụng câu hỏi số 1 phần phụ lục và thu được kết quả ở bảng 2.1:
Bảng 2.1. Nhận thức của CB quản lý, GV, chính quyền, nhân dân về sự nghiệp giáo dục THCS
Ngƣời tham gia
Nội dung
Số lƣợng Tỷ lệ % Ghi chú
- Trường THCS là của cán bộ, giáo viên, các cấp chính quyền
76 6,14
- Ngành giáo dục 58 4,68
- Tổ chức chính quyền huyện, xã, tỉnh, Chính phủ
77 6,22
- Các tổ chức đoàn thể nhân dân 75 6,06
- Tất cả các phương án trên 952 76,9
Như vậy, đa số trả lời sự nghiệp giáo dục THCS là của ngành giáo dục, của cán bộ giáo viên, các cấp chính quyền , của các tổ chức đoàn thể từ xã đến Trung ương và của nhân dân với tỷ lệ chiếm 76,9%. Chỉ còn một bộ phận do nhận thức chưa đầy đủ, nên cá biệt hoá theo từng lĩnh vực chuyên ngành, đơn lẻ. Nhưng tỷ lệ không lớn, cơ bản đều dưới mức 7%. Đây là một vấn đề
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
rất thuận lợi để tiến hành XHHGD THCS trên địa bàn huyện. Tuy nhiên chính quyền địa phương vẫn cần phải quan tâm nhiều hơn nữa để các tổ chức, cá nhân đều có nhận thức đúng và đầy đủ về XHHGD.
Tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, chúng tôi khảo sát về nhận thức của cán bộ, giáo viên, chính quyền địa phương và nhân dân về mục tiêu của XHHGD THCS và thu được kết quả ở bảng 2.2:
Bảng 2.2. Nhận thức về mục tiêu của XHHGD
Ngƣời tham gia
Nội dung Số lƣợng Tỷ lệ %
- Phát huy được nguồn lực giáo dục THCS 42 3,39
- Để giáo dục học sinh ở mọi nơi 39 3,15
- Xây dựng và phát triển trường THCS 35 2,83 - Xây dựng môi trường giáo dục học sinh 49 3,96 - Đa dạng hoá các loại hình giáo dục 41 3,31 - Thể chế hoá chủ trương, đường lối, chính
sách xã hội hoá
32 2,58
- Xây dựng phong trào học tập trong nhân dân, huy động học sinh đến trường
28 2,26
Tạo cơ hội học tập cho mọi người 34 2,75
- Tất cả các phương án trên 938 75,77
Qua kết quả ở bảng 2.2 chúng tôi nhận thấy chỉ có 75,77% số người được khảo sát có nhận thức đúng về mục tiêu của công tác XHHGD THCS là để phát huy các nguồn lực xây dựng và phát triển giáo dục THCS, giáo dục học sinh ở mọi nơi, có điều kiện để xây dựng môi trường giáo dục, đồng thời cũng là nhằm thể chế hoá các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về xã hội hoá xây dựng phong trào học tập trong nhân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
dân, huy động học sinh đền trường và tạo cơ hội học tập cho mọi người. Thực trạng này thể hiện công tác XHHGD đã được tiến hành nhưng mục tiêu của XHHGD THCS lại chưa được đa số người dân và cán bộ nhận thức được một cách đầy đủ, đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới những khó khăn trong quá trình thực hiện XHHGD THCS. Kết quả thu được ở bảng 2 hoàn toàn phù hợp với những kết quả thu được ở bảng 1, từ kết quả nêu trên đặt ra cho chính quyền, phòng giáo dục trường THCS cần tăng cường công tác tuyên truyền để giúp người dân có nhận thức đúng về mục tiêu của XHHGD, trên cơ sở đó họ có tâm lý sẵn sàng tham gia phát triển giáo dục THCS.
2.2.2. Nội dung của công tác xã hội hoá giáo dục phát triển trường THCS trên địa bàn huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh trên địa bàn huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
2.2.2.1. Thực trạng xây dựng môi trường giáo dục thân thiện để phát triển trường THCS trên địa bàn huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Kết quả khảo sát được thể hiện qua bảng 2.3.
