Xã hội hoá trong huy động nguồn lực đầu tư

Một phần của tài liệu tăng cường xã hội hóa giáo dục nhằm phát triển trường trung học cơ sở ở huyện đông triều tỉnh quảng ninh (Trang 70)

8. Kết cấu của đề tài

2.3.3.Xã hội hoá trong huy động nguồn lực đầu tư

Với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, thực hiện tư tưởng chỉ đạo của Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải về công tác xã hội hoá giáo dục là thực hiện xã hội hoá giáo dục phải tăng cường quản lý, đầu tư của Nhà nước cùng với huy động mọi nguồn lực của nhân dân, hơn 4 năm qua, kết quả huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học nói chung là rất lớn. Từ công lập, dân lập, tư thục đến THCS, THPT, giáo dục thường xuyên với hàng trăm tỷ đồng cho việc sửa chữa nâng cấp phòng học và mua sắm trang thiết bị dạy học, tạo cảnh quan môi trường sư phạm khang trang xanh, sạch, đẹp.

Đối với THCS đã huy động các nguồn lực với đầu tư từ chương trình mục tiêu, ngân sách Nhà nước huyện và tỉnh, sự đóng góp của nhân dân, của các tổ chức kinh tế - xã hội, đã xây mới, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp trong 4 năm được 376 phòng với tổng kinh phí gần 90 tỷ đồng. Trong đó nguồn huy động xã hội hoá từ các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội như Công ty Than Mạo Khê, Hội học sinh miền Nam trên đất Bắc, Công ty Phú Mỹ Hưng... trên 20 tỷ đồng. Đặc biệt các trường đã phát huy được vai trò của các lực lượng xã hội trên địa bàn, Hội cha mẹ học sinh, huy động đóng góp đầu tư cơ sở vật chất trường học hàng chục tỷ đồng trong việc xây dựng môi trường sư phạm, trang trí lớp học, xây dựng khu giáo dục thể chất...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đối với hệ thống các trường THPT, thực hiện chủ trương đa dạng hoá các loại hình đào tạo, đã thành lập 2 trường THCS và PTTH theo cơ chế dân lập trên địa bàn. Trong đó tuyển sinh thực hiện từ lớp 6 đến lớp 12. Trên địa bàn có 6 trường THPT, được kiên cố hoá, cao tầng hoá đảm bảo đủ tiêu chuẩn về cơ sở vật chất cho dạy và học. Trong 5 năm qua, đã huy động đầu tư giáo dục 30 tỷ đồng, trong đó nguồn xã hội hoá trên 20 tỷ đồng.

Ngoài việc huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng, mua sắm trang thiết bị, nhà trường THCS đã chủ động tranh thủ các lực lượng xã hội chăm lo đến đội ngũ giáo viên, học sinh, đặc biệt là khuyến khích học sinh tài năng, học sinh giỏi, giúp đỡ hỗ trợ những học sinh nghèo vượt khó. Các bậc phụ huynh tự nguyện đứng ra chăm lo, đóng góp các khoản phục vụ cho hoạt động của nhà trường như: Đóng tiền điện phục vụ lớp học, tiền vệ sinh, nước uống, bảo vệ...đã góp phần tích cực cho việc nâng cao chất lượng dạy và học.

Đối với các địa phương, đã tự nguyện đứng ra huy động các nguồn lực để xây dựng quỹ khuyến học- khuyến tài theo dòng họ, theo địa phương xã, thị trấn, cơ quan.

Hàng năm, UBND huyện đã giao cho phòng Tài chính - Kế hoạch bố trí nguồn ngân sách để đầu tư, xây dựng, nâng cấp, xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia. Mặt khác, UBND huyện đã giao các khoản chi trên ngân sách hàng năm cho tất cả các trường THCS trên địa bàn để tự cân đối, chủ động trong lĩnh vực tài chính, phát huy vai trò làm chủ của cơ sở trong quản lý điều hành.

Một phần của tài liệu tăng cường xã hội hóa giáo dục nhằm phát triển trường trung học cơ sở ở huyện đông triều tỉnh quảng ninh (Trang 70)