Các hình thức thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục bậc học THCS

Một phần của tài liệu tăng cường xã hội hóa giáo dục nhằm phát triển trường trung học cơ sở ở huyện đông triều tỉnh quảng ninh (Trang 40)

8. Kết cấu của đề tài

1.3.4.Các hình thức thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục bậc học THCS

1.3.4.1. Đa dạng hoá hình thức giáo dục THCS

Với đặc điểm kinh tế, văn hoá xã hội của nước ta trong thời điểm hiện tại thì vấn đề chính quy hoá giáo dục THCS bằng ngân sách Nhà nước là vấn đề vô cùng khó khăn, bởi như vậy sẽ tạo áp lực cho Nhà nước và không mở rộng cơ hội đến trường cho những người ở các vùng khó khăn. Vì vậy Đảng và Nhà nước ta đã đề ra chiến lược phát triển giáo dục phổ thông nói chung và giáo dục THCS nói riêng bằng cách thực hiện đa dạng hoá các loại hình trường nhưng vấn giữ vững vai trò nòng cốt của trường công lập, mở rộng phạm vị hệ thống trường lớp và các cơ sở giáo dục, nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục học sinh. Với quan điểm chỉ đạo trên hệ thống các trường THCS sẽ bao gồm các loại hình trường sau đây:

- Cơ sở giáo dục công lập được Nhà nước đầu tư ngân sách. - Cơ sở giáo dục ngoài công lập gồm:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Cơ sở giáo dục dân lập: các trường do tổ chức xã hội, tổ chức Xã hội - Nghề nghiệp, tổ chức kinh tế được phép thành lập, đầu tư bằng vốn ngoài ngân sách Nhà nước cấp.

+ Cơ sở giáo dục tư thục: Do các cá nhân hoặc nhóm cá nhân thành lập, đầu tư xây dựng và phát triển.

Với sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước là huy động mọi nguồn lực để phát triển giáo dục THCS, đa dạng hoá các loại hình trường, khuyến khích mở các trường ngoài công lập, đầu tư nâng cấp các trung tâm giáo dục thường xuyên, động viên khuyến khích trẻ em và những người chưa qua THCS đến trường, khuyến khích các trường công lập huy động nguồn lực từ các lực lượng xã hội để xây dựng và phát triển nhà trường như mời các chuyên gia giỏi tham gia giảng dạy, giáo dục học sinh, khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất của nhà trường, tham gia quản lý và đánh giá kết quả giáo dục của nhà trường.

1.3.4.2. Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện

Kết hợp chặt chẽ giữa Nhà trường, chính quyền địa phương và các lực lượng xã hội để xây dựng môi trường giáo dục thân thiện. Nhà trường gần với xã hội, học sinh tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội, xã hội chung tay góp sức cùng nhà trường để giáo dục học sinh, tạo dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thống nhất đồng thuận cùng giúp đỡ học sinh hoàn thiện, phát triển nhân cách theo yêu cầu của xã hội. Coi sự nghiệp giáo dục không chỉ của nhà trường mà là của toàn xã hội. Quan hệ giữa nhà trường và xã hội là quan hệ thân thiện, tạo dựng cảnh quan nhà trường gần với thiên nhiên môi trường xã hội, xây dựng văn hoá nhà trường lành mạnh, tích cực, sáng tạo trong mọi hoạt động, nhà trường luôn luôn đáp ứng yêu cầu xã hội về chất lượng giáo dục, về sản phẩm đào tạo, xã hội hài lòng về nhà trường và tự nguyện đóng góp xây dựng nhà trường. Muốn làm được điều đó đòi hỏi nhà