Câu hỏi trực tiếp đưa ra cho các đối tượng cán bộ, công chức, viên chức ở tất cả 21 xã, thị trấn trong huyện và một số đối tượng khác trong và ngoài ngành giáo dục thông qua phiếu thăm dò, kết quả cho thấy đại đa số cán bộ, giáo viên và người dân đều đánh giá về việc làm của chính quyền địa phương và nhà trường trong thực hiện nội dung XHHGD để phát triển trường THCS với nhận xét đánh giá tương đối đồng thuận đó là chính quyền địa phương đã đồng thời tiến hành các giải pháp: Nâng cao nhận thức của cán bộ, nhân dân về trách nhiệm giáo dục trẻ em. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến chủ trương, đường lối, chính sách xã hội hoá giáo dục THCS, động viên khuyến khích nhân dân, tổ chức xã hội tham gia phát triển giáo dục THCS, đồng thời phải thống nhất, xây dựng các lực lượng để triển khai nội dung, chương trình
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
xã hội hoá giáo dục THCS trên địa bàn và tổ chức thực hiện. Từ kết quả trên cho thấy chính quyền địa phương đã phối hợp với ngành Giáo dục thực hiện tốt nội dung xây dựng môi trường giáo dục thân thiện giữa nhà trường, gia đình và xã hội thông qua một số những việc làm cụ thể nhằm tạo môi trường thống nhất, đồng thuận trong sự nghiệp XHHGD THCS trên địa bàn.
Bảng 2.3: Thực trạng xây dựng môi trƣờng giáo dục ở trƣờng THCS trên địa bàn huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Ngƣời tham gia
Nội dung Số lƣợng Tỷ lệ %
- Nâng cao nhận thức của cán bộ, nhân dân về trách nhiệm giáo dục trẻ em
998 80,61
- Tuyên truyền phổ biến chủ trương, đường lối, chính sách xã hội hoá giáo dục THCS
1.120 90,47
Động viên, khuyến khích nhân dân, tổ chức xã hội tham gia phát triển giáo dục THCS
1.216 98,22
Thống nhất các lực lượng để triển khai nội dung, chương trình xã hội hoá THCS
1.223 98,78
- Các biện pháp khác 634 51,21
2.2.2.3. Thực trạng đa dạng hoá loại hình trường THCS và hình thức giáo dục THCS trên địa bàn huyện Đông Triều- tỉnh Quảng Ninh
Để tìm hiểu sâu hơn về nội dung thực hiện XHHGD mà chính quyền địa phương và Phòng Giáo dục đã tiến hành, chúng tôi tiến hành khảo sát mô hình giáo dục THCS ở huyện Đông Triều tỉnh Quảng Ninh và thu được kết quả ở bảng 2.4.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 2.4. Mô hình giáo dục THCS ở huyện Đông Triều
Ngƣời tham gia
Nội dung Số lƣợng Tỷ lệ %
Trường THCS công lập 23 92%
Trường THCS ngoài công lập 2 8%
Giáo dục thường xuyên ở trình độ THCS tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên
0 0%
Khảo sát mô hình trường THCS hiện đang tồn tại trên địa bàn của huyện chúng tối thấy tỷ lệ trường THCS công lập chiếm tỷ lệ cao 92% chỉ có 2/25 trường chiếm tỷ lệ 8% trường ngoài công lập, như vậy mô hình phát triển trường THCS trên địa bàn về số lượng là phát triển tuy nhiên vẫn dựa vào Nhà nước là chủ yếu, điều này hoàn toàn đúng so với thực tế vì chúng ta đang thực hiện chủ trương phổ cập giáo dục THCS và huyện Đông Triều là một huyện đã hoàn thành phổ cập giáo dục THCS trên địa bàn, thông qua thực hiện phổ cập giáo dục THCS huyện đã được thừa hưởng các chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước để phát triển hệ thống trường THCS. Mặt khác tư duy ăn sâu trong tiểm thức của mỗi người về quan niệm trường công và trường tư cũng làm cản trở cho việc phát triển hệ thống trường tư ở huyện Đông Triều nói riêng và ở các tỉnh thành nói chung. Bên cạnh đó cơ chế xin cho cũng là một trong những nguyên nhân làm hạn chế việc phát triển của hệ thống giáo dục ngoài công lập ở nước ta nói chung và trên địa bàn huyện Đông Triều nói riêng. Vì vậy đòi hỏi Chính phủ, Bộ Giáo dục - Đào tạo cần phải có một khung pháp chế, có sự hỗ trợ, khuyến khích cho việc chuyển hoá trường Công lập thành trường dân lập, phát triển hệ thống trường dân lập và tư thục trên các địa bàn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
* Tình hình học sinh THCS bỏ học
Câu hỏi thăm dò đặt ra cho các trường THCS trên địa bàn về tình trạng học sinh bỏ học. Sau khi tổng hợp, các ý kiến đều cho rằng huyện Đông Triều đã đạt phổ cập giáo dục THCS vững chắc, nên thỉnh thoảng mới có học sinh bỏ học và thường tập trung vào các trường miền núi, điều kiện kinh tế khó khăn…Tỷ lệ học sinh bỏ học và lưu bandưới 1%.
