Phát triển làng nghề truyền thống phải phù hợp với điều kiện hội nhập kinh tế

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề truyền thống ở tỉnh Bắc Ninh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (2) (Trang 68)

hội nhập kinh tế quốc tế

Việc phát triển các làng nghề truyền thống ở Bắc Ninh hiện nay cần được đặt trong bối cảnh nền kinh tế cả nước đang chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Điều đó có nghĩa là các sản phẩm thủ công mỹ nghệ tới đây phải thực sự hướng về xuất khẩu và phải có khả năng cạnh tranh mạnh. Hội nhập kinh tế quốc tế đặt sản xuất của làng nghề truyền thống Bắc Ninh trước khó khăn là phát triển làng nghề phải xuất phát từ nhu cầu thị trường, sản phẩm của làng nghề phải có sức cạnh tranh với sản phẩm cùng loại được sản xuất trong nước và sản phẩm nhập khẩu của nước ngoài.. Vậy để có thể đứng vững và phát triển đòi hỏi các cơ sở sản xuất kinh doanh trong làng nghề truyền thống của Bắc Ninh phải có những hướng đi đúng để phát triển và hội nhập thành công.

Các cơ sở sản xuất kinh doanh ở làng nghề truyền thống là những đơn vị sản xuất hàng hoá độc lập, tự chịu trách nhiệm, buộc phải cạnh tranh với các cơ sở khác, cạnh tranh với các sản phẩm công nghiệp đô thị và hàng nhập khẩu, nhằm tối đa hoá lợi nhuận. Muốn vậy các cơ sở sản xuất ở làng nghề truyền thống phải sản xuất ra các sản phẩm thị trường cần, được thị trường chấp nhận. Sản phẩm sản xuất ra có chi phí hợp lý, thường xuyên được cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng mới đáp ứng kịp thời thị hiếu

người tiêu dùng. Người sản xuất hàng hoá phải được tự chủ trong sản xuất kinh doanh, sản xuất cái gì và sản xuất như thế nào để có hiệu quả kinh tế cao nhất. Việc tính toán, xác định hiệu quả kinh tế của các sản phẩm ngành nghề, làng nghề truyền thống phải thông qua thị trường, không chỉ giới hạn trong thị trường tại địa phương, mà phải mở rộng ra thị trường cả tỉnh, cả nước và nước ngoài. Vì vậy, các làng nghề phải biết tận dụng tốt nhất lợi thế của địa phương, đồng thời biết khai thác, tranh thủ các nguồn lực của Trung ương, của các tỉnh bạn, của đầu tư nước ngoài để sản xuất ra những sản phẩm có thế mạnh và được thị trường chấp nhận. Đồng thời, làng nghề truyền thống Bắc Ninh phải dựa vào lợi thế của mình để thu hút công nghệ cao từ bên ngoài một cách có hiệu quả, tích cực tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế. Có như vậy, các sản phẩm của làng nghề mới mở rộng thị trường ra toàn quốc và ra nước ngoài.

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề truyền thống ở tỉnh Bắc Ninh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (2) (Trang 68)