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trường phái luôn luôn giữ vai trò chủ đạo trong việc kết hợp các lực lượng giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Tức là nhà trường phải là người chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp, là người đề xuất nội dung, phương pháp và hình thức kết hợp. Bên cạnh đó gia đình và xã hội phải luôn luôn có nhận thức đúng về vai trò trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc giáo dục thế hệ trẻ, coi sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ không phải của riêng nhà trường. Gia đình học sinh cần quan tâm xây dựng môi trường gia đình lành mạnh, yên ấm và hạnh phúc, cha mẹ đồng thuận, bình đẳng trong việc quan tâm chăm sóc, giáo dục con trẻ. Bố mẹ chủ động liên lạc thường xuyên với nhà trường để trao đổi thông tin và thống nhất biện pháp giáo dục trẻ em. Gia đình phải sẵn sàng chia sẻ về kinh nghiệm về tài chính, cơ sở vật chất cùng với nhà trường để chăm sóc giáo dục trẻ em. Các lực lượng xã hội: Chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể, các cơ sở kinh doanh, cá nhân cần phải nhận thức rõ về vai trò trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc chăm sóc giáo dục thế hệ trẻ, trong việc xây dựng và bảo vệ môi trường giáo dục an toàn để trẻ em phát triển tốt nhất. Sẵn sàng đóng góp về nhân lực, vật lực, tài lực để xây dựng môi trường giáo dục thống nhất với gia đình, nhà trường nhằm giáo dục trẻ em: Phát triển môi trường văn hoá xã hội lành mạnh, đẩy mạnh phát triển kinh tế địa phương, tạo điều kiện cho giáo dục phát triển, giáo dục truyền thông lành mạnh, tích cực, tạo động lực cho thế hệ trẻ đấu tranh chống lại những thói hư tật xấu trong xã hội, phối hợp với nhà trường để quản lý và tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ em vv...

1.3.4.3. Dân chủ hoá quá trình tổ chức và quản lý giáo dục THCS

Đây là một hình thức xã hội hoá nhằm biến giáo dục là một đơn vị mang tính hành chính thành một thiết chế giáo dục của dân, do dân và vì dân. Mở rộng phạm vi ảnh hưởng của giáo dục đối với xã hội và thu hút sự quan tâm của toàn xã hội đối với giáo dục.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Dân chủ hoá quá trình giáo dục trung học cơ sở nhằm thực hiện quyền được học, được thừa hưởng nền giáo dục ở cấp THCS cho tất cả mọi người, hình thành cho thế hệ trẻ và người dân tính tự chủ, khả năng tự học tập, tự rèn luyện, đồng thời thực hiện sự công bằng trong giáo dục, xây dựng xã hội học tập phát triển. Đa dạng hoá các phương thức giáo dục, tạo cơ hội học tập cho mọi người nhằm đảm bảo ai cũng được học hành. Nhà trường và cơ sở giáo dục phải luôn luôn tôn trọng nhu cầu và lợi ích của người học, cũng như các nhà đầu tư hay tuyển dụng sản phẩm giáo dục của nhà trường.

Dân chủ hoá trong quản lý nhà trường THCS là tạo cơ hội cho tất cả mọi người đều có cơ hội tham gia quản lý và giải quyết mọi vấn đề của nhà trường, thực hiện công khai, minh bạch trong quản lý tài chính và chất lượng giáo dục. Tạo điều kiện để mọi thành viên có thể tham gia kiểm tra, tự kiểm tra, đánh giá. Dân chủ hoá nhà trường đòi hỏi nhà trường cần phát huy vai trò tự chủ trong quản lý, tự chủ trong việc huy động nguồn lực tham gia để phát triển nhà trườngđồng thời phải xây dựng được môi trường giáo dục tự quản, tinh thần và ý thức tự quản của cán bộ, giáo viên và học sinh, nhằm biến chủ trương của nhà trường thành chương trình hành động tự giác của giáo viên và học sinh. Biến kế hoạch hoạt động của nhà trường thành nhu cầu hành động của mỗi cá nhân cán bộ, giáo viên và học sinh. Dân chủ hoá giáo dục THCS, đòi hỏi các nhà quản lý phải quán triệt nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức, quản lý nhà trường, tránh quan liêu, độc đoán chuyên quyền hay dân chủ hình thức, giả mạo.

Một phần của tài liệu tăng cường xã hội hóa giáo dục nhằm phát triển trường trung học cơ sở ở huyện đông triều tỉnh quảng ninh (Trang 40)