Tìm hiểu sâu về vấn đề trên, chúng tôi khảo sát để tìm hiểu nguyên nhân dãn tới tình trạng học sinh bỏ học và thu được kết quả như ở bảng 2.5.
Bảng 2.5. Tìm hiều nguyên nhân học sinh THCS bỏ học?
Ngƣời tham gia Nội dung
Số lƣợng Tỷ lệ %
Chính quyền địa phương thiếu quan tâm 58 4,68 Giáo viên và cơ sở giáo dục chưa tận
tình giúp đỡ
85 6,87
Cha mẹ, gia đình học sinh gặp khó khăn về kinh tế
318 25,69
Cha mẹ, gia đình học sinh cho rằng không cần thiết phải học
240 19,39
Vì học sinh lực học kém, chán học, muốn bỏ học
537 43,38
Qua kết quả khảo sát ở bảng 2.5 theo đánh giá của cán bộ, giáo viên, chính quyền địa phương và nhân dân cho thấy nguyên nhân cơ bản dẫn đến học sinh bỏ học và lưu ban là năng lực học tập và ý thức học tập của học sinh chiếm tỷ lệ 43,38%. Bên cạnh đó còn có nguyên nhân do nhận thức của gia đình về vấn đề học tập của con trẻ, về hoàn cảnh kinh tế của gia đình không thuận lới. Chỉ có 4,68 % ý kiến cho rằng do chính quyền địa phương thiếu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
quan tâm và 6,87 % ý kiến cho rằng giáo viên và cơ sở giáo dục chưa tận tình với học sinh. Điều này khảng định chính quyền địa phương và nhà trường đã làm tốt công tác tuyên truyền về XHHGD trên địa bàn.
2.2.2.4. Thực trạng huy động nguồn lực để mở rộng quy mô, khắc phục yếu kém, nâng cấp cơ sở vật chất nhà trường trên địa bàn huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Trong 5 năm gầy đây (2005- 2009) quy mô trường lớp và cơ sở vật chất Trường THCS thường xuyên được nâng cấp. Chủ trương kiên cố hoá, cao tầng hoá trường lớp được triển khai thực hiện tốt. Hiện 23 trường THCS đã được kiên cố hoá, cao tầng hoá, trong đó có 12 trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn I. Nhưng nguồn lực đầu tư chủ yếu từ nguồn ngân sách Nhà nước, huy động xã hội hoá còn nhiều hạn chế. Chính quyền địa phương và Phòng Giáo dục chưa huy động được nguồn lực từ xã hội để phát triển trường THCS trên địa bàn, vì vậy mà việc nâng cấp cơ sở vật chất trường học còn nhiều hạn chế và bất cập ở một số trường, còn tình trạng trường lớp nghèo nàn về cơ sở vật chất và xuống cấp hay chưa được nâng cấp. Kết quả khảo sát thể hiện qua bảng 2.6.
Bảng 2.6. Quy mô trƣờng lớp và cơ sở vật chất Trƣờng THCS
Ngƣời tham gia
Nội dung Số lƣợng Tỷ lệ %
Thường xuyên được nâng cấp 1.025 82,79
Không thay đổi 152 12,28
Nghèo nàn đi vì xuống cấp 61 4,93
Qua kết quả ở bảng 2.6 cho thấy chỉ có 82,79% đánh giá là trường học được nâng cấp thường xuyên nhưng nguồn kinh phí lại chủ yếu do nhà nước cấp, có 12,28% ý kiến đánh giá trường học không thay đổi gì và đặc biệt là có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
4,93% ý kiến đánh là một số trường bị xuống cấp. Tìm hiểu sâu về thực trạng, chúng tôi tiến hành khảo sát về các nguồn lực được huy động nhằm phát triển trường THCS và thu được kết quả ở bảng 2.7. Qua kết quả ở bảng 2.7, chúng