8. Kết cấu của đề tài
2.3.2. Xã hội hoá trong công tác tuyên truyền giáo dụcTHCS
UBND huyện đã chỉ đạo các phòng ban chuyên môn, UBND các xã, thị trấn tích cực triển khai công tác tuyên truyền tập trung vào phổ biến Nghị quyết 90/1997/NQ-CP ngày 21/8/1997 và Nghị quyết 05/2005/NQ-CP của Chính phủ. Quyết định số 3334/2006/QĐ-UBND và chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 05/CP của UBND tỉnh Quảng Ninh về xã hội hoá trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá- TDTT. Chỉ đạo xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai cuộc vận động xã hội hoá giáo dục thực hiện Nghị quyết của Huyện uỷ về kiên cố hoá trường học, xây dựng trường chuẩn Quốc gia.
Công tác tuyên truyền đã có hiệu quả thiết thực, các cấp, các ngành, các địa phương từ huyện đến cơ sở đã có bước xoay chuyển về nhận thức, tích cực đóng góp công sức, trí tuệ cho sự phát triển của giáo dục. Việc tuyên truyền được triển khai đồng bộ, lồng ghép trong các Hội nghị sơ, tổng kết, chuyên đề, giao ban và thông qua các tổ chức hội của huyện gắn với phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá khu dân cư.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Nội dung tuyên truyền tập trung vào mục đích, ý nghĩa các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước và phát triển giáo dục về chủ trương xã hội hoá giáo dục, về đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển… Công tác tuyên truyền làm chuyển biến rõ về nhận thức của cấp uỷ, chính quyền, nhân dân, các lực lượng xã hội, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn. Từ đó tạo điều kiện cho việc huy động các lực lượng xã hội tham gia vào hoạt động giáo dục. Nhờ đó mà các chủ trương kiên cố hoá, cao tầng hoá, phổ cập giáo dục THCS đã thực sự đi vào cuộc sống của nhân dân.